Mặt bằng mới cho thị trường lúa gạo toàn cầu

LỤC TÙNG |

Sự kiện Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo được đánh giá là cơ hội để nhiều quốc gia xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam, chung tay lập lại bình đẳng cho giá lúa gạo toàn cầu.

Khoảng trống lớn

Với mức xuất khẩu bình quân trên 20 triệu tấn/năm, chiếm gần một nửa thương mại gạo toàn cầu, Ấn Độ được xem như “ông lớn” trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Vì thế mọi biến động của quốc gia này trong việc xuất khẩu gạo đều phát sinh ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới. Vì vậy mới đây khi Chính phủ quốc gia này ban lệnh cấm xuất khẩu, đã tạo ra làn sóng lo ngại. Theo các chuyên gia, trước mắt lệnh chỉ mới áp dụng lên 2 trong số 4 loại gạo xuất khẩu chủ lực của quốc gia này. Cụ thể, đối với 2 mặt hàng gạo có giá trị cao là gạo đồ và gạo Basmati vẫn được phép xuất khẩu tự do. Riêng hai loại còn lại là gạo tẻ thường và gạo tấm bị cấm xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào thực tế trước đó, thì việc hạn chế xuất khẩu này thật sự tạo ra làn sóng lo ngại đến gần một nửa thế giới các quốc gia tín đồ lúa gạo. Cụ thể, trong niên vụ 2021-2022, Ấn Độ đã xuất khẩu trên 21 triệu tấn gạo. Trong đó, gạo tẻ và tấm chiếm đến trên 17 triệu tấn.

Các nhà phân tích dự báo việc áp dụng lệnh cấm xuất khẩu lần này, Ấn Độ sẽ hạn chế xuất khẩu đến gần 10 triệu tấn gạo, tấm, tức tương đương một nửa lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ. Có nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ Ấn Độ bất ngờ đưa ra lệnh này, nhưng cơ bản vẫn là chuyện bảo vệ an ninh lương thực quốc gia của bản quốc... Và dù với lý do gì thì điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến các quốc gia nhập khẩu và hơn thế nữa. Theo các chuyên gia kinh tế, phần lớn gạo tẻ và tấm của nước này là sang Châu Phi, Trung Quốc và cả Việt Nam. ThS Nguyễn Phước Tuyên, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp cho biết, chỉ riêng mặt hàng tấm, năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu trên 2 triệu tấn từ Ấn Độ. Đặc biệt là Việt Nam, quốc gia đứng TOP 3 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu gạo toàn cầu cũng nhập khẩu tấm Ấn Độ với số lượng lớn. Chỉ riêng năm 2021, đã nhập khẩu từ quốc gia này trên 1 triệu tấn gạo các loại, trong đó tấm chiếm 60%.

Cơ hội cho mặt bằng mới

“Việc Ấn Độ ban lệnh cấm xuất khẩu gạo là cơ hội để tạo ra mặt bằng mới trên thị trường thương mại gạo toàn cầu”- ThS Tuyên nhấn mạnh. Bị mất đi nguồn cung cấp truyền thống trong bối cảnh nhiều diện tích trồng lúa mỳ trên thế giới cũng bị mất mùa, giảm năng suất do ảnh hưởng nắng nóng kỷ lục đã khiến nhiều quốc gia nhập khẩu gạo chất lượng thấp và tấm của Ấn Độ chuyển hướng tìm nhà cung cấp mới để bù đắp vào.

Theo Th.S Tuyên, chỉ tính riêng Trung Quốc và Việt Nam, con số này đã tương đương 3 triệu tấn. Trong đó Trung Quốc nhập khẩu phục vụ cho ngành chăn nuôi và Việt Nam nhập khẩu chủ yếu để sản xuất bột (do lượng tinh bột cao, chiếm 30%). Với lợi thế địa lý và có nhiều giống lúa có hàm lượng tinh bột cao,Việt Nam có nhiều cơ hội là lựa chọn thay thế. Điều này không chỉ mở rộng đường để gạo Việt tăng tốc chiếm lĩnh thị trường bên ngoài mà còn giành lại vai trò kiểm soát thế trận ngay trên sân nhà. Theo các chuyên gia kinh tế, tới đây nhiều khả năng giá gạo xuất khẩu sẽ tăng lên. Điều này tạo ra cơ hội để lập mặt bằng giá mới. Nhưng đây không có nghĩa là chuyện “đục nước béo cò” mà là thiết lập lại mặt bằng giá bình đẳng trên thị trường lúa gạo vốn đang chứa đựng nhiều bất công mà Ấn Độ là “đầu tàu”.

Thời gian qua, giá nhiều mặt hàng đầu vào của lúa gạo tăng cao, trong khi đó, giá gạo xuất khẩu lại tăng trưởng rất chậm do ảnh hưởng từ Ấn Độ. Thực tế thời gian qua cho thấy, Ấn Độ với chính sách “bảo hộ” thông qua hình thức trợ giá, trợ cấp cho người trồng lúa trong nước, đã tạo ra mặt bằng giá gạo xuất khẩu bất hợp lý so với mặt bằng chung. Trong tài khoá 2022-2023 chính phủ Ấn Độ đã chi 14 tỉ USD để hỗ trợ chênh lệch giá phân bón giữa thế giới và giá phân hỗ trợ bán cho nông dân. Vì thế, dù giá phân hóa học trên thị trường thế giới tăng đột biến, nhưng giá phân ở Ấn Độ ở mức thấp đến mức không tưởng.

Cụ thể, giá phân URE chỉ có 1.631 đồng/kg; DAP 7.610 đồng/kg. Đáng lo hơn là sau đó lại xuất khẩu với giá thấp, làm méo mó thị trường cũng như ngành thương mại. Cụ thể, giá gạo trắng 5% của Ấn Độ đang được xuất bán với giá khoảng 340 USD/ tấn. Trong khi đó, cùng loại này của Việt Nam và Thái Lan tương tự là 395, 430 USD/tấn. Điều này đã tạo bất hợp lý cho giá lúa gạo toàn cầu. “Hơn 20 năm qua giá gạo xuất khẩu thế giới chỉ tăng 20-30% và dao động quanh mức 300-400 USD/tấn. Trong khi đó chi phí liên tục tăng cao. Chỉ riêng giá phân bón đã tăng 160-200%”- Th.S Tuyên nhấn mạnh.

Theo ThS Tuyên, Việt Nam nên tận dụng cơ hội này, cùng với Thái Lan (hai cường quốc xuất khẩu gạo) hợp tác, triển khai nhanh cách điều chỉnh giá xuất khẩu gạo hợp lý nhằm cải thiện đời sống của người trồng lúa 2 nước. Trong đó, bên cạnh việc sử dụng cơ chế định giá trên thị trường toàn cầu, Việt Nam cần tạo điều kiện để tiến tới nền nông nghiệp quy mô lớn, sản xuất hiện đại theo chuyển đổi số và kết nối thông minh với khách hàng như cách mà Tập đoàn Lộc Trời đang thực hiện thành công tại thị trường Châu Âu. 

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Giá vàng lao dốc; Việt Nam có lợi thế xuất khẩu gạo

Khương Duy |

Trung Quốc tiếp tục kiểm tra virus SARS-CoV-2 trên thực phẩm lạnh; Việt Nam đang có lợi thế giành ngôi vị á quân về xuất khẩu gạo; Giá vàng ồ ạt lao dốc bất chấp dự báo tích cực... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Việt Nam đang có lợi thế giành ngôi vị á quân về xuất khẩu gạo

Vũ Long |

Sau Ấn Độ, vị trí á quân về xuất khẩu gạo đang ở thế giằng co giữa Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên, gạo Việt đang có nhiều lợi thế hơn.

Xuất khẩu gạo Việt Nam nhiều lạc quan nhờ hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA

Vũ Long |

Xuất khẩu gạo của Việt Nam hưởng nhiều lợi thế nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA) mang lại.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất trong 4 nước xuất khẩu gạo

Vũ Long |

Trong khi giá gạo xuất khẩu của Pakistan và Thái Lan nhiều phiên “lao dốc”, thì giá gạo Việt Nam ổn định và cao nhất trong số 4 nước xuất khẩu gạo.

Nhiều khó khăn, xuất khẩu gạo vẫn lạc quan trong 6 tháng cuối năm

Vũ Long |

Mặc dù xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức, nhưng dự báo tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2022.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Kinh tế 24h: Giá vàng lao dốc; Việt Nam có lợi thế xuất khẩu gạo

Khương Duy |

Trung Quốc tiếp tục kiểm tra virus SARS-CoV-2 trên thực phẩm lạnh; Việt Nam đang có lợi thế giành ngôi vị á quân về xuất khẩu gạo; Giá vàng ồ ạt lao dốc bất chấp dự báo tích cực... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Việt Nam đang có lợi thế giành ngôi vị á quân về xuất khẩu gạo

Vũ Long |

Sau Ấn Độ, vị trí á quân về xuất khẩu gạo đang ở thế giằng co giữa Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên, gạo Việt đang có nhiều lợi thế hơn.

Xuất khẩu gạo Việt Nam nhiều lạc quan nhờ hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA

Vũ Long |

Xuất khẩu gạo của Việt Nam hưởng nhiều lợi thế nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA) mang lại.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất trong 4 nước xuất khẩu gạo

Vũ Long |

Trong khi giá gạo xuất khẩu của Pakistan và Thái Lan nhiều phiên “lao dốc”, thì giá gạo Việt Nam ổn định và cao nhất trong số 4 nước xuất khẩu gạo.

Nhiều khó khăn, xuất khẩu gạo vẫn lạc quan trong 6 tháng cuối năm

Vũ Long |

Mặc dù xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức, nhưng dự báo tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2022.