Sông Đuống sinh sau, muốn “nuốt” thị phần công ty đi trước

T.CHÍ - C.NGUYÊN |

Nhà máy nước sông Đuống giai đoạn 1 với thiết kế 300.000m3 nước/ngày đêm vừa khánh thành vào đầu tháng 9. Tuy đi vào hoạt động sau nhưng nhiều khu vực dân cư đông đúc như các khu đô thị vốn dĩ là thị phần truyền thống của các nhà máy nước khác, bỗng nhiên phải sử dụng nước sông Đuống...

Cạnh tranh khốc liệt vùng giáp ranh Thanh Trì - Hà Đông

Vào tháng 5.2019, quốc lộ 70, khu vực giáp ranh huyện Thanh Trì và quận Hà Nội, bị đào xới tung. Người dân khu vực này chứng kiến công nhân xây dựng đường ống nước từ cầu Bươu qua tuyến ống truyền dẫn DN800 để tiến hành cấp nước cho khu dân cư Đại Thanh. Đại diện cư dân tại khu Đại Thanh cho biết, việc cấp nước của Cty sông Đà vẫn diễn ra một cách bình thường thì Cty nước sông Đuống vào đào đường lắp ống. Trước phản ứng quyết liệt của cư dân, sự việc cũng đã được giải quyết khi Cty nước sông Đà vẫn là đơn vị cấp nước.

Nói về việc giành thị phần, phía Cty nước sông Đuống lý giải là do nhận được đề nghị bổ sung nguồn cấp nước của hai đơn vị phân phối nước cho khu dân cư tại Đại Thanh nên mới đồng ý. Còn việc sửa chữa đường ống để đấu nối với tuyến DN800 là do đơn vị phân phối tự làm, phía Cty nước sông Đuống không liên quan việc này.

Tổ hợp chung cư Đại Thanh ken đặc 6 tòa chung cư, mỗi tòa cao 32 tầng, mỗi tầng có đến 24 căn hộ. Tính ra, tổ hợp chung cư này có 4.608 căn hộ... Không chỉ riêng tổ hợp chung cư Đại Thanh, trên đường 70 xuất hiện hàng loạt tổ hợp chung cư, khu đô thị Xa La Hà Đông với hàng chục khối nhà cao tầng. Tuyến đường này được xem là thị trường màu mỡ với các công ty bán nước bởi chỉ trong vỏn vẹn vài km đường nhưng quy mô dân số lên tới cả chục vạn dân.

Tuy Cty nước sông Đà đã khai thác khu vực này từ lâu nhưng trong Quyết định số 4491/UBND-ĐT của UBND TP.Hà Nội do Chánh Văn phòng Phạm Quý Tiên ký đã đồng ý cho Cty CP Nước mặt sông Đuống triển khai tuyến ống truyền dẫn nước sạch DN800 trên đường 70 đoạn từ Quốc lộ 1A đến Cầu Bươu - Hà Đông.

Cty Nước sạch Sông Đuống được phát hiện cấp nước chồng lấn quy hoạch đã có từ trước của các Cty cấp nước khác. Ảnh: T.D
Cty Nước sạch Sông Đuống được phát hiện cấp nước chồng lấn quy hoạch đã có từ trước của các Cty cấp nước khác. Ảnh: T.D

Đi ngược quy hoạch Thủ tướng

Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch cấp nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 21.3.2013 của Thủ tướng Chính phủ, phạm vi cấp nước của Nhà máy Nước mặt sông Đuống gồm khu vực đô thị trung tâm phía Đông Bắc Hà Nội (quận Long Biên, huyện Gia Lâm, một phần Đông Anh) và khu vực phía Nam Hà Nội (một phần quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai); đô thị vệ tinh phía Phú Xuyên và nông thôn liền kề. Ngoài ra còn cấp nước cho một số khu vực các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên…

Theo Quyết định chủ trương đầu tư do Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ngày 3.6.2016, vị trí tuyến ống nước chạy qua địa phận Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên.

Một tài liệu khác về quy hoạch vùng cấp nước là Quyết định số 2055/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký về việc Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ghi rõ: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đảm bảo kế thừa Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Từ quyết định quy hoạch của Thủ tướng với quyết định chủ trương đầu tư đã có sự khác biệt, nhưng thực tế đường ống nước sông Đuống đã xây dựng tới Hà Đông, khu vực nằm ngoài quyết định chủ trương đầu tư. Nhưng điều ngạc nhiên thị phần này trái với Quyết định quy hoạch Thủ tướng, quyết định chủ trương đầu tư nhưng lại được UBND TP.Hà Nội đồng ý bằng văn bản sau đó của UBND TP.Hà Nội.

Trao đổi với PV Lao Động, một lãnh đạo hội Cấp thoát nước Việt Nam cho rằng, quyết định quy hoạch của Thủ tướng là văn bản gốc đã ghi rõ vùng quy hoạch cấp nước, dựa trên quy hoạch Thủ tướng thì Hà Nội sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất nước theo quy hoạch này. Hà Nội có thể điều chỉnh tuỳ vào thực tế cấp nước với điều kiện đảm bảo độ phủ dân cư, áp suất nước ổn định. Tuy nhiên cũng theo vị này, điều ngạc nhiên là lấn quy hoạch cấp nước của Nhà máy Nước sông Đuống.

“Việc điều chỉnh quy hoạch phải căn cứ vào thực trạng cấp nước, một khi có nhà máy nước đang cấp nước ổn định nhiều năm mà lại điều chỉnh lại để cho phép nhà máy nước khác làm đường ống thì thật khó hiểu” - vị này nói.

Phải kiểm toán số vốn đầu tư 5.000 tỉ đồng

Cũng theo lãnh đạo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, việc Nhà máy Nước nước sông Đuống đưa ra tổng mức đầu tư giai đoạn 1 Nhà máy Nước sông Đuống lên tới 5.000 tỉ, gấp hơn 3 lần tổng mức đầu tư Nhà máy Nước sông Đà, là nguyên nhân khiến Hà Nội mua nước sông Đuống, dự kiến phải bù lỗ 200 tỉ đồng trong năm 2019. Tuy nhiên, HĐND TP.Hà Nội đã bác việc bù lỗ này. Vị này cho rằng, con số 5.000 tỉ đồng phải có công ty kiểm toán độc lập để thống kê chi tiết cụ thể, xem xét nếu làm theo phê duyệt được cấp phép thì số tiền lên tới vậy không?. “Như tôi nói, việc xây dựng các đường ống tới khu vực phía tây Hà Nội như vậy có đưa vào tổng mức đầu tư hay không? Rồi còn bao nhiều đường ống nước mà công ty này đã xây dựng chồng lấn quy hoạch, có xây dựng trái phép hay không? Những chi phí xây đường ống này cần được công ty kiểm toán làm rõ”. T.C

T.CHÍ - C.NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Phó Chủ tịch Hà Nội nói về việc lấy ngân sách trợ giá mua nước sông Đuống

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng, không có chuyện HĐND thành phố bác việc lấy tiền ngân sách của thành phố bù tiền chênh vì phải mua nước giá cao của Nhà máy nước mặt sông Đuống như thông tin trước đó.

HĐND TP. Hà Nội: Không lấy ngân sách bù tiền chênh mua nước sông Đuống

ANH THƯ |

Trước đề xuất của UBND thành phố Hà Nội về việc lấy tiền ngân sách của thành phố bù tiền chênh vì phải mua nước giá cao của Nhà máy nước mặt sông Đuống, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã không chấp thuận đề xuất này.

Những giao dịch “nhằng nhịt” tại dự án nước sông Đuống

HÀ VINH |

Không riêng gì VietinBank với vai trò là ngân hàng cho vay tới 80% tổng vốn đầu tư của Dự án nước mặt sông Đuống, thành viên của ngân hàng này và thậm chí là một ngân hàng khác do chính VietinBank góp vốn thành lập cũng có nhiều liên quan đến dự án nói trên của Cty Cổ phần nước Aqua One.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Phó Chủ tịch Hà Nội nói về việc lấy ngân sách trợ giá mua nước sông Đuống

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng, không có chuyện HĐND thành phố bác việc lấy tiền ngân sách của thành phố bù tiền chênh vì phải mua nước giá cao của Nhà máy nước mặt sông Đuống như thông tin trước đó.

HĐND TP. Hà Nội: Không lấy ngân sách bù tiền chênh mua nước sông Đuống

ANH THƯ |

Trước đề xuất của UBND thành phố Hà Nội về việc lấy tiền ngân sách của thành phố bù tiền chênh vì phải mua nước giá cao của Nhà máy nước mặt sông Đuống, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã không chấp thuận đề xuất này.

Những giao dịch “nhằng nhịt” tại dự án nước sông Đuống

HÀ VINH |

Không riêng gì VietinBank với vai trò là ngân hàng cho vay tới 80% tổng vốn đầu tư của Dự án nước mặt sông Đuống, thành viên của ngân hàng này và thậm chí là một ngân hàng khác do chính VietinBank góp vốn thành lập cũng có nhiều liên quan đến dự án nói trên của Cty Cổ phần nước Aqua One.