Khơi dòng vốn ngoại

Minh Quang |

Theo kế hoạch, hôm nay (22.4), Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tổ chức trực tiếp tại trụ sở Văn phòng Chính phủ và trực tuyến tại 63 điểm cầu địa phương và khoảng 80 điểm cầu tại nước ngoài. Đây là hội nghị kịp thời để đưa ra các giải pháp nhằm chặn đà suy giảm dòng vốn FDI và tìm giải pháp để tăng sức hút đầu tư trong thời gian tới.

Thấy gì từ đà suy giảm

Hồi cuối tháng 3, Cục Đầu tư nước ngoài công bố tổng vốn đăng kí đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam quý I/2023 đạt 5,45 tỉ USD, bằng 61,2% so với cùng kì năm trước. Con số này được khẳng định khi Tổng cục Thống kê đưa ra là tổng vốn đăng kí chỉ đạt 5,45 tỉ USD giảm 38,8% so với cùng kì. Trong đó, vốn thực hiện đạt 4,32 tỉ USD giảm 2,2% so với quý I/2022.

Mặc dù vốn đăng kí giảm mạnh nhưng theo Cục đầu tư nước ngoài, đây không phải là con số đáng lo bởi trong 3 tháng của năm 2022 có sự gia tăng đột biến về đầu tư FDI, với các dự án FDI đầu tư quy mô lớn như dự án Lego, với tổng vốn đăng kí 1,32 tỉ USD. Riêng dự án này chiếm tới 41% tổng vốn đăng ký mới trong quý I năm trước.

Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn tăng so với cùng kì.

Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2022 cho thấy, năm 2022 ghi nhận nhiều diễn biến phức tạp, trong đó có thể kể đến các tác động tiêu cực hậu COVID-19, đặc biệt là ở Trung Quốc, tình hình địa chính trị quốc tế bất ổn và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu kéo dài, đã khiến kinh tế thế giới có dấu hiệu suy giảm. Kinh tế toàn cầu ảm đạm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp FDI năm 2022 giảm 11% so với năm trước, chỉ đạt 27,72 tỉ USD; trong đó, vốn FDI đăng ký mới giảm 18,4% so với năm 2021, đạt 12,45 tỉ USD.

Dù vậy, báo cáo cũng chỉ ra những tích cực: Dù khá e dè với các đầu tư mới, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tăng vốn đầu tư cho những dự án đang triển khai có hiệu quả tại Việt Nam. Tổng vốn đầu tư FDI điều chỉnh tăng đạt 10,2 tỉ USD trong năm 2022, tăng 12,2% so với mức cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào triển vọng của các dự án đầu tư tại Việt Nam.

Trong số này có thể kể đến Samsung Electro-Mechanics với hai lần tăng vốn lần lượt là 920 triệu USD và 267 triệu USD. Công ty TNHH Samsung Electronics HCMC CE cũng được rót vốn thêm 841 triệu USD. Các nhà máy chuyên sản xuất sản phẩm điện tử và thông tin/truyền thông tại Bắc Ninh, Nghệ An, Hải Phòng nhận số vốn bổ sung lần lượt là 306 triệu USD, 260 triệu USD và 127 triệu USD.

Samsung là nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất và cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng kí gần 20 tỉ USD. Ảnh: Samsungvina
Samsung là nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất và cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng kí gần 20 tỉ USD. Ảnh: Samsungvina

Những thách thức mới và cũ

Báo cáo từ PCI 2022 cũng cho thấy những cải thiện rõ nét trong hầu hết các lĩnh vực thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp FDI. Ví dụ, chỉ có 15% doanh nghiệp FDI đánh giá bảo hiểm xã hội là thủ tục phiền hà nhất, giảm từ mức 23% năm 2020. Thủ tục đăng ký đầu tư/kinh doanh và thủ tục xuất nhập khẩu cũng ghi nhận những chuyển biến ấn tượng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI vẫn gặp khó khăn đáng kể khi thực hiện thủ tục thuế và phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra chất lượng lao động cũng là một vấn đề mà các doanh nghiệp FDI ngại ngần khi đầu tư vào Việt Nam.

Tuy nhiên, ở hội nghị diễn ra hôm nay, vấn đề được nhiều doanh nghiệp FDI quan tâm nhất chính là việc áp mức thuế tối thiểu toàn cầu.

Hồi tháng 7.2021, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của G20 đã thống nhất về nguyên tắc Giải pháp Hai trụ cột nhằm giải quyết các thách thức về thuế phát sinh trong quá trình số hóa nền kinh tế (gọi tắt là Thỏa thuận Thuế TTTC), bao gồm: Trụ cột 1 là phân bổ thuế đối với hoạt động kinh doanh dựa trên kỹ thuật số; Trụ cột 2 đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn các công ty này chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế. Đến nay, Khung giải pháp 2 trụ cột đã nhận được sự đồng thuận của 142/142 nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Việc thực thi sẽ bắt đầu từ đầu năm 2024.

Cụ thể việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu, áp mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu 15% với các tập đoàn đầu tư đa quốc gia có doanh thu toàn cầu từ 750 triệu euro/năm trở lên vào cuối năm nay sẽ có tác động rất lớn đến dòng vốn FDI toàn cầu trong thời gian tới. Đối với Việt Nam nếu áp dụng mức thuế này thì lợi thế về thuế để thu hút đầu tư sẽ không còn. Đây là thách thức lớn.

Hiện có 1.015 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu. Đặc biệt có hơn 70 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có khả năng chịu ảnh hưởng của Thuế tối thiểu toàn cầu khi được áp dụng từ năm 2024.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, đại diện của các nhà đầu tư Samsung, Canon, Foxconn… đã kiến nghị Chính phủ sớm hoàn thành khung pháp lý trong nước để giành quyền đánh thuế tối thiểu toàn cầu với các doanh nghiệp FDI đang đầu tư tại Việt Nam (cần nội luật hóa bằng cách ban hành quy định Thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn như là một cơ chế phản ứng nhanh để bảo vệ quyền đánh thuế thay vì nhường quyền đánh thuế cho các quốc gia khác). Đồng thời, mong muốn Chính phủ sử dụng chính nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu để hỗ trợ các doanh nghiệp FDI đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, nâng cấp dây chuyền sản xuất, hỗ trợ tiền thuê đất, đưa đón nhân viên... như một biện pháp duy trì cam kết ưu đãi đầu tư.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy các dự án đầu tư FDI, ODA

Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy các dự án đầu tư FDI, ODA tại 5 tỉnh Đông Nam Bộ là Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.

Theo phản ánh của 5 địa phương, những khó khăn, vướng mắc phổ biến trong thực hiện các dự án FDI hiện nay chủ yếu liên quan đến thủ tục thực hiện dự án; vấn đề điện, năng lượng và hạ tầng; phòng cháy, chữa cháy…

Một số địa phương gặp khó khăn về quỹ đất cho phát triển công nghiệp trong tương lai khi các khu công nghiệp hiện nay đều có tỉ lệ lấp đầy cao.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, cuộc họp hôm nay giúp các bộ, ngành và địa phương nhận diện rõ những khó khăn, bất cập từ cơ sở để từ đó có định hướng rõ ràng việc tháo gỡ trong thời gian tới.

Khẳng định cam kết của Việt Nam

Khu vực đầu tư nước ngoài được Việt Nam xác định có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế và được khuyến khích phát triển nhằm phát huy ngoại lực, khơi dậy tinh thần sáng tạo, cộng hưởng sức mạnh nội lực, kịp thời nắm bắt cơ hội, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.

Tại hội nghị, lãnh đạo Chính phủ cùng đại diện các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ đánh giá tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước đến làn sóng đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hội nghị cũng một lần nữa khẳng định những cam kết của Chính phủ trong việc đồng hành tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả đồng thời tiếp tục rà soát cải thiện môi trường đầu tư, nhất quán trong thực thi chính sách, giải pháp linh hoạt để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. M.Q

Minh Quang
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ sẽ trực tiếp lắng nghe ý kiến của nhà đầu tư nước ngoài

THEO TTXVN |

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tổ chức trực tiếp tại trụ sở Văn phòng Chính phủ và trực tuyến tại điểm cầu 63 địa phương và khoảng 80 điểm cầu tại nước ngoài.

Doanh nghiệp TPHCM đuối sức, nguy cơ bị nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm

MINH QUÂN |

TPHCM – Hiện có tình trạng doanh nghiệp vừa và lớn đã có thương hiệu ở TPHCM nhưng đang quá khó khăn về tài chính, có nguy cơ bị thâu tóm bởi các quỹ đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.

Cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài với thị trường bất động sản Việt Nam

Thanh Thư |

Nhiều doanh nghiệp bất động sản trong nước đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Đây sẽ là cơ hội đối với các nhà đầu tư nước ngoài để gia nhập thị trường Việt Nam.

Bắt giữ băng nhóm gây ra 10 vụ cướp trong 1 giờ ở đêm hội du lịch biển Sầm Sơn

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi xảy ra hàng loạt vụ cướp vàng, trộm điện thoại trong đêm khai mạc du lịch biển Sầm Sơn (ở Thanh Hóa), lực lượng công an đã khẩn trương vào cuộc điều tra và bắt giữ ổ nhóm trộm cướp trên.

Bắt tạm giam 10 cán bộ của Sở Giao thông Vận tải Thái Nguyên và 2 cơ sở sát hạch lái xe

Việt Bắc |

10 cán bộ thuộc Sở Giao thông Vận tải Thái Nguyên và 2 trung tâm sát sạch lái xe của tỉnh này vừa bị công an khởi tố, bắt tạm giam vì có hành vi đưa, nhận hối lộ.

Mở thêm 3 tuyến phố đi bộ, Hà Nội đừng chỉ mở để chợ hoá đường phố

NHÓM PV |

KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, hoàn toàn ủng hộ chủ trương mở thêm các tuyến phố đi bộ của Thủ đô. Tuy nhiên, để tránh vấp phải những thất bại từ các tuyến phố đi bộ Trần Nhân Tông, Trịnh Công Sơn…, ông Ánh kỳ vọng thành phố sẽ không "chợ hoá" các đường phố.

Khó book vé máy bay cận nghỉ lễ, hành khách chọn tàu hỏa đi đường dài

Ngọc Thùy |

Không book được vé máy bay thời điểm cận nghỉ lễ, chị Trang đành chọn tàu hỏa để di chuyển từ Hà Nội vào Đà Nẵng. Dù chỉ là phương án thay thế ngoài kế hoạch, nhưng chị Trang lại tỏ ra bất ngờ với dịch vụ và vệ sinh trên tàu.

Đoạn video dậy sóng ghi cảnh nữ sinh bị đánh hội đồng trong nhà vệ sinh

HƯNG THƠ |

Lãnh đạo UBND huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) cho biết, vụ nữ sinh bị các bạn nữ khác đánh đập, làm nhục trong nhà vệ sinh rồi quay lại và lan truyền trên mạng xã hội xảy ra tại địa bàn huyện.

Chính phủ sẽ trực tiếp lắng nghe ý kiến của nhà đầu tư nước ngoài

THEO TTXVN |

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tổ chức trực tiếp tại trụ sở Văn phòng Chính phủ và trực tuyến tại điểm cầu 63 địa phương và khoảng 80 điểm cầu tại nước ngoài.

Doanh nghiệp TPHCM đuối sức, nguy cơ bị nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm

MINH QUÂN |

TPHCM – Hiện có tình trạng doanh nghiệp vừa và lớn đã có thương hiệu ở TPHCM nhưng đang quá khó khăn về tài chính, có nguy cơ bị thâu tóm bởi các quỹ đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.

Cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài với thị trường bất động sản Việt Nam

Thanh Thư |

Nhiều doanh nghiệp bất động sản trong nước đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Đây sẽ là cơ hội đối với các nhà đầu tư nước ngoài để gia nhập thị trường Việt Nam.