Khoa học công nghệ và nhân lực chất lượng cao là chiếc đũa thần cho nền kinh tế

Minh Ánh |

Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam hiện nay đang đứng trước cơ hội rất lớn để kết nối, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu qua đầu tư FDI, tuy nhiên lao động trong ngành này hiện đang mắc phải vấn đề lớn về lượng nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ năng để nâng cao sản xuất.

Đội ngũ lao động việt nói chung giỏi lý thuyết nhưng kém năng lực thực hành

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Công nghệ, ngay từ năm 2005 đã luôn thắc mắc tại sao Hàn Quốc lại có thể trở thành con rồng của châu Á.

Các nước cường quốc tại châu Á ngày nay cũng đều có xuất phát điểm như chúng ta. Nhưng nhờ tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ nên họ đã phát triển như bây giờ. Vì vậy, để Việt Nam phát triển bền vững, nền kinh tế cất cánh thì phải coi nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ là chiếc đũa thần - GS Đức chia sẻ.

Theo ông Đức, Việt Nam đang thiếu hụt mạnh mẽ nguồn nhân lực chất lượng cao. Đơn cử như trong lĩnh vực chế biến, chế tạo - nơi tập trung nhiều nhất các dự án FDI có hiệu lực, tỉ lệ lao động có việc làm và được đào tạo trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn còn hạn chế.

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ qua đào tạo chiếm hơn 85%, song nguồn cung lại có sự chênh lệch nghiêm trọng so với nhu cầu. Cụ thể, trong tổng số hơn 43.000 lao động đi tìm việc làm trong quý III/2021, số người có trình độ nghề sơ cấp, trung cấp và cao đẳng chỉ chiếm hơn 38%. Có thể nói, lao động công nghiệp phụ trợ Việt Nam nói riêng và đội ngũ lao động Việt nói chung giỏi lý thuyết nhưng kém về năng lực thực hành, ứng dụng công nghệ cao, quá trình lao động, ngoại ngữ còn hạn chế trong việc thích nghi môi trường có áp lực cạnh tranh cao.

Theo các chuyên gia, không chỉ doanh nghiệp FDI đang tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao ở các doanh nghiệp Việt Nam mà chính doanh nghiệp Việt cũng đang phải đối mặt với vấn đề lớn về nguồn nhân lực, đặc biệt là khả năng tay nghề và kỹ năng.

Thậm chí, dự đoán rằng 74% lao động trong ngành chế biến, chế tạo ở Việt Nam có rủi ro bị thay thế do tự động hoá, cao hơn so với các nước trong khu vực.

Một đại diện công ty linh kiện lắp ráp ôtô trong nước chia sẻ: “Hiện tại các doanh nghiệp nội địa yếu thế hơn so với doanh nghiệp FDI trong việc thu hút nhân tài bởi các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng văn hoá doanh nghiệp tốt hơn và có nhiều chế độ phúc lợi cho nhân viên”.

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cao

Nói về nhân lực chất bán dẫn, một lãnh đạo Viện nghiên cứu Chính sách và Kinh tế cho rằng, Việt Nam còn dư địa về phát triển các nguồn nhân lực trẻ năng động, nhưng qua khảo sát, khả năng người dân Việt tiếp cận lĩnh vực công nghệ mới là rất tốt. Thêm nữa, Việt Nam có thế mạnh tại các lĩnh vực toán, khoa học công nghệ. Đây chính là nền tảng để chúng ta đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đưa ra các giải pháp, GS Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh việc thay đổi chính sách, thay đổi tư duy là việc cần phải làm.

“Rất nhiều chương trình đào tạo chỉ có tính chất ăn xổi, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, chưa kể năng lực ngoại ngữ yếu kém. Điều này cần phải có sự tham gia của hệ thống giáo dục. Phải có đội ngũ giảng dạy giỏi, chuyên gia giỏi, thậm chí có các chính sách mời Việt kiều về tham gia đào tạo” - ông Đức chia sẻ.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Nền kinh tế Nga không còn phụ thuộc vào năng lượng

Thanh Hà |

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, nền kinh tế Nga đã tăng trưởng 3,2% trong năm nay, phần lớn nhờ vào các lĩnh vực không liên quan đến năng lượng.

Dân thiếu đất vì nhiều bất cập ở quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Người dân ở huyện Triệu Phong, Hải Lăng nằm trong vùng Quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất, ảnh hưởng lớn đến đời sống.

Phát triển kinh tế hướng ra biển là xu thế tất yếu của tỉnh Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng ra phía biển luôn là khát vọng, khát khao của tỉnh Thái Bình. Những năm qua, địa phương này đã có nhiều giải pháp, nỗ lực hành động để từng bước theo đuổi định hướng tất yếu này.

Nhiều hãng tăng chuyến để giải cơn khát vé máy bay Tết Nguyên đán 2024

Xuyên Đông |

Nhiều hãng hàng không lên kế hoạch tăng chuyến bay dịp Tết Nguyên đán 2024.

Vụ đưa xe giường nằm vào nội đô đón khách, nhà xe thừa nhận vi phạm

Huân Cao |

TPHCM - Liên quan đến bài viết “Xe giường nằm vẫn ngang nhiên vào nội đô TPHCM”, các nhà xe Tuấn Hưng, Đồng Phát và Trí Nhân thừa nhận sai phạm và những thông tin phản ánh trên Báo Lao Động và đã yêu cầu tất cả tài xế không được đưa xe giường nằm vào nội đô.

Đề xuất bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp cho người bệnh tự mua thuốc

Hà Lê |

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư Quy định thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế trực tiếp cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

10 địa phương phải quyết liệt giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu 10 địa phương phải cố gắng, phấn đấu, nỗ lực, quyết liệt cao hơn trong giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia bởi trong thực tế cùng điều kiện tương đồng nhưng vẫn có những địa phương đạt tỉ lệ giải ngân cao hơn.

Giá xăng dự báo giảm mạnh trong phiên điều chỉnh tới

Anh Tuấn |

Theo dự đoán của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều hành tới (thứ 5 ngày 14.12), giá xăng dầu dự báo giảm mạnh.

Nền kinh tế Nga không còn phụ thuộc vào năng lượng

Thanh Hà |

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, nền kinh tế Nga đã tăng trưởng 3,2% trong năm nay, phần lớn nhờ vào các lĩnh vực không liên quan đến năng lượng.

Dân thiếu đất vì nhiều bất cập ở quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Người dân ở huyện Triệu Phong, Hải Lăng nằm trong vùng Quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất, ảnh hưởng lớn đến đời sống.

Phát triển kinh tế hướng ra biển là xu thế tất yếu của tỉnh Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng ra phía biển luôn là khát vọng, khát khao của tỉnh Thái Bình. Những năm qua, địa phương này đã có nhiều giải pháp, nỗ lực hành động để từng bước theo đuổi định hướng tất yếu này.