Nguy cơ bị xóa sổ, ngành mía đường phải "tự lớn" để đủ sức cạnh tranh

Vũ Mai |

Chiều 3.4, lắng nghe kiến nghị của Hiệp hội mía đường Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường đã có những chỉ đạo có tính chất “tư vấn” để ngành mía đường nâng cao khả năng cạnh tranh theo nền kinh tế thị trường.

Những tác động “bất thuận”

Theo báo cáo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hàng năm ngành mía đường sản xuất khoảng 1,5 triệu tấn đường, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, tham gia bình ổn thị trường giá cả trong nước.

Chủ tịch Hiệp hội mía đường báo cáo Bộ trưởng về tái cơ cấu ngành. Ảnh: Kh.L
Chủ tịch Hiệp hội mía đường báo cáo Bộ trưởng về tái cơ cấu ngành. Ảnh: Kh.L

Tuy nhiên, niên vụ mía đường 2018/2019 là năm thứ ba liên tiếp chịu sự tác động tiêu cực của khí hậu thời tiết, giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, nhiều nhà máy, doanh nghiệp (DN) đã thua lỗ trong niên vụ 2017/2018.

Tính đến ngày 15.3, có 36/36 nhà máy đường đã vào vụ sản xuất, ép được gần 8 triệu tấn mía, sản xuất được 750.000 tấn đường các loại. Việc tiêu thụ đường rất chậm do tồn kho từ vụ trước lớn, cộng cả tồn kho vụ trước và hiện nay khoảng 75%. Giá đường có được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, giá bán phổ biến đường kính trắng RS khoảng 10.500 đồng/kg.

Ngành mía đường phải tự đổi mới để thích nghi với hộp nhập. (Ảnh minh họa)
Ngành mía đường phải tự đổi mới để thích nghi với hộp nhập. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân chủ yếu là tồn khá lớn từ trước, buôn lậu chưa giảm; đường lỏng tiếp tục nhập khẩu gia tăng. Nếu như năm 2014 nhập khẩu 46.000 tấn thì năm 2018 nhập khẩu tới 140.000 tấn, tăng gấp 3 lần...

Thay đổi tư duy, biến bã mía thành tiền

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tại các nước cơ cấu sản phẩm đường chỉ chiếm 60%, còn lại 40% là các sản phẩm phụ (điện, cồn, phân vi sinh...). Trong khi đó, các nhà máy Việt Nam chủ yếu làm ra sản phẩm đường nên chi phí giá thành sản xuất cao, không đủ sức cạnh tranh với đường của các nước, nhất là Thái Lan.

Vì thế, câu chuyện cơ cấu lại công nghiệp chế biến đường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đủ khả năng cạnh tranh đã được đặt ra với mục tiêu phấn đấu giá thành đường dưới 10.000 đồng/kg.

Theo hướng đi này, cùng với sản phẩm đường các loại (đường trắng, đường luyện, đường oganic...), thì các DN, nhà máy sẽ phát triển thêm các sản phẩm: Điện sinh khối từ bã mía; nhiên liệu sinh học (ethanol, cồn từ mật rỉ và mía); phân bón hữu cơ, vi sinh từ bã bùn.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tư vấn các DN nên tận dụng bã mía để làm nấm. Đây là một hướng tiếp cận mới. Bộ trưởng dẫn chứng mô hình ở Vĩnh Phúc, làm nấm trên diện tích hơn 2.000m2, nhưng tháng nào cũng thu 400-500 triệu nấm tỏi gà. Rồi mô hình trồng nấm rơm tại Lâm Đồng, cứ 1m2 nấm rơm bằng công nghệ của Nhật Bản cho 20kg nấm, khi giá nấm lên tới 450.000 đồng/kg.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh: “Phải giảm giá thành tối đa ở tất cả các khâu, nâng cao giá trị tối đa cho các nhóm sản phẩm" và cam kết  bộ, ngành sẽ đồng hành cùng Hiệp hội, DN, thúc đẩy sản xuất giống 3 cấp để đáp ứng đủ giống cho nông dân trồng, qua đó nâng cao năng suất trồng mía của Việt Nam lên 90-100 tấn, thay vì 50-60 tấn như hiện nay...

Bộ trưởng cũng đồng ý với đề xuất thành lập Trung tâm kiểm soát chữ đường – một cơ quan trung gian để xác định chữ đường, lấy lại niềm tin cho người trồng mía để xác định giá trị mía chính xác, thay vì mua xô, bán xô như hiện nay.

Vũ Mai
TIN LIÊN QUAN

Mía đường ĐBSCL bước vào niên vụ mới: Chưa vào vụ đã lo chuyện “giải cứu”

TRẦN LƯU |

Còn khoảng gần 1 tháng nữa, niên vụ mía 2018-2019 ở ĐBSCL mới bắt đầu thu hoạch; thế nhưng, ngành chức năng như “ngồi trên đống lửa” lo tìm cách giải cứu. Cùng với đó là tình cảnh hàng ngàn hộ trồng mía không còn vốn đầu tư trồng mới do thua lỗ nặng trước đó…

“Đường kính nhập lậu phá nát doanh nghiệp mía đường Việt Nam”

Khánh Vũ |

Đó là ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam - ông Phạm Quốc Doanh, khi cơ quan quản lý thị trường vừa phát hiện, bắt giữ gần 100 tấn đường nhập lậu của 1 doanh nghiệp (DN) đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Tồn kho 530.000 tấn, ngành mía đường như trên “chảo lửa”

Phong Nguyễn |

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), niên vụ 2017/2018, ngành mía đường tiếp tục gặp khó khăn. Tính đến ngày 15.3.2018, các nhà máy đã ép hơn 8,2 triệu tấn mía, sản xuất được hơn 750 ngàn tấn đường, lượng tồn kho tại các nhà máy hiện tại đã tăng cao trên 530 ngàn tấn, chiếm hơn 70% so với lượng sản xuất, tại các Cty thương mại, lượng đường tồn cũng lên tới trên 14 ngàn tấn.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Mía đường ĐBSCL bước vào niên vụ mới: Chưa vào vụ đã lo chuyện “giải cứu”

TRẦN LƯU |

Còn khoảng gần 1 tháng nữa, niên vụ mía 2018-2019 ở ĐBSCL mới bắt đầu thu hoạch; thế nhưng, ngành chức năng như “ngồi trên đống lửa” lo tìm cách giải cứu. Cùng với đó là tình cảnh hàng ngàn hộ trồng mía không còn vốn đầu tư trồng mới do thua lỗ nặng trước đó…

“Đường kính nhập lậu phá nát doanh nghiệp mía đường Việt Nam”

Khánh Vũ |

Đó là ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam - ông Phạm Quốc Doanh, khi cơ quan quản lý thị trường vừa phát hiện, bắt giữ gần 100 tấn đường nhập lậu của 1 doanh nghiệp (DN) đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Tồn kho 530.000 tấn, ngành mía đường như trên “chảo lửa”

Phong Nguyễn |

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), niên vụ 2017/2018, ngành mía đường tiếp tục gặp khó khăn. Tính đến ngày 15.3.2018, các nhà máy đã ép hơn 8,2 triệu tấn mía, sản xuất được hơn 750 ngàn tấn đường, lượng tồn kho tại các nhà máy hiện tại đã tăng cao trên 530 ngàn tấn, chiếm hơn 70% so với lượng sản xuất, tại các Cty thương mại, lượng đường tồn cũng lên tới trên 14 ngàn tấn.