Miền Trung trỗi dậy sau đại dịch COVID-19

Thanh Hải |

Sau hơn 2 năm dịch bệnh COVID-19, các địa phương trong cả nước nói chung và Miền Trung-Tây Nguyên nói riêng đã hối hả phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế. Năm 2022 là năm bản lề đánh dấu sự phục hồi và phát triển trên các mặt kinh tế - xã hội, chỉ số tăng trưởng của các tỉnh thành miền Trung đều vượt bậc...

Hồi phục thần kỳ

Cuối năm 2022, Hội đồng nhân dân các tỉnh thành miền Trung đều công bố đạt mức tăng trưởng kinh tế (GRDP) cao. Trong đó, TP.Đà Nẵng tăng hơn 14,05% so với năm 2021, đứng thứ 3 cả nước. Thu ngân sách nhà nước hơn 23 nghìn tỉ đồng, đạt hơn 120% dự toán. GRDP của Khánh Hòa tăng gần 20,5% - mức cao nhất trong 10 năm qua và là tỉnh có mức tăng cao thứ 2 cả nước.

Ngoài 2 "đầu tàu" của miền Trung lâu nay là Đà Nẵng và Khánh Hòa, thì nay các tỉnh thành như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định cũng nổi lên như những điểm sáng mới của khu vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam là 11,2%, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố trên cả nước và xếp thứ 2/5 tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.

Nhưng thu ngân sách nhà nước của Quảng Nam đạt hơn 34 nghìn tỉ đồng, đạt 135% dự toán và tăng hơn 40% so với cùng kỳ. Đây là con số khá ấn tượng, bởi thu ngân sách của Quảng Nam năm 2019 - thời điểm chưa bị tác động dịch COVID-19 - cũng chỉ trên 21 nghìn tỉ đồng.

Tuyến du lịch biển xuyên tỉnh Đà Nẵng - Quảng Ngãi vừa được khai trương trong năm 2022. Ảnh: Thanh Hải
Tuyến du lịch biển xuyên tỉnh Đà Nẵng - Quảng Ngãi vừa được khai trương trong năm 2022. Ảnh: Thanh Hải

Trong khi đó, Bình Định có 19/19 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đều đạt và vượt kế hoạch. Lần đầu tiên tỉnh này thu ngân sách nhà nước đạt hơn 16.500 tỉ đồng. GRDP tăng 8,57%, đưa Bình Định xếp thứ 37/63 tỉnh, thành cả nước...

Còn Quảng Ngãi, tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,29% trong năm 2022, nhưng thu ngân sách thì được đánh giá là tăng một cách thần kỳ, với mức trên 34 nghìn tỉ đồng, là cực kỳ cao so với cả nước.

Tạo ra nhiều "trụ cột" phát triển

Một lĩnh vực khác là du lịch và dịch vụ cũng là thế mạnh của các tỉnh thành miền Trung, mang lại sự thịnh vượng, phát triển kinh tế xã hội trong hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, gần 3 năm dịch bệnh COVID-19 diễn ra, nền kinh tế suy giảm, ảnh hưởng cuộc chiến Nga - Ukraina... đã khiến du lịch, dịch vụ giảm suốt, người lao động mất việc làm.

Hoạt động du lịch của Đà Nẵng được đánh giá phục hồi mạnh mẽ, số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ tăng gấp 3 lần... Doanh thu từ du lịch của Khánh Hòa cũng tăng gấp 6 lần so năm 2021.... Nhưng ở tất cả địa phương, sự tăng trưởng này vẫn còn rất thấp so với thời điểm 2019 - trước dịch bệnh COVID-19 bùng phát.

Đây cũng là thực trạng chung của các tỉnh thành khu vực miền Trung. Trong năm 2022, các địa phương có nguồn thu chủ yếu từ sản xuất công nghiệp là Quảng Nam (chủ yếu từ ôtô Trường Hải), Quảng Ngãi (từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, Thép Hòa Phát). Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào một lĩnh vực như đất đai, du lịch, dịch vụ trước đây thì cũng sẽ bấp bênh.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết: "Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Thép Hòa Phát Dung Quất là trụ cột của động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, Nhà máy lọc dầu Dung Quất là đóng góp chính cho nguồn thu ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên, không thể chỉ phụ thuộc vào giá trị sản xuất công nghiệp của hai doanh nghiệp này.

Ông Minh dự báo mức tăng trưởng của tỉnh Quảng Ngãi năm 2023 sẽ âm từ 3,5 đến 3% do sụt giảm mạnh nguồn thu, Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất cắt giảm sản xuất, dừng hoạt động để bảo dưỡng...

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho hay, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng đến mô hình cấu trúc không gian phát triển “2 vùng, 3 cửa ngõ, 3 cụm động lực, 8 hành lang phát triển”. Trong đó, tỉnh Quảng Nam phát triển không gian thành 2 vùng Đông - Tây và 3 cửa ngõ: Khu kinh tế mở Chu Lai - Đô thị Di sản thế giới Hội An - Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang.

Vùng miền núi phía Tây được xác định là vùng bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, vùng nguyên liệu, nông, lâm và dược liệu tầm quốc gia và là cửa ngõ giao thương kinh tế, thương mại và du lịch giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam với các tỉnh Nam Lào và Đông - Bắc Thái Lan. Vùng Đông Quảng Nam với 9 huyện, thị xã, thành phố là vùng động lực với các ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế biển, dịch vụ, công nghiệp sạch, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.

Theo ông Thanh, vùng Đông tỉnh Quảng Nam là khu vực tập trung các đô thị lớn và trung tâm hành chính. Trong đó, Hội An sẽ trở thành đô thị di sản du lịch, giao lưu quốc tế; đô thị Điện Bàn là không gian phát triển khoa học - công nghệ - đổi mới sáng tạo và thành phố Tam Kỳ được quy hoạch trở thành đô thị hành chính, kinh tế quan trọng của khu vực miền Trung.

Tương tự, Đà Nẵng cũng không "dựa" chính từ nguồn thu chính là đất đai hay du lịch nữa, theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, năm 2023, Đà Nẵng xác định cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khẩn trương điều chỉnh, bổ sung các chính sách theo hướng có trọng tâm, trọng điểm.

Năm 2023, thành phố sẽ ban hành Đề án “Nghiên cứu kêu gọi, xúc tiến các nhà đầu tư lớn đầu tư vào các khu công nghiệp mới và Khu Công nghiệp hỗ trợ Khu Công nghệ cao và chính sách xã hội hóa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022-2025”; Tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới, khẩn trương hoàn thành các thủ tục và hạ tầng đưa Khu Công viên Phần mềm số 2 và Cụm Công nghiệp Cẩm Lệ vào hoạt động.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Thủ phủ mai vàng miền Trung trông chờ trời để kịp "hé cười" dịp Tết

Hoài Luân |

Bình Định - Còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tại thủ phủ mai vàng miền Trung, nhiều hộ trồng mai chỉ biết trông chờ vào trời để mai vàng kịp "hé cười" dịp Tết.

Cảng cá lớn nhất miền Trung đìu hiu những ngày giáp Tết

Tường Minh - Văn Trực |

Dù chỉ hơn 10 ngày nữa là tới Tết Nguyên đán, nhưng không khí đìu hiu, ảm đạm vẫn bao trùm cảng cá Thọ Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), nơi được coi là chợ cá lớn nhất của khu vực miền Trung.

Hiện thực tuyến cao tốc kết nối trục động lực Miền Trung

HƯNG THƠ |

Ngày cuối cùng của năm 2022, cao tốc đoạn Cam Lộ - La Sơn (Quảng Trị - TT Huế) khánh thành. Ngày đầu năm 2023, cao tốc đoạn Cam Lộ - Vạn Ninh (Quảng Trị - Quảng Bình) được khởi công. Khi các tuyến này hoàn thiện, đi vào hoạt động sẽ kết nối trục động lực Miền Trung.

Kinh tế Đà Nẵng tăng 14%, dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - GRDP cả năm 2022 của thành phố ước tăng 14,05% so với năm 2021; tăng 15,34% so với năm 2020 và tăng 6,34% so với năm 2019. Đà Nẵng cũng là địa phương đang dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cả về tốc độ và quy mô.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Thủ phủ mai vàng miền Trung trông chờ trời để kịp "hé cười" dịp Tết

Hoài Luân |

Bình Định - Còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tại thủ phủ mai vàng miền Trung, nhiều hộ trồng mai chỉ biết trông chờ vào trời để mai vàng kịp "hé cười" dịp Tết.

Cảng cá lớn nhất miền Trung đìu hiu những ngày giáp Tết

Tường Minh - Văn Trực |

Dù chỉ hơn 10 ngày nữa là tới Tết Nguyên đán, nhưng không khí đìu hiu, ảm đạm vẫn bao trùm cảng cá Thọ Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), nơi được coi là chợ cá lớn nhất của khu vực miền Trung.

Hiện thực tuyến cao tốc kết nối trục động lực Miền Trung

HƯNG THƠ |

Ngày cuối cùng của năm 2022, cao tốc đoạn Cam Lộ - La Sơn (Quảng Trị - TT Huế) khánh thành. Ngày đầu năm 2023, cao tốc đoạn Cam Lộ - Vạn Ninh (Quảng Trị - Quảng Bình) được khởi công. Khi các tuyến này hoàn thiện, đi vào hoạt động sẽ kết nối trục động lực Miền Trung.

Kinh tế Đà Nẵng tăng 14%, dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - GRDP cả năm 2022 của thành phố ước tăng 14,05% so với năm 2021; tăng 15,34% so với năm 2020 và tăng 6,34% so với năm 2019. Đà Nẵng cũng là địa phương đang dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cả về tốc độ và quy mô.