Startup Việt tăng mạnh thu hút vốn nhưng vẫn lộ nhiều điểm yếu

Thế Lâm |

Từ năm 2014 đến nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam (startup Việt) thu hút vốn tăng mạnh cho thấy trào lưu đầu tư vào khối doanh nghiệp này. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, bên cạnh những điểm mạnh startup Việt cũng còn bộc lộ nhiều điểm yếu.

Thu hút vốn tăng gấp 3 lần

Một thống kê sơ bộ từ Topical Founder Institute (TFI) cho thấy, năm 2017 Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư vào startup với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng gần gấp đôi về số thương vụ và tăng gần 50% về giá trị vốn đầu tư so với năm 2016.

Sang năm 2018, lượng startup Việt nhận được đầu tư và giá trị tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, năm 2018 tổng số vốn đầu tư vào startup Việt lên đến 889 triệu USD, tăng gấp ba lần so với năm 2017. Năm 2018 Việt Nam cũng tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư vào startup, nhưng trong đó 10 giao dịch hàng đầu đã mang về 734 triệu USD, chiếm đến 83% tổng giá trị thỏa thuận. Đó là những giao dịch trên 30 triệu USD đổ Sendo, Tiki hay một số thương vụ dù không được tiết lộ công khai nhưng được cho là giá trị lớn như MoMo.

Điều đáng ghi nhận là, trong tổng giá trị thỏa thuận thì vốn đầu tư từ chính nhà đầu tư nội lại chiếm phần lớn, đến hơn 500 triệu USD, tương ứng với khoảng 60% giá trị đầu tư.

Năm 2018 cũng là năm được mùa của các startup về tài chính (Fintech) với 8 thương vụ có tổng giá trị thỏa thuận 117 triệu USD, sếp sau là lĩnh vực thương mại điện tử, du lịch… Theo ông Mai Duy Quang – đại diện ban lãnh đạo TFI, số lượng startup tại Việt Nam mỗi năm tăng đều đặn.

Một con số thống kê sơ bộ cũng cho thấy, tại Việt Nam hiện có khoảng 3.000 startup đang hoạt động. Tuy nhiên, đa phần là các startup với quy mô nhỏ.

Bộc lộ nhiều điểm yếu

Các chuyên gia tư vấn về startup đánh giá rằng, nhìn chung điểm yếu dễ nhận thấy nhất tại nhiều startup Việt chủ yếu là người sáng lập thiếu các kiến thức, kĩ năng về quản trị, kế toán.

Ở một góc nhìn khác, một số startup Việt cũng cho thấy việc thiếu tập trung khi thể hiện quá nhiều ý tưởng mà thiếu điểm nhấn. Nhiều startup chưa tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề mà xã hội đang rất cần thiết. Nói như một nữ doanh nhân từng thành đạt với startup về công nghệ: “Mở quán trà sữa cũng gọi là khởi nghiệp là có thể bị lệch”.

Cũng theo nữ doanh nhân này, nhiều bạn trẻ đang dễ cảm thấy tự hài lòng với thành công ban đầu khi nhận được khoản vốn đầu tư, dẫn đến chủ quan, gọi là “ngủ quên trên chiến thắng”, nhưng thực chất cũng chưa thể gọi là chiến thắng được.

Tiến sĩ Trần Việt Hùng - sáng lập và CEO của GotIt, một startup đã gọi vốn thành công 9 triệu USD (ảnh: Zing.vn).
Tiến sĩ Trần Việt Hùng - sáng lập và CEO của GotIt, một startup đã gọi vốn thành công 9 triệu USD. Ảnh: Zing.vn

Theo thống kê của TFI, lượng startup thu hút vốn thành công dựa vào các nền tảng công nghệ đang tăng mạnh tại Việt Nam là điều đáng mừng.

Nhưng theo nhiều chuyên gia, mặt chưa được của nhiều startup là lĩnh vực chọn khởi nghiệp chưa có một tiềm năng thị trường đủ lớn để thuyết phục được các nhà đầu tư. Cùng với đó là thiếu các kiến thức nền tảng như quảng trị doanh nghiệp, pháp luật, thị trường…

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam gặp khó khăn về vốn

CAO NGUYÊN |

Các chuyên gia cho rằng khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về vốn. Tuy nhiên, không phải cứ "vướng" về vốn là nghĩ ngay tới ngân hàng.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nghề "múa bút"

Bảo Trung |

Cách đây 10 năm, Huỳnh Đăng Khoa chẳng thể ngờ niềm đam mê với hội họa và thư pháp từ những ngày "ẩm ương" đã đưa cuộc đời anh rẽ lối...

Trùng hợp thú vị: 2 tỷ phú USD người Việt đều khởi nghiệp từ mì gói

Phạm Dung |

Tỉ phú giàu số 1 Việt Nam, Phạm Nhật Vượng cùng nhiều doanh nhân nổi tiếng khác đã làm mưa làm gió tại thị trường nước ngoài với mì gói khi bắt đầu khởi nghiệp.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam gặp khó khăn về vốn

CAO NGUYÊN |

Các chuyên gia cho rằng khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về vốn. Tuy nhiên, không phải cứ "vướng" về vốn là nghĩ ngay tới ngân hàng.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nghề "múa bút"

Bảo Trung |

Cách đây 10 năm, Huỳnh Đăng Khoa chẳng thể ngờ niềm đam mê với hội họa và thư pháp từ những ngày "ẩm ương" đã đưa cuộc đời anh rẽ lối...

Trùng hợp thú vị: 2 tỷ phú USD người Việt đều khởi nghiệp từ mì gói

Phạm Dung |

Tỉ phú giàu số 1 Việt Nam, Phạm Nhật Vượng cùng nhiều doanh nhân nổi tiếng khác đã làm mưa làm gió tại thị trường nước ngoài với mì gói khi bắt đầu khởi nghiệp.