Thị trường vốn xanh khổng lồ nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng tốt

Đức Mạnh |

Nhu cầu nguồn vốn phục vụ tăng trưởng xanh của Việt Nam khá lớn, đặc biệt là các lĩnh vực hạ tầng giao thông, chuyển dịch năng lượng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng tốt, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Dư địa còn rất lớn

Thị trường vốn xanh tại Việt Nam đang được hình thành với sự manh nha của thị trường vốn nợ bền vững, thực hiện những sáng kiến trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, môi trường và xã hội đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường cổ phiếu và hình thành thị trường tín chỉ carbon. Trong giai đoạn 2017 - 2022, dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam đạt hơn 22%/năm. Tuy nhiên quy mô vẫn ở mức tương đối nhỏ so với dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Tính đến hết năm 2022, dư nợ xanh đạt khoảng 500.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Trong khi đó, theo ước tính của các tổ chức quốc tế, nhu cầu nguồn vốn phục vụ tăng trưởng xanh của Việt Nam là khá lớn, đặc biệt là các lĩnh vực hạ tầng giao thông, chuyển dịch năng lượng. Việt Nam đang trở thành thị trường được quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế. Tính riêng trong 2 năm 2021 và 2022 đã có hơn 7 tỉ USD nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam, phần lớn dành cấp cho các dự án xanh nhằm giảm thiểu tác hại với môi trường và hạn chế phát thải.

Các ngân hàng thương mại toàn cầu đã kinh doanh tại Việt Nam như: Standard Chartered, HSBC, Citibank... cũng cam kết tài trợ và thu xếp vốn trực tiếp hoặc gián tiếp cho các dự án bền vững tại nước ta Standard Chartered cam kết tài trợ 8,5 tỉ USD; HSBC 12 tỉ USD tới năm 2030...).

Ông Vũ Chí Công - Giám đốc, Trưởng bộ phận ESG, Tập đoàn Vinacapital - cho rằng, nguồn vốn xanh hiện nay khá dồi dào nhưng doanh nghiệp chưa tận dụng tốt. Vấn đề ở chỗ doanh nghiệp chưa cung cấp được nguồn thông tin, dữ liệu của mình về phát triển bền vững như công khai thông tin trên sản phẩm nhãn mác về nguồn nguyên liệu. Khi các quỹ đầu tư tiếp cận, họ không có căn cứ để biết doanh nghiệp hoạt động có phù hợp với các tiêu chí đầu tư xanh hay không?

Doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể tiếp cận nguồn vốn xanh

Theo bà Đặng Thị Hồng Hạnh - Giám đốc điều hành CTCP Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC) - để hướng tới Net Zero, vấn đề quan trọng nhất là nhận thức của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với lãnh đạo doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế - cũng nhấn mạnh doanh nghiệp hiện nay chưa nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ vì tác động của rủi ro môi trường xã hội tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn tới ngân hàng gặp khó khăn trong công tác quản lý rủi ro môi trường xã hội sau cho vay. Ngoài ra, các tín dụng xanh đem lại hiệu quả cả về kinh tế và xã hội trong trung dài hạn, nhưng các doanh nghiệp phải chịu thêm nhiều chi phí trong việc đầu tư công nghệ thích kín tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường, kinh phí xử lý chất thải.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp có được sa thải nhân viên đang bị tạm giam không?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email thanhthaoxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Bạn tôi đã bị bắt tạm giam. Xin hỏi, doanh nghiệp có được sa thải nhân viên đang bị tạm giam không?

Ngưng thi hành một số quy định Thông tư 06 giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn

Tuyết Lan |

Ngưng thi hành một số nội dung của Thông tư 06 đã kịp thời hỗ trợ ngành bất động sản trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, về trung hạn và dài hạn cần xem xét để có quy định, lộ trình phù hợp tránh rủi ro về tín dụng.

"Sức khoẻ" tài chính của loạt doanh nghiệp mà Bộ Công Thương muốn chuyển giao

Cường Ngô |

VEAM, Habeco và 9 doanh nghiệp được Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ bàn giao đồng thời và nguyên trạng về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đến năm 2025. Trong đó, hiện còn ba đơn vị chưa quyết toán khi chuyển sang công ty cổ phần, gồm Tổng Công ty Thép (VNSteel), Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) và Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE).

Vụ 3 cháu bé tử vong tại hồ trữ nước tự phát: Gia đình nghèo, bố mẹ bận đi làm

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Theo chính quyền địa phương, hoàn cảnh gia đình của 3 cháu tử vong tại hồ trữ nước đều rất khó khăn, bố mẹ bận đi làm nương rẫy nên để các cháu nhỏ đi chăn trâu.

Thêm nhiều người dân bị Công an "rởm" lừa đảo bằng Deepfake

Vân Trường |

Bắc Giang - Dù đã có nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng vẫn có không ít người sập bẫy của các đối tượng.

Đứt đường dây điện vượt biển, đảo Cát Bà Hải Phòng mất điện trong 2 ngày

Hà Vi |

Hải Phòng - Sáng 27.8, đại diện Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng cho biết, do sự cố đứt đường dây điện vượt biển, toàn đảo Cát Bà (huyện Cát Hải) mất điện từ chiều 26.8. Dự kiến đến đến chiều 28.8 điện sẽ được cung cấp trở lại.

Cựu Vụ phó giúp sức tích cực Việt Á chiếm đoạt đề tài Nhà nước ra sao?

Việt Dũng |

Từ việc Công ty Việt Á đặt chân vào Đề tài nghiên cứu test xét nghiệm đến khi doanh nghiệp này chiếm đoạt, sản xuất bán ra thị trường, đều có dấu ấn của bị can Trịnh Thanh Hùng - cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam vô địch với nhiều cầu thủ trẻ tuổi hơn các đối thủ

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn bày tỏ sự hạnh phúc sau khi cùng U23 Việt Nam giành chức vô địch U23 Đông Nam Á 2023.

Doanh nghiệp có được sa thải nhân viên đang bị tạm giam không?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email thanhthaoxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Bạn tôi đã bị bắt tạm giam. Xin hỏi, doanh nghiệp có được sa thải nhân viên đang bị tạm giam không?

Ngưng thi hành một số quy định Thông tư 06 giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn

Tuyết Lan |

Ngưng thi hành một số nội dung của Thông tư 06 đã kịp thời hỗ trợ ngành bất động sản trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, về trung hạn và dài hạn cần xem xét để có quy định, lộ trình phù hợp tránh rủi ro về tín dụng.

"Sức khoẻ" tài chính của loạt doanh nghiệp mà Bộ Công Thương muốn chuyển giao

Cường Ngô |

VEAM, Habeco và 9 doanh nghiệp được Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ bàn giao đồng thời và nguyên trạng về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đến năm 2025. Trong đó, hiện còn ba đơn vị chưa quyết toán khi chuyển sang công ty cổ phần, gồm Tổng Công ty Thép (VNSteel), Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) và Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE).