Nghệ nhân làm bánh gừng kiếm chục triệu dịp Tết Chol Chnam Thmay

Văn Sỹ |

Là nghệ nhân làm bánh gừng nổi tiếng ở Bạc Liêu, trong những ngày cận Tết Chol Chnam Thmay này, bà Tăng Thị Lang (ngụ xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) phải làm hết công suất cả ngày, đêm mới đảm bảo lượng bánh giao cho khách trong và ngoài tỉnh.

Chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động, bà Tăng Thị Lang cho biết, dịp Tết cổ truyền của đồng bào Khmer 2023 này, bà nhận đơn hàng và làm khoảng 1.100 bịch bánh gừng. Trong đó, có cả khách lẻ và mua sỉ để bán lại. Không chỉ có khách ở trong tỉnh, nhiều tiểu thương và người quen ở Sóc Trăng cũng tìm đến đặt bánh gừng.

 
Bà Tăng Thị Lang (bên trái) gắn bó với nghề làm bánh gừng hàng chục năm qua và được công nhận là Nghệ nhân vào năm 2016. Ảnh: Văn Sỹ

Theo bà Lang, cứ gần đến Lễ, Tết của đồng bào Khmer và Tết Nguyên đán của người Kinh là bà nhận được rất nhiều đơn hàng của khách. Tuy nhiên, do không làm kịp nên bà chỉ nhận làm giao cho những người đặt hàng từ sớm.

 
Bánh gừng hình quả ớt được nặn thủ công. Ảnh: Văn Sỹ

"Món bánh gừng này làm hoàn toàn thủ công thì bánh mới được xốp, giòn và thơm ngon. Vậy nên, tôi cũng không thể mua máy trộn bột hay máy sấy mà phải phơi bằng ánh nắng mặt trời. Do vậy, tôi cũng tiếc là không làm được đủ để phục vụ cho nhiều bà con mình.

 
Bánh gừng sau khi nặn, chiên với dầu được đem phơi nắng và sau đó mới trộn với đường ngào nóng. Ảnh: Văn Sỹ

Dịp Chol Chnam Thmay năm nay, tôi nhận làm hơn 1.000 bịch bánh và giữ giá bán 35.000 đồng mỗi bịch chứ không tăng giá. Tôi cùng chồng mấy ngày này hơn 5 giờ sáng là làm đến 11 giờ đêm mới nghỉ. Cũng có 2 người con gái qua phụ nặn bánh, phơi bánh nên tôi mới có thể cung cấp đủ.

Tuy cực, nhưng tôi vui lắm vì dịp Tết này gia đình cũng có lời hơn 30 triệu đồng. Không chỉ vậy, tôi còn có động lực làm vì được bà con khen ngon, ủng hộ và tôi cũng góp phần gìn giữ món bánh truyền thống của người Khmer mình", và Lang chia sẻ.

 
Con gái và con rể của bà Lang phụ giúp bà làm bánh gừng. Ảnh: Văn Sỹ

"Năm nào cũng vậy, cứ mỗi khi đến mùa làm bánh gừng thì tôi và em gái qua phụ cha mẹ để có thể làm được nhiều nhất số bánh gừng giao cho khách. Cha mẹ tôi hàng chục năm qua có cuộc sống ổn định cũng nhờ nghề làm bánh gừng này mà nuôi con cháu ăn học nên tất cả chúng tôi quý trọng công việc này.

 
Bà Lâm Thị Sóc Kha (giữa) phụ bà Tăng Thị Lang nặn bánh gừng. Ảnh: Văn Sỹ

Hiện tại cũng đã gần 70 tuổi nên chúng tôi đã truyền dạy nghề làm bánh gừng lại cho các con và cả mấy cháu để sau này có thể tiếp nối nghề. Làm bánh gừng không khó, tuy nhiên cần sự khéo tay và chịu cực mới có thể làm thủ công và giữ được hương vị thơm ngon của bánh", chị Lâm Thị Sóc Kha (con gái của bà Lang) chia sẻ thêm.

Văn Sỹ
TIN LIÊN QUAN

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Bạc Liêu: Người lao động dân tộc Khmer nghỉ 3 ngày dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Vào Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ năm 2023, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh được nghỉ 3 ngày liên tiếp; được hỗ trợ 500.000 đồng/người.

Mê mẩn tiếng sáo thổi bằng mũi của người nhạc công Khmer ở Bạc Liêu

Văn Sỹ |

Thường thì khi chơi bộ nhạc cụ hơi các nhạc công sẽ dùng miệng, tuy nhiên, tại Bạc Liêu, ông Kim Văn Đồi lại dùng mũi để thổi.  Biệt tài của ông đã góp phần tạo nên những âm điệu làm mê mẩn người nghe. Ngoài biệt tài thổi sáo bằng mũi, trong quá trình tham gia cùng Đoàn nghệ thuật, ông Đồi cải tiến nhạc cụ Pây Pót của đồng bào Khmer từ chơi solo có thể hòa tấu cùng dàn nhạc cổ và dàn nhạc hiện đại.

Những công trình huyết mạch tắc nghẽn chỉ vì... hạt cát: Hướng đến sự thay đổi về tư duy kỹ thuật

NHÓM PV |

Trước bối cảnh khan hiếm cát như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng cần có cuộc cách mạng trước khi vượt giới hạn khai thác cát. Nhưng đó là cách mạng về vật liệu xây dựng (VLXD) hay cách mạng về tư duy thiết kế?

Người dân mong sớm kiểm tra trình tự thu hồi đất dự án Khu công nghiệp Vsip Bắc Ninh 2

Trần Tuấn |

Người dân phản ánh dấu hiệu sai phạm trong việc thu hồi đất làm dự án Khu công nghiệp (KCN) Vsip Bắc Ninh 2, trong khi đó chính quyền địa phương chưa có câu trả lời về vấn đề này.

Quảng Ninh: Dịch COVID-19 gia tăng trở lại, người dân vẫn chủ quan

Đoàn Hưng |

Kể từ tháng 4.2022 cho đến tháng 3.2023, dịch COVID-19 đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, những ngày gần đây, dịch COVID-19 lại có xu hướng tăng trở lại. Tại Quảng Ninh, chỉ tính từ đầu tháng 4 đến nay đã có 72 ca mắc. Song điều đáng lo ngại là nhiều người dân có tâm lý chủ quan, lơ là trước diễn biến của dịch bệnh, thậm chí mắc bệnh cũng không khai báo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan.

Hòa Bình trả lại phí test nhanh COVID-19 cho người dân

Khánh Linh |

Hòa Bình sẽ hoàn trả một phần tiền thu dịch vụ test nhanh COVID-19 trong khoảng thời gian từ 1.7.2021 - 9.11.2021.

Bản tin công đoàn: NLĐ đóng bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu bao nhiêu năm

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung: Đề xuất giảm điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần xuống 3 tháng; Bình Dương triển khai hỗ trợ 16.700 người lao động thiếu việc, mất việc; Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu của người lao động là bao nhiêu năm?

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Bạc Liêu: Người lao động dân tộc Khmer nghỉ 3 ngày dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Vào Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ năm 2023, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh được nghỉ 3 ngày liên tiếp; được hỗ trợ 500.000 đồng/người.

Mê mẩn tiếng sáo thổi bằng mũi của người nhạc công Khmer ở Bạc Liêu

Văn Sỹ |

Thường thì khi chơi bộ nhạc cụ hơi các nhạc công sẽ dùng miệng, tuy nhiên, tại Bạc Liêu, ông Kim Văn Đồi lại dùng mũi để thổi.  Biệt tài của ông đã góp phần tạo nên những âm điệu làm mê mẩn người nghe. Ngoài biệt tài thổi sáo bằng mũi, trong quá trình tham gia cùng Đoàn nghệ thuật, ông Đồi cải tiến nhạc cụ Pây Pót của đồng bào Khmer từ chơi solo có thể hòa tấu cùng dàn nhạc cổ và dàn nhạc hiện đại.