“Tôi nghi ngờ con số này!"

Phạm Dung |

Theo Tổng cục thống kê và số liệu từ VCCI, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP rất khiêm tốn, con số cao nhất từng đạt là 10,5% và 10,2% (các năm 2008 và năm 2009) và từ đó cho tới nay, chưa có năm nào chạm lại đỉnh trên.

"Đóng góp của kinh tế tư nhân phải là 30-40% chứ không chỉ dừng lại ở 9%" 

Tại Tọa đàm “Phát triển kinh tế tư nhân: Rào cản và Giải pháp” hôm nay ngày 5.10, TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng đóng góp của kinh tế tư nhân là rất lớn chứ không như những số liệu khiêm tốn vẫn hay được nhắc đến như trên.

TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ quan điểm: “Tôi hoàn toàn nghi ngờ về con số này, tôi cho rằng con số này thực tế lớn hơn”.

 
TS Nguyễn Đình Cung phát biểu tại hội thảo 

Ông Cung cho rằng, con số này phải là 30-40% chứ không chỉ dừng lại 9-10% như con số thống kê đưa ra.

"Trong khi tại khu vực kinh tế tư nhân, các con số doanh thu, lợi nhuận đều cao, nhưng đóng góp GDP lại thấp là một điều bất thường, không chính xác.

Những con số thống kê góp phần thay đổi các nhận định chính trị, vì những nhận định đó nếu không đúng thì lại là các rào cản căn bản đối với phát triển đất nước nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng. Nên tôi cho rằng, chúng ta phải đánh giá lại những con số thống kê này", ông Cung nói.

TS Nguyễn Đình Cung cũng đặt câu hỏi: Sự đóng góp của GDP của khu vực này đã có sự tăng trưởng, nhưng khu vực này vẫn nhỏ so với nền kinh tế thị trường. Vấn đề là tại sao?

Từ năm 1991, Luật Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại KTTN ở Việt Nam, đến giờ mới xuất hiện 4 tỷ phú, con số này vẫn rất nhỏ so với thế giới, và chưa có doanh nghiệp nào ngấp nghé ở top các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Doanh nghiệp tư nhân “không muốn lớn”

Cũng theo TS Cung, môi trường kinh doanh của chúng ta có nhiều rủi ro. Đáng lý ra, doanh nghiệp chỉ phải chịu rủi ro thương trường, còn doanh nghiệp tư nhân Việt phải chịu thêm rủi ro pháp lý.

Điều này xuất phát từ hệ thống pháp luật không cụ thể, không rõ ràng, không minh bạch, không hiệu lực, không hiệu quả... Doanh nghiệp không thể tính toán được lâu dài, cách tốt nhất là họ làm nhỏ và vừa, không chính thức. Và càng không chính thức ở Việt Nam, thì doanh nghiệp càng gặp rủi ro.

“Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đang không thể “lớn” và “không muốn lớn. Bởi với một doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt, họ cần nguồn lực để phát triển, nguồn lực đó không thể đến từ vốn gia đình, bạn bè hay vốn của mình.

Cũng tại tọa đàm, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, sau hơn 3 thập niên, kinh tế tư nhân Việt Nam đã có sự phát triển đáng khích lệ, nhưng thẳng thắn nhìn nhận thì vẫn còn nhiều hạn chế, và nếu so với các nước trong khu vực thì vẫn chưa có nhiều đột phá.

 
 TS. Nguyễn Đức Kiên

Bên cạnh yếu tố quản lý nhà nước, có nguyên nhân quan trọng là bản thân nhiều DN Việt chưa đáp ứng được 5 yếu tố quyết định của DN, bao gồm chiến lược kinh doanh, quản trị DN, ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý lao động, và đào tạo nguồn nhân lực.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 2018 tăng trưởng cao nhưng sẽ chậm dần: Mục tiêu tăng trưởng 6,6 - 6,8% năm 2019 là thách thức

KHÁNH VŨ - LAN HƯƠNG |

Đánh giá kinh tế năm 2018 và dự kiến kế hoạch tăng trưởng 2019, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, vẫn còn nhiều “nút thắt” cần tháo gỡ.

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương kiến nghị Chính phủ đặt yêu cầu cao với siêu Ủy ban

Đức Thành |

Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thoái vốn hoặc CPH chậm chạp là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Không những thế, DNNN có tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng giữa doanh thu và tài sản, để tạo ra 1 đồng giá trị gia tăng, DNNN đang phải sử dụng nhiều vốn hơn DN FDI và DNTN trong nước.

Việt Nam liệu có rơi vào khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm?

lan hương |

Mới đây, các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu BIDV vừa ra một báo cáo khẳng định, Việt Nam khó có khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2018 - 2019 theo chu kỳ 10 năm của đợt khủng hoảng trước.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Kinh tế 2018 tăng trưởng cao nhưng sẽ chậm dần: Mục tiêu tăng trưởng 6,6 - 6,8% năm 2019 là thách thức

KHÁNH VŨ - LAN HƯƠNG |

Đánh giá kinh tế năm 2018 và dự kiến kế hoạch tăng trưởng 2019, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, vẫn còn nhiều “nút thắt” cần tháo gỡ.

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương kiến nghị Chính phủ đặt yêu cầu cao với siêu Ủy ban

Đức Thành |

Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thoái vốn hoặc CPH chậm chạp là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Không những thế, DNNN có tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng giữa doanh thu và tài sản, để tạo ra 1 đồng giá trị gia tăng, DNNN đang phải sử dụng nhiều vốn hơn DN FDI và DNTN trong nước.

Việt Nam liệu có rơi vào khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm?

lan hương |

Mới đây, các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu BIDV vừa ra một báo cáo khẳng định, Việt Nam khó có khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2018 - 2019 theo chu kỳ 10 năm của đợt khủng hoảng trước.