Luân canh lúa - tôm theo hướng hữu cơ, nông dân thu lợi không ngờ

NGUYÊN ANH |

Chuyển mạnh sản xuất theo mô hình luân canh lúa – tôm và hình thành mô hình canh tác lúa theo hướng hữu cơ từ rất sớm không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện An Biên (Kiên Giang) mà còn tạo ra hệ sinh thái sạch để nuôi tôm hiệu quả, từng bước xây dựng nền nông nghiệp phát triển an toàn, bền vững.

Nông dân nhập cuộc làm lúa hữu cơ

Anh Phạm Chí Mến, 1 nông dân đang theo đuổi mô hình ruộng lúa hữu cơ ở huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) được 6 mùa vụ cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi, năng suất lúa mùa ước đạt từ 700 – 800 kg/công tầm lớn, lợi nhuận thu về đạt hơn 5 triệu đồng/công, cao hơn hẳn so với canh tác lúa theo phương pháp truyền thống.

Hiện nay, gia đình anh Mến canh tác lúa hữu cơ giống ST 25 trên diện tích 3 ha, cùng các thành viên trong Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ấp Nam Quý, xã Đông Thái sản xuất theo hợp đồng liên kết với doanh nghiệp Hồ Quang Trí ở Sóc Trăng.

Anh Mến chia sẻ: "Quy trình kỹ thuật canh tác hữu cơ còn khá mới mẻ so với tập quán canh tác lúa truyền thống nhưng không khó lắm lại tiết kiệm nhiều chi phí sản xuất. Giống, vật tư được doanh nghiệp bao tiêu và lúa sau thu hoạch đều được thu mua với giá cao hơn so với ngoài thị trường nên nông dân an tâm sản xuất".

Còn hộ anh Nguyễn Văn Huynh đang canh tác 20 ha lúa hữu cơ cho biết, sau khi chuyển đổi từ 2 vụ lúa/năm sang canh tác 1 vụ tôm 1 vụ lúa, gia đình anh cũng chưa tiếp cận với phương thức canh tác lúa hữu cơ. Tuy nhiên, thấy các nông dân khác làm có hiệu quả kinh tế cao nên từ năm 2020, anh Huynh đã chuyển sang canh tác lúa hữu cơ.

Anh Mến (trái) và ông Thương (phải) thăm đồng lúa canh tác hữu cơ. Ảnh: Xuân Nhi
Anh Mến (trái) và ông Thương (phải) thăm đồng lúa canh tác hữu cơ. Ảnh: Xuân Nhi

“Mình thấy làm lúa hữu cơ có chi phí đầu tư thấp, thân thiện với môi trường. Lúc đầu cũng e ngại lắm nhưng giờ thấy hiệu quả cao vì chính mình đã làm, trải nghiệm”, anh Huynh bộc bạch.

Lợi nhuận gấp 4 canh tác truyền thống

Theo ông Phạm Chí Thương - Giám đốc HTX nông nghiệp ấp Nam Quý, những ngày đầu thành lập, 14 thành viên tham gia sản xuất trên diện tích 17 ha, đến nay mở rộng gần 100 ha với 21 thành viên.

“HTX áp dụng thành công mô hình tôm – lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, 3 năm hoạt động, lợi nhuận của HTX tăng gấp 3 lần so với năm đầu triển khai, lợi nhuận bình quân cho thành viên là gần 160 triệu đồng/năm, gấp 4 lần so với canh tác lúa truyền thống trước đây”, ông Thương vui vẻ cho biết.

Lợi nhuận cao, năng suất ổn định nên thành viên an tâm sản xuất; họ cũng thay đổi dần tập quán canh tác, hướng tới nâng dần chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Thương cũng cho biết thêm, thời gian tới HTX sẽ liên kết thêm với nhiều bà con nông dân lân cận để thành lập làng lúa hữu cơ và đăng ký chứng nhận hữu cơ cho tôm nuôi.

Ông Trang Minh Tú - Trưởng phòng NN&PTNT huyện An Biên, nhận định: Canh tác hữu cơ giúp tôm được nuôi trong đất ruộng với nguồn thức ăn tự nhiên, ít dịch bệnh, không dùng hóa chất, kháng sinh. Môi trường nuôi tôm cung cấp dinh dưỡng đất cho cây lúa nên nhờ đó tiết kiệm chi phí phân bón, ngược lại cây lúa cải tạo môi trường đất tạo thức ăn tự nhiên cho tôm.

Năm 2023, huyện An Biên xuống giống lúa trên đất nuôi tôm khoảng 20.500 ha. Ảnh: Xuân Nhi
Năm 2023, huyện An Biên xuống giống lúa trên đất nuôi tôm khoảng 20.500 ha. Ảnh: Xuân Nhi

"Qua đó, góp phần tạo hướng đi bền vững trong sản xuất, giúp nông dân thực sự làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Mô hình này không chỉ tạo ra sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng mà về lâu dài còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải tạo đất và nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm, giảm chi phí đầu tư trong sản xuất”, ông Tú nhấn mạnh.

Theo Phòng NNPTNT huyện An Biên, vụ mùa năm 2023, huyện An Biên xuống giống lúa trên đất nuôi tôm khoảng 20.500 ha. Trong đó, sản xuất lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế với quy mô 500 ha, hiện có 3 công ty ngoài tỉnh đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với HTX và các hộ dân. Riêng HTX ấp Nam Quý đã ký hợp đồng bao tiêu từ đầu vụ với giá 10.000 đồng/kg, lúa hữu cơ sau khi thu hoạch năng suất đạt từ 7,5 – 8 tấn/ha.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

“Cuộc chơi lớn” 1 triệu héc ta lúa và sự "hết lòng" của người nông dân

Hoàng Văn Minh |

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nói đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao là “cuộc chơi lớn”.

Lúa chất lượng cao chiếm hơn 95% diện tích vụ Đông Xuân ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân năm nay, Kiên Giang sẽ gieo trồng khoảng 279.000 ha, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 95% diện tích trở lên, sản lượng hơn 2 triệu tấn.

Từ khó ló khôn, nông dân chế tạo máy thu hoạch lúa chét ngập nước

NGUYÊN ANH |

Thấy bà con vất vả cắt lúa chét trong nước lại phải qua nhiều công đoạn phức tạp 1 nông dân ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã mày mò sáng tạo ra chiếc máy tuốt lúa chét giải quyết được hết cái khó của việc cắt lúa tay.

Sắm vàng ngày 30 Tết để xin vía phát tài cho năm mới

NGUYỄN LY - ANH TÚ |

TPHCM - Ngày 30 Tết, nhiều người vẫn đang hối hả để chuẩn bị đón Tết bên gia đình, và cũng có không ít người như một thói quen, đều đặn đến thời điểm này dành thời gian để đi mua vàng xin vía may mắn cho cả năm.

Hình nộm rồng trong ngôi đình cổ, sẵn sàng cho đốt lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Đã thành tục lệ của làng, hàng trăm năm nay, cứ đến ngày giáp Tết, người dân ở thôn Đồng Bồng, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung lại hò nhau lên núi chặt cây làm đóm, kết thành hình nộm rồng đặt ở sân đình. Đến thời khắc giao thừa thì châm lửa đốt để người dân lấy lửa mang về nhà cầu may đầu năm mới.

Những tuổi nào may mắn nhất năm Giáp Thìn 2024 dưới góc nhìn phong thủy?

AN AN - VŨ LINH |

Theo quan niệm dân gian "có thờ có thiêng có kiêng có lành", nhà nghiên cứu phong thủy Nguyễn Song Hà cũng đã có cuộc trò chuyện những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 xung quanh những con giáp sẽ gặp nhiều vượng khí năm mới, đồng thời có những con giáp cần cẩn trọng.

Tiền vệ Hải Linh: Điều thích nhất ở Tết là có nhiều thời gian bên gia đình

NHÓM PV |

Sau khi để lại nhiều dấu ấn trong năm 2023, bóng đá nữ Việt Nam được kì vọng sẽ có nhiều sự thay đổi mới mẻ trong năm 2024. Góc nhìn thể thao số 149 có buổi trò chuyện với tiền vệ Trần Thị Hải Linh về câu chuyện của cô với hành trình vừa qua, cũng như những dự định, mục tiêu trong năm mới.

Một năm bứt phá của giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc

Nguyễn Tùng |

Trong cùng một ngày, hai công trình trọng điểm Quốc gia là cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ và sân bay Điện Biên mở rộng cùng được khánh thành đã trở thành cột mốc đáng nhớ của giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.

“Cuộc chơi lớn” 1 triệu héc ta lúa và sự "hết lòng" của người nông dân

Hoàng Văn Minh |

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nói đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao là “cuộc chơi lớn”.

Lúa chất lượng cao chiếm hơn 95% diện tích vụ Đông Xuân ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân năm nay, Kiên Giang sẽ gieo trồng khoảng 279.000 ha, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 95% diện tích trở lên, sản lượng hơn 2 triệu tấn.

Từ khó ló khôn, nông dân chế tạo máy thu hoạch lúa chét ngập nước

NGUYÊN ANH |

Thấy bà con vất vả cắt lúa chét trong nước lại phải qua nhiều công đoạn phức tạp 1 nông dân ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã mày mò sáng tạo ra chiếc máy tuốt lúa chét giải quyết được hết cái khó của việc cắt lúa tay.