Tăng trưởng quý I/2024 đạt 5,66% - khẳng định nỗ lực phục hồi kinh tế

Cẩm Hà |

Kết quả tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức tăng 5,66% trong quý I/2024 - mức tăng cao nhất từ năm 2020 đến nay ghi nhận đóng góp ấn tượng của khu vực công nghiệp và xây dựng. Dù vậy các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng vẫn kỳ vọng có thêm các hỗ trợ cần thiết để có thể tiếp tục đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng GDP các quý còn lại trong năm.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Chế biến - chế tạo tăng trưởng ấn tưởng

Báo cáo kinh tế - xã hội quý I/2024 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ghi nhận kết quả ấn tượng khi ước tính đạt mức tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số tăng trưởng ghi nhận mức cao hơn đáng kể tốc độ tăng cùng kỳ trong suốt các năm 2020-2023.

Theo bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, trong mức tăng chung của GDP quý I/2024, trong khi khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98% và đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng tới 6,28%, đóng góp 41,68%.

Sản xuất công nghiệp trong 3 tháng đầu năm có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt và tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2024 ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%, đóng góp 1,73% vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,97%, đóng góp 0,45%.

Bà Nguyễn Thị Hương nhận định, diễn biến trên cho thấy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là một trong động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,98%, đóng góp 1,73% và được đánh giá là mức tăng trưởng khá cao trong bối cảnh hiện nay.

Công nghiệp chế biến, chế tạo đang là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Ảnh: Hải Nguyễn
Công nghiệp chế biến, chế tạo đang là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Ảnh: Hải Nguyễn

Thêm trợ lực, thêm nguồn vốn cho doanh nghiệp

Dù đóng góp tích cực vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế trong quý I/2024, các khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) cho thấy, các doanh nghiệp khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Kết quả điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh hằng quý do Bộ KHĐT vừa thực hiện với sự tham gia của 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy, trong quý I/2024, số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý IV/2023 thấp, chỉ có 22,1%.

Dự kiến phải bước sáng quý II/2024, tình hình được dự báo khả quan hơn khi có 45,4% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý I/2024.

Từ thực tế trên, để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế trong các quý tiếp theo, các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo kiến nghị tiếp tục tạo cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu cũng như khách hàng mới; Có các biện pháp kích cầu tiêu dùng hiệu quả nhằm hỗ trợ tiêu thụ và sản xuất hàng hóa. Đồng thời có các chính sách nhằm ổn định giá cả và nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp.

Trong khi đó, các doanh nghiệp xây dựng kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành, địa phương tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Có tới 46,4% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về vốn cho sản xuất kinh doanh như được vay vốn ưu đãi, thủ tục vay vốn thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm lãi suất cho vay; 44,3% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về nguyên vật liệu như đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá nguyên vật liệu...

Theo kết quả khảo sát, thiếu vốn là vấn đề của hầu hết các doanh nghiệp, trong khi năng lực tài chính của doanh nghiệp là một trong những yếu tố chính quyết định đến khả năng trúng thầu của đơn vị. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn giảm bớt điều kiện vay vốn, thủ tục vay vốn để có thể tiếp cận được các gói vay ưu đãi.

Các doanh nghiệp cũng dự báo, hoạt động xây dựng đang quay trở lại quỹ đạo bình thường và từ quý II/2024 sẽ có thêm hợp đồng xây dựng mới nên nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng tăng cao. Vì vây, doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục kiểm soát giá, ổn định nguồn cung nguyên vật liệu, tránh sự độc quyền về nguồn cung dẫn đến tăng giá để hoạt động xây dựng của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.

Cẩm Hà
TIN LIÊN QUAN

Kiểm soát tốt lạm phát sẽ tạo điều kiện để phục hồi kinh tế trong năm 2024

Đức Mạnh |

Nhờ hàng loạt giải pháp đồng bộ được triển khai, trong năm 2023, Việt Nam không những đạt mức tăng trưởng kinh tế cao so với khu vực mà còn là một trong những quốc gia trên thế giới kiểm soát tốt lạm phát. Dự báo trong năm 2024, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

Nhiều dấu hiệu phục hồi kinh tế tác động tích cực đến thị trường chứng khoán

Lê Thanh Phong |

Các nhà phân tích đều đưa ra nhận định chung, thị trường chứng khoán sẽ phục hồi trở lại trong năm 2024. Những diễn biến thị trường cuối năm cho thấy, các nhà đầu tư đã có tâm lý lạc quan hơn, không còn e dè như giai đoạn đầu năm.

Việt Nam sẵn sàng cùng IMF triển khai biện pháp thúc đẩy phục hồi kinh tế

Thanh Hà |

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristanila Georgieva nhấn mạnh, tăng trưởng tích cực của kinh tế ASEAN nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững của kinh tế thế giới thời gian qua.

Khách bức xúc vì bị taxi, xe điện dẫn đến quán hải sản "nhái" ở Nha Trang

Chí Long |

Vụ taxi, xe điện câu kéo, chở khách đến địa chỉ quán hải sản "nhái", bán giá đắt đỏ, cân điêu ở Nha Trang đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Sở Du lịch Khánh Hòa vào cuộc xác minh.

Sẽ dạy đúng chương trình đào tạo nghề sau phản ánh của Báo Lao Động

PHÚC ĐẠT |

Huế - Sau khi Báo Lao Động phản ánh việc Trường Cao đẳng Giao thông Huế (trước sáp nhập) cắt 50% thời lượng chương trình đào tạo nghề, lãnh đạo Trường Cao đẳng Huế khẳng định sẽ dạy đúng chương trình và xem xét, xử lý trách nhiệm những người liên quan.

Nhạc sĩ Tô Hiếu: Tôi không kiện Thương Tín tội vu khống, anh đã có bài học đắt giá

ĐÔNG DU |

Nhạc sĩ Tô Hiếu chia sẻ với phóng viên vào ngày 2.4, câu chuyện với Thương Tín, anh muốn khép lại, không kiện đàn anh tội vu khống như dự định trước đó.

Bắc Ninh chỉ đạo xử lý cơ sở mỳ gạo gây ô nhiễm

Vân Trường |

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản chỉ đạo với các Sở, ngành liên quan kiểm tra, xử lý đối với cơ sở mỳ gạo bị phản ánh gây ô nhiễm.

Giá vàng hôm nay 2.4: Bất ngờ quay đầu, vàng nhẫn mất mốc 71 triệu/lượng

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 2.4 đồng loạt sụt giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn trong nước mất ngưỡng 71 triệu/lượng.

Kiểm soát tốt lạm phát sẽ tạo điều kiện để phục hồi kinh tế trong năm 2024

Đức Mạnh |

Nhờ hàng loạt giải pháp đồng bộ được triển khai, trong năm 2023, Việt Nam không những đạt mức tăng trưởng kinh tế cao so với khu vực mà còn là một trong những quốc gia trên thế giới kiểm soát tốt lạm phát. Dự báo trong năm 2024, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

Nhiều dấu hiệu phục hồi kinh tế tác động tích cực đến thị trường chứng khoán

Lê Thanh Phong |

Các nhà phân tích đều đưa ra nhận định chung, thị trường chứng khoán sẽ phục hồi trở lại trong năm 2024. Những diễn biến thị trường cuối năm cho thấy, các nhà đầu tư đã có tâm lý lạc quan hơn, không còn e dè như giai đoạn đầu năm.

Việt Nam sẵn sàng cùng IMF triển khai biện pháp thúc đẩy phục hồi kinh tế

Thanh Hà |

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristanila Georgieva nhấn mạnh, tăng trưởng tích cực của kinh tế ASEAN nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững của kinh tế thế giới thời gian qua.