Nhật Bản sẵn sàng cung cấp vốn cho hệ thống truyền tải điện Việt Nam

Đức Mạnh |

Đây là một phần quan trọng trong Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1. Nhật Bản cho biết sẽ cùng Việt Nam ổn định thị trường điện và hệ thống truyền tải điện.

Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4.2003. Đây là sự hợp tác đặc biệt giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Thông qua việc thiết lập một diễn đàn đối thoại chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các bộ, ngành liên quan của Việt Nam, sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản góp phần tạo dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam. Đồng thời đưa ra những khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách cho các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Qua 20 năm, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã hoàn thành 8 giai đoạn. Tổng số 497/594 hạng mục đã hoàn thành tốt và đúng tiến độ, chiếm 84% tổng số hạng mục trong Kế hoạch hành động hai bên thực hiện. Qua đó đóng góp quan trọng trong thúc đẩy nguồn vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam nói riêng và từ các quốc gia trên thế giới nói chung.

Tại sự kiện khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 diễn ra vào hôm nay (ngày 27.3), hai bên đã thống nhất thời gian triển khai giai đoạn 1 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới dự kiến là 19 tháng (từ tháng 3.2024 đến tháng 10.2025). Trong đó, dự kiến có một cuộc họp đánh giá giữa kỳ (vào khoảng tháng 12.2024) và một cuộc họp cấp cao để đánh giá kết quả của việc thực hiện giai đoạn 1 mới vào khoảng tháng 10.2025.

Ảnh: MPI
Đại diện Nhật Bản và Việt Nam tại sự kiện khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1. Ảnh: MPI

Chia sẻ về khuôn khổ hợp tác AZEC - một phần của sáng kiến chung - ông Tanimoto Masayuki - Giám đốc điều hành cấp cao Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản - cho biết sẽ tập trung vào 3 nhóm để phát triển. Một là chuyển đổi năng lượng, chủ yếu ở các nhà máy nhiệt điện. Hai là năng lượng tái tạo vì các doanh nghiệp Nhật Bản khi tiếp cận đầu tư vào Việt Nam coi đây như một chìa khóa, góp phần vào mục tiêu đưa phát thải ròng về 0. Ba là ổn định thị trường điện và hệ thống truyền tải.

"Chúng tôi có thể cung cấp nguồn vốn cần thiết cho hệ thống truyền tải điện của EVNNPT, hợp tác với các ngân hàng Việt Nam giúp doanh nghiệp tiếp cận năng lượng tái tạo. Chúng tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi hay nhập khẩu điện từ các quốc gia lân cận như Lào" - ông Tanimoto Masayuki cho hay.

Ảnh: MPI
Lễ ký kết sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1. Ảnh: MPI

Cũng tại sự kiện, ông Yamada Junichi - Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) - nhấn mạnh Nhật Bản đã, đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam tăng trưởng cao.

Ông nói: "Chúng tôi hỗ trợ mạng lưới hạ tầng giao thông, đường sắt đô thị giúp giảm lượng phát thải carbon cũng như hệ thống nước sạch và xử lý chất thải. JICA hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp tư nhân, tiêu biểu hiện nay đang hỗ trợ cho dự án điện gió của doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận, Quảng Trị.

Hạ tầng nhận diện rủi ro thiên nhiên là lĩnh vực có thể thúc đẩy hợp tác hơn nữa giữa 2 nước. Chúng tôi đã triển khai hệ thống phòng chống lũ lụt ở miền Trung, hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại trong các công trình đê chắn ở miền Bắc và mô hình cửa sông giảm thiểu xâm nhập mặn ở miền Nam".

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản viện trợ 593.000 USD giúp Đồng Tháp phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thanh Mai |

Chính phủ Nhật Bản tài trợ không hoàn lại 593.000 USD giúp Đồng Tháp phát triển Dự án nông nghiệp hữu cơ.

Nhật Bản mở rộng cửa đón lao động nước ngoài

Thanh Hà |

Lao động người Việt Nam vượt lao động người Trung Quốc để trở thành nhóm người lao động nước ngoài lớn nhất ở Nhật Bản trong năm ngoái. Lao động Indonesia ở Nhật Bản trong năm ngoái tăng gấp 3 lần so với năm 2018.

Truyền tải điện miền Đông 1 vận hành đường dây với đường bay tự động

Nguyễn Văn Tấn |

Cuộc cách mạng 4.0 dẫn đến sự bao trùm của công nghệ vào mọi lĩnh vực, trong đó sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để kiểm tra đường dây truyền tải điện đang là xu thế trong ngành điện.

“Sập bẫy” tín dụng đen, người lao động cần làm gì để đối phó?

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Không tài sản thế chấp, không cần chứng minh thu nhập, những cái “bẫy” tín dụng đen đã thành công khi liên tục có các con nợ, phần lớn là công nhân, lao động nghèo.

Giờ thứ 9: Đứa con nối dõi - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người phụ nữ sinh được 2 bé gái, ngược với mong muốn của nhà chồng. Do không sinh được con trai mà cô đã phải chịu biết bao tủi nhục. Người chồng cũng hắt hủi vợ, đi tìm niềm vui mới với nhân tình. Một gia đình tưởng chừng hạnh phúc bất ngờ lại đứng bên bờ vực thẳm bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Khách du lịch bình chọn Hà Nội là điểm đến ẩm thực tuyệt nhất thế giới

Thanh Hải |

Hà Nội đứng đầu danh sách Điểm đến ẩm thực tốt nhất 2024 do độc giả của nền tảng du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor bình chọn.

1 triệu khách hàng ở TPHCM sẽ có hóa đơn tiền điện tăng vì nắng nóng

MINH QUÂN |

TPHCM - Do nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dự kiến có khoảng 1 triệu khách hàng sẽ có hóa đơn tiền điện tăng.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 28.3: Nhu cầu tăng, ồ ạt lên giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 28.3: Tính đến 18h, giá vàng SJC trong nước niêm yết quanh ngưỡng 79 - 81 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco tăng vọt lên mức 2.197,1 USD/ounce.

Nhật Bản viện trợ 593.000 USD giúp Đồng Tháp phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thanh Mai |

Chính phủ Nhật Bản tài trợ không hoàn lại 593.000 USD giúp Đồng Tháp phát triển Dự án nông nghiệp hữu cơ.

Nhật Bản mở rộng cửa đón lao động nước ngoài

Thanh Hà |

Lao động người Việt Nam vượt lao động người Trung Quốc để trở thành nhóm người lao động nước ngoài lớn nhất ở Nhật Bản trong năm ngoái. Lao động Indonesia ở Nhật Bản trong năm ngoái tăng gấp 3 lần so với năm 2018.

Truyền tải điện miền Đông 1 vận hành đường dây với đường bay tự động

Nguyễn Văn Tấn |

Cuộc cách mạng 4.0 dẫn đến sự bao trùm của công nghệ vào mọi lĩnh vực, trong đó sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để kiểm tra đường dây truyền tải điện đang là xu thế trong ngành điện.