Mua bán, sang nhượng sổ tiết kiệm nhộn nhịp trên không gian mạng

Minh Ánh |

Trên không gian mạng, thị trường giao dịch chuyển nhượng, mua bán sổ tiết kiệm diễn ra sôi động, nhất là khi các ngân hàng giảm lãi suất huy động.

Nhộn nhịp thị trường chuyển nhượng sổ tiết kiệm

Cuối tháng 7, hàng loạt ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động về mức dưới 8%/năm. Kể từ đó, các bài đăng mua bán, sang nhượng sổ tiết kiệm trên các hội nhóm Facebook cũng xuất hiện rầm rộ.

Tại nhóm Facebook "Gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng", không khó để bắt gặp các bài đăng sang nhượng, mua bán sổ tiết kiệm được đăng tải liên tục.

"Tôi cần nhượng lại cuốn sổ tiết kiệm tại Hà Nội. VPBank 5 tỉ, lãi suất 8,7%. Thời hạn 8 tháng" - ông Đỗ Hồng Quang (tên nhân vật được thay đổi) đăng bài trên hội nhóm ngày 26.7.2023.

Theo ông Quang, sổ của ông còn 3 tháng, tức đến tháng 10 mới đáo hạn. Tuy nhiên, nếu muốn rút trước kỳ hạn thì ông sẽ mất toàn bộ số tiền lãi.

"Tôi đang có 5 tỉ đồng gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên vì lý do cần vốn để đầu tư nên tôi muốn sang nhượng sổ cho người có nhu cầu" - ông Quang nói.

Theo ông Quang, trước khi đăng bài lên các hội nhóm, ông đã "nằm vùng" và hỏi rõ về phương thức sang nhượng sổ tại ngân hàng. Theo đó, ông chỉ cần tìm được người có nhu cầu, sau đó cùng lên ngân hàng làm thủ tục, đóng phí chuyển nhượng là đã hoàn thành giao dịch.

Bài đăng tìm người của chị Q.C trên nhóm facebook. Ảnh chụp màn hình.
Bài đăng tìm người mua sổ tiết kiệm của chị Q.C trên nhóm Facebook. Ảnh chụp màn hình

Chị Q.C (Hà Nội) - một người có nhu cầu chuyển nhượng sổ tiết kiệm ngân hàng - cho biết: "Mình đăng bài cần nhượng hai sổ tiết kiệm 2,5 tỉ đồng với lãi suất là 10,3% và sổ 2,1 tỉ đồng lãi suất 9,3% vào ngày 25.7.2023. Có rất nhiều người có nhu cầu muốn mua lại sổ. Phần tin nhắn của mình liên tục có thông báo mới.

Có người chỉ muốn mua lại một sổ, có người mua lại cả hai. Và ngay trong ngày hôm đăng bài, mình đã hoàn thành luôn việc sang nhượng" - chị C. chia sẻ.

Đề phòng rủi ro

Theo Thông tư số 48 quy định tiền gửi tiết kiệm, quy định chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm được thực hiện như sau: Tổ chức tín dụng hướng dẫn người gửi tiền cách thực hiện chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm hợp pháp. Trường hợp sổ được chuyển nhượng theo thừa kế, đối tượng nhận sang tên cần đảm bảo là công dân Việt Nam (nếu là sổ gửi bằng đồng Việt Nam), hoặc công dân Việt Nam là người cư trú (nếu sổ gửi bằng ngoại tệ).

Tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hiện nay, việc chuyển nhượng sổ tiết kiệm yêu cầu hoàn thiện giấy tờ cả 3 bên: Chủ cũ, chủ mới, ngân hàng chủ quản. Vì thế, thủ tục này chỉ được thực hiện tại chi nhánh/phòng giao dịch dưới sự hỗ trợ trực tiếp của giao dịch viên.

Phí sang tên sổ tiết kiệm của các ngân hàng hiện nay đang dao động từ 50.000 - 100.000 đồng/lần/sổ hoặc tài khoản. Tùy thuộc ngân hàng mà mức phí này được quy định khác nhau.

Trao đổi với Lao Động, Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương - Đoàn Luật sư Hà Nội - cho biết, điểm cốt lõi là việc mua bán sổ tiết kiệm chỉ được thực hiện tại các phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng dưới sự hỗ trợ trực tiếp của giao dịch viên, như vậy mới loại bỏ tất cả được các rủi ro không đáng có.

Bà Hương cho biết, có nhiều trường hợp người mua và người bán chuyển nhượng sổ tiết kiệm cho nhau dưới hình thức ký hợp đồng ủy quyền nhận tiền thay khi đến hạn. Theo đó, việc ủy quyền không phải là một hình thức chuyển nhượng, người ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

Trên thực tế, Thông tư số 04/2022 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền sẽ có hiệu lực từ ngày 1.8. Theo đó, khách hàng rút toàn bộ tiền gửi trước hạn sẽ nhận được mức lãi suất bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi.

Nếu rút trước hạn một phần tiền gửi thì phần tiền gửi rút trước hạn sẽ áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất. Phần tiền gửi còn lại sẽ áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Một số rủi ro khi chuyển nhượng sổ tiết kiệm không phải ai cũng biết

Minh Huy (T/H) |

Chuyển nhượng sổ tiết kiệm là hình thức thay đổi chủ sở hữu của cuốn sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Thị trường giao dịch chuyển nhượng sổ tiết kiệm rất sôi động nên người dân cần nắm rõ tránh những rủi ro không đáng có.

Cách rút tiền khi mất sổ tiết kiệm bạn nên biết

Minh Huy (T/H) |

Sổ tiết kiệm giúp chứng minh việc bạn gửi tiền tại các ngân hàng. Nếu lỡ làm mất sổ tiết kiệm, bạn hãy nắm rõ quy trình xử lý dưới đây.

Trao tặng sổ tiết kiệm cho công nhân mỏ có hoàn cảnh khó khăn

Hoàng Quang |

Công đoàn Công ty Than Nam Mẫu (Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam) đã quyết định trao tặng 36 sổ tiết kiệm, trị giá 10 triệu đồng/sổ cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn, đang làm việc tại các đơn vị trong công ty.

Cán bộ công đoàn, người lao động kỳ vọng vào Diễn đàn Người lao động năm 2023

Quế Chi - Hà Anh |

Ngày 28.7, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội sẽ diễn ra Diễn đàn Người lao động năm 2023 (Diễn đàn) với chủ đề "Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn". Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ trực tiếp chủ trì diễn đàn.

Bộ Y tế tiếp nhận 258.000 liều vaccine 5 trong 1 cho tiêm chủng mở rộng

Thùy Linh |

Chiều 27.7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dự và chứng kiến lễ tiếp nhận 72.300 vaccine DPT-VGB-Hib (vaccine 5 trong 1) ủng hộ chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ em nghèo miền núi phía Bắc.

Bão số 2 liên tục giảm cấp, cách Phúc Kiến (Trung Quốc) 310km

MINH HÀ |

Bão số 2 đang duy trì sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16, cách Phúc Kiến (Trung Quốc) khoảng 310km về phía Nam Đông Nam.

Sở Văn hóa yêu cầu VCPMC chứng minh ban tổ chức đêm diễn Blackpink vi phạm bản quyền

Huyền Chi |

Chiều 27.7, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã gửi văn bản yêu cầu thu hồi giấy phép biểu diễn của Blackpink tại Việt Nam.

Tin 20h: Giáo viên mong ngóng chế độ, chính sách để giảm bớt khó khăn

Linh Trang - Vũ Linh |

Tin 20h ngày 27.7: 3,5ha đầm giữa Thủ đô "mất tích" và những luật ngầm xây dựng trái phép; Đề xuất có thêm chế độ, chính sách cho giáo viên; Công nhân thất nghiệp về quê, nhiều dãy nhà trọ ở Bình Dương trống lốc; Vụ công nhân ngạt khí dưới cống: "Chưa kịp cứu đồng nghiệp đã ngất lịm";...

Một số rủi ro khi chuyển nhượng sổ tiết kiệm không phải ai cũng biết

Minh Huy (T/H) |

Chuyển nhượng sổ tiết kiệm là hình thức thay đổi chủ sở hữu của cuốn sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Thị trường giao dịch chuyển nhượng sổ tiết kiệm rất sôi động nên người dân cần nắm rõ tránh những rủi ro không đáng có.

Cách rút tiền khi mất sổ tiết kiệm bạn nên biết

Minh Huy (T/H) |

Sổ tiết kiệm giúp chứng minh việc bạn gửi tiền tại các ngân hàng. Nếu lỡ làm mất sổ tiết kiệm, bạn hãy nắm rõ quy trình xử lý dưới đây.

Trao tặng sổ tiết kiệm cho công nhân mỏ có hoàn cảnh khó khăn

Hoàng Quang |

Công đoàn Công ty Than Nam Mẫu (Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam) đã quyết định trao tặng 36 sổ tiết kiệm, trị giá 10 triệu đồng/sổ cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn, đang làm việc tại các đơn vị trong công ty.