Nga “ngập trong núi tiền” nhờ bán dầu

Ngọc Vân |

Chuyên gia Viện Tài chính Quốc tế cho biết Nga đang “ngập trong núi tiền” nhờ doanh thu từ dầu mỏ nhiều hơn bao giờ hết.

Tờ Wall Street Journal ngày 29.8 đưa tin, người mua và thương nhân mới, cũng như nhu cầu dầu thô tăng cao, giúp Nga tránh được các lệnh trừng phạt.

Theo tờ báo, nhu cầu dầu mỏ từ một số nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giúp Nga xuất khẩu dầu thô với số lượng gần bằng so với trước khi xảy ra xung đột ở Ukraina và các lệnh trừng phạt sau đó của phương Tây.

Ngoài ra, giá dầu thô toàn cầu tăng cao - hiện đã ổn định ở mức khoảng 100 USD/thùng - giúp doanh thu từ dầu của Nga tăng vọt.

Elina Ribakova - phó kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế - nói với tờ Wall Street Journal rằng “Nga đang ngập trong núi tiền”: Nước này kiếm được 97 tỉ USD từ việc bán dầu và khí đốt cho đến tháng 7 năm nay, trong đó gần 74 tỉ USD là từ dầu thô.

Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Nga đã bơm 7,4 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm như dầu diesel và xăng vào thị trường toàn cầu mỗi ngày chỉ trong tháng 7. Con số này chỉ giảm khoảng 600.000 thùng mỗi ngày so với đầu năm.

Xuất khẩu năng lượng của Nga đang bùng nổ khi quốc gia này tìm được “người mua mới, phương tiện thanh toán mới, thương nhân mới và cách tài trợ mới cho xuất khẩu” - Wall Street Journal cho hay, trích lời các nhà kinh doanh dầu mỏ, cựu giám đốc điều hành ngành công nghiệp Nga và các quan chức vận tải biển.

Sergey Vakulenko - nhà phân tích và cựu giám đốc điều hành năng lượng Nga - cho biết: “Thế giới cần dầu và không ai đủ can đảm để cấm vận 7,5 triệu thùng dầu và các sản phẩm dầu mỗi ngày của Nga”.

Ngay sau khi những người mua phương Tây và các đồng minh Thái Bình Dương chọn cắt giảm nhập khẩu dầu của Nga, hầu hết khối lượng dầu đã được chuyển hướng sang Châu Á và Trung Đông - nơi các nước đã quyết định không đứng về phía nào trong cuộc xung đột Nga-Ukraina.

Các công ty Ấn Độ từ mức nhập khẩu dầu của Nga gần như bằng 0 đã lên gần một triệu thùng mỗi ngày. Công ty dầu khí Indian Oil thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ đã ký hợp đồng với công ty dầu khí Nga Rosneft để đảm bảo nguồn cung cho đến năm 2028.

Evgeny Gribov - cựu giám đốc điều hành của Lukoil - cho biết, dầu của Nga sẽ tìm thấy con đường mới vào Ấn Độ, Trung Quốc và các thị trường khác.

Trong một diễn biến khác, dự trữ dầu của Mỹ đang ở mức thấp nhất trong gần 4 thập kỷ. Theo số liệu công bố gần đây của Bộ Năng lượng, dự trữ dầu chiến lược của Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1984. Trong khi Tổng thống Joe Biden rút dự trữ dầu để giảm giá khí đốt, chính quyền của ông không có kế hoạch bổ sung dự trữ cho đến sau năm tới.

Mỹ đã tiêu thụ hết 18 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ vào tháng 8, khiến lượng tồn kho hiện tại ở mức 450 triệu thùng. Nhà Trắng đã cho phép bán 20 triệu thùng vào cuối tháng 7, bên cạnh 125 triệu thùng đã được bán hết trong 6 tháng đầu năm.

Giá năng lượng đã tăng vọt dưới thời ông Biden. Phe Cộng hòa đổ lỗi cho các chính sách năng lượng xanh của tổng thống và hạn chế sản xuất dầu trong nước. Giá xăng tăng từ mức trung bình 2,28 USD/gallon (3,78 lít) vào tháng 12.2020 đã tăng lên 3,40 USD một năm sau đó.

Khi các thị trường quay cuồng với cuộc xung đột ở Ukraina và sau khi Tổng thống Biden cấm vận nhập khẩu dầu của Nga, một gallon xăng trung bình có giá kỷ lục 5 USD trong tháng 6 vừa qua.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ ước tính vào tháng trước rằng giá xăng sẽ tăng thêm 40 cent/gallon nếu không mở kho dự trữ. Giờ đây, với gần 150 triệu thùng được bán ra, giá xăng đã trở lại mức tháng 2 là 3,85 USD/gallon - theo số liệu trực tiếp từ Hiệp hội Ô tô Mỹ hôm 29.8.

Một số dầu rút từ kho dự trữ của Mỹ đã được bán cho các nhà máy lọc dầu nước ngoài, trong đó gần một triệu thùng sẽ được chuyển đến một công ty con của tập đoàn dầu khí Trung Quốc Sinopec. Sinopec trước đây đã nhận được hàng tỉ USD đầu tư từ quỹ đầu tư do Hunter Biden - con trai của ông Joe Biden - sở hữu một phần.

Chính quyền ông Biden đã bán bớt khoảng 1/4 trữ lượng dầu của Mỹ trong năm nay và vẫn chưa rõ có kế hoạch rút cạn kho dự trữ trong bao lâu nữa. Tháng trước, Nhà Trắng thông báo rằng có thể phải sau năm tài chính 2023, dầu mới được nạp lại.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý cuộc chiến khí đốt Nga - EU

Ngọc Vân |

EU không có giải pháp thay thế khí đốt Nga, trong khi Nga không bán cho EU thì vẫn còn có nhiều thị trường khác.

EU sợ Nga áp đặt không chỉ giá khí đốt

Song Minh |

Thủ tướng Áo Karl Nehammer muốn EU tách biệt giá khí đốt và giá điện, không để Nga áp đặt cả hai loại giá.

Nhiều nơi ở EU muốn nối lại mua khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Nhiều nước EU từng từ chối thanh toán bằng đồng rúp giờ muốn nối lại mua khí đốt Nga, trong khi một thành phố muốn được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt Nga cũng để mua khí đốt.

Chelsea thua tối thiểu Dortmund tại vòng 1/8 Champions League

Văn An |

Rạng sáng 16.2 (giờ Việt Nam), trận đấu lượt đi giữa Dortmund và Chelsea tại vòng 1/8 Champions League kết thúc với chiến thắng tối thiểu thuộc về đội chủ nhà.

Tin sáng: WHO họp khẩn về virus truyền nhiễm nan y giết chết nhiều người

NHÓM PV |

PODCAST 16.2: Không khí lạnh suy yếu dần, nắng ấm quay lại miền Bắc; Kẻ xâm hại con gái ruột lãnh án 16 năm tù; Virus truyền nhiễm nan y giết chết nhiều người, WHO họp khẩn;...

Những mẻ lưới dính đầy ốc mỡ cập làng chài Mũi Né, ngư dân kiếm tiền triệu

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Những ngày qua, ngư dân Mũi Né trúng luồng ốc mỡ nên thúng nào cập bờ cũng đầy ốc mỡ dính lưới. Mỗi ký ốc mỡ được thu mua giá khoảng 30 nghìn đồng nên thúng nào đánh được hơn 1 tạ đều kiếm được tiền triệu.

PSG đã lạc đường khi chỉ tập trung vào các siêu sao

VIỆT HÙNG |

Thất bại trước Bayern trên sân nhà trong trận lượt đi vòng 1/8 Champions League có thể khiến PSG thêm lần nữa rời khỏi cuộc đua danh hiệu từ rất sớm.

Cầu thủ nhí Thái Lan được giải cứu khỏi hang năm 2018 qua đời ở Anh

Thanh Hà |

Duangphet Phromthep, 1 trong 12 người được giải cứu khỏi hang động ngập nước ở Thái Lan sau chiến dịch kéo dài hàng tuần thu hút sự chú ý toàn cầu vào năm 2018, đã qua đời ở Anh, các quan chức Anh và Thái Lan thông báo ngày 15.2.

Nghịch lý cuộc chiến khí đốt Nga - EU

Ngọc Vân |

EU không có giải pháp thay thế khí đốt Nga, trong khi Nga không bán cho EU thì vẫn còn có nhiều thị trường khác.

EU sợ Nga áp đặt không chỉ giá khí đốt

Song Minh |

Thủ tướng Áo Karl Nehammer muốn EU tách biệt giá khí đốt và giá điện, không để Nga áp đặt cả hai loại giá.

Nhiều nơi ở EU muốn nối lại mua khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Nhiều nước EU từng từ chối thanh toán bằng đồng rúp giờ muốn nối lại mua khí đốt Nga, trong khi một thành phố muốn được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt Nga cũng để mua khí đốt.