Phát hiện loạt sai phạm trong khai thác, cấp quyền khai thác khoáng sản

Cường Ngô |

Thời gian vừa qua, hoạt động khai thác khoáng sản không phép, trái phép còn diễn ra khá phổ biến, gây thất thu ngân sách, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Thực tế này đã được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ rõ trong các cuộc kiểm toán chuyên đề về công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.

Bất cập trong xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Liên quan đến việc thực hiện đấu giá quyền thăm dò và khai thác khoáng sản, KTNN chỉ ra hàng loạt vấn đề nổi cộm: Địa phương chậm triển khai thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Không công khai tên tổ chức, tên loại khoáng sản và vị trí khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo Đấu thầu; đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản không thuộc quy hoạch, không phù hợp với quy hoạch.

Thậm chí, tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản với 67 điểm mỏ chủ yếu là đá vôi, cát sỏi làm vật liệu xây dựng trong giai đoạn 2017-2021, nhưng tỉnh lại chưa thực hiện đấu giá.

Trong quản lý, theo dõi tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng tồn tại nhiều vấn đề. Cụ thể, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã theo dõi, tổng hợp không đầy đủ công tác tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ở các tỉnh.

Tuy nhiên, KTNN cũng chỉ rõ, Quyết định số 1051 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 27.5.2021 nhưng vẫn chưa có đủ căn cứ để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Trong khi đó, việc phê duyệt bổ sung tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của 13 Quyết định tại Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa đảm bảo quy định tại Điều 6 Nghị định số 67 của Chính phủ. Việc xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ đồng Sin Quyền, mỏ đồng Vi Kẽm khi xác định lần đầu và các lần tiếp theo còn có sự khác biệt do Bảng giá tính thuế tài nguyên của địa phương ban hành tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau.

Kiểm toán Nhà nước phát hiện một số địa phương giấy phép khai thác khoáng sản trái quy định. Ảnh: Ngọc Viên
Kiểm toán Nhà nước phát hiện một số địa phương giấy phép khai thác khoáng sản trái quy định. Ảnh: Ngọc Viên

Vì thế, KTNN đã kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong việc xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, rà soát ra thông báo hằng năm giai đoạn 2018-2022 đối với 2 mỏ đồng Sin Quyền và Vi Kẽm.

Cũng liên quan đến việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, KTNN phát hiện 3 tỉnh: Bình Phước, Phú Thọ, Bắc Kạn đã xác định trữ lượng để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là trữ lượng khai thác.

Tỉnh Cao Bằng và Tuyên Quang ban hành văn bản phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và gửi cơ quan thuế chậm.

Tỉnh Thái Bình ban hành văn bản tạm dừng việc nộp tiền cấp quyền không đúng đối tượng; có địa phương chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý đối với số nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đến ngày 31.12.2021, số nợ được KTNN xác định lên tới 957 tỉ đồng.

Trước những bất cập này, KTNN kiến nghị Bộ TNMT chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm tra xác định, làm rõ cơ sở tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với một số Quyết định để đảm bảo thu đúng, đủ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Thực tế khai thác không tuân thủ giấy phép được cấp

Đánh giá về công tác quản lý sau cấp phép, đối với giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, KTNN nêu rõ, còn đơn vị được cấp phép thăm dò không nộp, chậm nộp báo cáo định kỳ; có 71 giấy phép khai thác khoáng sản chậm nộp và 7 giấy phép khai thác khoáng sản không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản. Có 24 giấy phép không nộp và 58 giấy phép nộp chậm báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác.

Đồng thời, còn 16 đơn vị với 17 giấy phép có sản lượng khai thác vượt công suất khai thác, trong đó có 13 giấy phép có sản lượng khai thác vượt công suất khai thác trên 15%, cá biệt có 5 giấy phép mà sản lượng khai thác vượt công suất khai thác tới trên 100%.

Trước những bất cập này, KTNN kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam khẩn trương thực hiện xử lý theo quy định đối với các đơn vị được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản nhưng không nộp, nộp chậm báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản và báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác, đặc biệt là xử lý các đơn vị khai thác vượt công suất.

Đối với giấy phép của các địa phương cấp, KTNN phát hiện 2 địa phương bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ không đạt tiêu chuẩn quy định. Có giấy phép khai thác còn hiệu lực nhưng vẫn chưa thực hiện xây dựng cơ bản; mỏ chưa tiến hành khai thác nhưng chậm xây dựng cơ bản.

Một số địa phương có tình trạng đơn vị không làm thủ tục thuê đất nhưng vẫn thực hiện khai thác nhiều năm; chưa hoàn chỉnh thủ tục đất đai nhưng đã thực hiện khai thác; được cấp phép khai thác nhưng chưa hoàn thiện thủ tục giao đất, thuê đất. Thậm chí, có tỉnh đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa tính tiền thuê đất…

Chưa kể, nhiều doanh nghiệp giấy phép đã hết hạn hoặc tạm dừng nhưng vẫn khai thác; khai thác khi chưa có thiết kế mỏ; khai thác các loại khoáng sản khác không có trong giấy phép. Có doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ khai thác nhưng không có sản lượng báo cáo định kỳ và kê khai thuế; nhưng lại có doanh nghiệp không sử dụng vật liệu nổ hoặc sử dụng rất ít nhưng vẫn có sản lượng khai thác lớn.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Sẽ thu hồi gần 19 triệu tấn khoáng sản cát trắng khi làm cảng biển tại Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Khi thực hiện dự án cảng biển Mỹ Thủy giai đoạn 1 ở tỉnh Quảng Trị, sẽ thu hồi gần 19 triệu tấn khoáng sản, trong đó có 1 đến 2 triệu tấn cát trắng silic.

Vi phạm luật bảo vệ môi trường, công ty khai thác khoáng sản bị phạt hơn 200 triệu đồng

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Công ty cổ phần Khoáng sản 3 - Vimico bị xử phạt 208 triệu đồng do vi phạm luật bảo vệ môi trường.

Ninh Bình đề nghị gỡ khó về mỏ khoáng sản làm cao tốc

NGUYỄN TRƯỜNG |

Liên quan đến việc chậm hỗ trợ, đền bù đối với phần diện tích đã thu hồi của 3 mỏ khoáng sản trên địa bàn để làm dự án cao tốc Mai Sơn - QL45, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị tháo gỡ vướng mắc​​​​​​.

Công an làm rõ vụ nhóm người kéo tới nhà Nam Em gây ồn ào

ĐÔNG DU |

TPHCM - Sáng 27.2, clip lan truyền về một nhóm người kéo đến nhà Nam Em gây ồn ào được lan truyền. Hiện, Công an phường An Phú, Thủ Đức đang xác minh, làm rõ vụ việc.

Những bác sĩ hồi sinh cuộc đời cô gái 21 tuổi sau ca ghép phổi đêm 30 Tết

AN AN - VŨ LINH |

"30 Tết, tôi sẽ còn rất nhiều đêm giao thừa như thế, nhưng với bệnh nhân, sinh mạng quan trọng hơn Tết rất nhiều. Họ cần được sống hơn chúng tôi cần Tết" - tâm sự xúc động của một nữ điều dưỡng trực tiếp tham gia ca phẫu thuật ghép phổi cho nữ bệnh nhân 21 tuổi vào ngày 30 Tết Giáp Thìn 2024.

ACV lên tiếng khi bị chê thiết kế sân bay Long Thành không thể kết hợp xây ga đường sắt ngầm

Xuyên Đông |

Trước thông tin nhà ga hành khách số 1 (sân bay Long Thành) sẽ không thể kết hợp xây ga đường sắt ngầm, ACV đã lên tiếng.

Trang Nemo phải thi hành án tù 9 tháng về tội gây rối trật tự công cộng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 27.2, TAND Quận 10 cho biết đã ra thông báo về việc thi hành quyết định thi hành án hình phạt tù đối với Trang Nemo (Nguyễn Xuân Hương Trang, ngụ Phường 14, Quận 10, TPHCM).

Phát hiện 2 người tử vong trong tư thế ngồi trên xe máy ở Thái Bình

Hà Vi |

Thái Bình - Trưa 27.2, trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo UBND xã Bắc Sơn (huyện Hưng Hà) cho biết, người dân vừa phát hiện 2 người đàn ông tử vong trên địa bàn.

Sẽ thu hồi gần 19 triệu tấn khoáng sản cát trắng khi làm cảng biển tại Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Khi thực hiện dự án cảng biển Mỹ Thủy giai đoạn 1 ở tỉnh Quảng Trị, sẽ thu hồi gần 19 triệu tấn khoáng sản, trong đó có 1 đến 2 triệu tấn cát trắng silic.

Vi phạm luật bảo vệ môi trường, công ty khai thác khoáng sản bị phạt hơn 200 triệu đồng

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Công ty cổ phần Khoáng sản 3 - Vimico bị xử phạt 208 triệu đồng do vi phạm luật bảo vệ môi trường.

Ninh Bình đề nghị gỡ khó về mỏ khoáng sản làm cao tốc

NGUYỄN TRƯỜNG |

Liên quan đến việc chậm hỗ trợ, đền bù đối với phần diện tích đã thu hồi của 3 mỏ khoáng sản trên địa bàn để làm dự án cao tốc Mai Sơn - QL45, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị tháo gỡ vướng mắc​​​​​​.