Hiệu quả từ đầu tư hệ sinh thái cho công nghiệp hỗ trợ

Minh Long |

Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp để trở thành điểm đến lý tưởng của các doanh nghiệp FDI cũng như góp phần thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ là mục tiêu mà Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) đang hướng đến.

Điểm đến của các ông lớn FDI

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 9 tháng năm 2023, tổng vốn đầu tư từ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt mức hơn 20 tỉ USD, tăng 7,7% tỉ USD so với năm 2022.

Thủ đô Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước với ước đạt hơn 2,5 tỉ USD.

Trong bối cảnh đó, KCN hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) với chủ đầu tư là Tập đoàn N&G Group - đơn vị sáng lập và điều hành Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Thành phố Hà Nội (HANSIBA) - tổ chức Hiệp hội quy tụ hàng trăm công ty hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, lĩnh vực CNHT đầu tiên trên địa bàn cả nước đã tiếp đón, làm việc và triển khai hợp tác cụ thể với nhiều “ông lớn” FDI toàn cầu.

Trong đó phải kể đến những Tập đoàn công nghiệp, công nghệ cao, cơ khí chế tạo, điện - điện tử, CNHT cho công nghệ cao như SEIN I&D (Hàn Quốc), VSO, INVENTEC (đến từ Đài Loan - Trung Quốc).

Ngay trong những tháng đầu năm 2023, KCN HANSSIP đã có hàng loạt dự án được doanh nghiệp trong nước như TOMECO, ốc vít BROTHER, THT… và nhà đầu tư sản xuất linh kiện máy bay, hàng không vũ trụ như ONAGA - đại diện nhóm các doanh nghiệp sản xuất đến từ vùng KOBE Nhật Bản đồng loạt khởi công, gây dựng nhà máy sản xuất.

Bên cạnh đó, KCN HANSSIP đã tiếp tục chào đón, làm việc với những FDI công nghệ, công nghiệp hàng đầu thế giới như tập đoàn sản xuất máy bay BOEING Hoa Kỳ, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô và Hiệp hội điện tử Hàn Quốc, Tập đoàn SEIN I&D - hiện đang cùng Tập đoàn N&G Group và các doanh nghiệp nòng cốt của Hiệp hội HANSIBA nghiên cứu, thành lập tổ hợp Technopark sản xuất chip bán dẫn, linh kiện CNHT cho ngành ôtô điện… với quy mô hàng trăm hécta tại KCN HANSSIP Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh Nghiệp ngành CNHT TP Hà Nội, KCN HANSSIP được phát triển đồng bộ với không gian công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp khác (chế tạo, chế biến) với đô thị dịch vụ phụ trợ thương mại logistic để người lao động, chuyên gia làm việc, các doanh nghiệp sản xuất tại đây có không gian giao thương tạo chuỗi sản xuất ngay tại KCN.

Điểm đặc biệt để hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo, cung ứng nguồn lao động cho các nhà đầu tư tại HANSSIP, học viện hướng nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VSI) - được Tập đoàn N&G cùng Hiệp hội HANSIBA thành lập, vận hành theo hình thức “phi lợi nhuận”, đã triển khai từ đầu năm 2022 đưa hàng nghìn lượt thanh niên, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng tới thực tế, học tập mô hình sản xuất.

Hệ sinh thái công nghiệp

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội đánh giá, HANSSIP là động lực thúc đẩy hình thành đô thị thành phố vệ tinh Phú Xuyên (là 1 trong 5 đô thị vệ tinh quan trọng để phát triển kinh tế Hà Nội).
KCN HANSSIP được phát triển là KCN thế hệ mới với hệ sinh thái hoàn chỉnh, hiện đại, hội nhập quốc tế, trong đó có đầy đủ tiện ích nhà ở công nhân, chuyên gia, khách sạn, trung tâm thương mại, trung tâm y tế, mẫu giáo, tiểu học, liên thông cấp học, khu thể thao, nhà văn hóa, nhà hàng quốc tế.

Đặc biệt hơn sự ra đời của KCN HANSSIP cũng góp phần hình thành hiệp hội HANSIBA quy tụ các doanh nghiệp ngành CNHT Hà Nội (đến nay có khoảng 300 công ty lớn nhỏ đang sản xuất, cung ứng sản phẩm linh kiện cho các tập đoàn lớn nước ngoài như: Toyota, Honda, Canon, Samsung, Ford...).

KCN HANSSIP là ngôi nhà, là nơi hội tụ - đích thành công cho các Tập đoàn sản xuất lớn quốc tế cùng cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cùng nhau tham gia với chuỗi sản xuất toàn cầu bởi KCN HANSSIP hướng đến 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, có thể gọi đây là “Giấy thông hành” để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường toàn cầu.

KCN HANSSIP giai đoạn 1 đã thu hút đầu tư lấp đầy 100% các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng tham gia sản xuất theo chuỗi sản xuất toàn cầu. Riêng 2 tập đoàn công nghệ hàng đầu đến từ Đài Loan (Trung Quốc) là Tập đoàn Inventec và Tập đoàn Mitac đã thuê đất sản xuất có nhu cầu lao động kỹ thuật cao lên tới 20.000 lao động, doanh thu đợt 1 của 2 tập đoàn này theo kế hoạch khi đi vào sản xuất cuối năm 2024 lên tới 3-5 tỷ USD hàng năm.

Minh Long
TIN LIÊN QUAN

Chip bán dẫn sẽ là lĩnh vực đột phá trong thời gian tới của Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Trong 5 ngành được Đà Nẵng chọn làm kinh tế mũi nhọn thì ngành công nghệ thông tin mà cụ thể là chip bán dẫn sẽ được thành phố chọn là lĩnh vực phát triển đột phá trong thời gian tới.

Máy công cụ và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

Long Vũ |

Từ 4-6.10, tại TP Hồ Chí Minh, Triển lãm Quốc tế hàng đầu Việt Nam về Máy công cụ và giải pháp gia công kim loại (METALEX Vietnam 2023) lần thứ 16 được tổ chức.

Hướng đến sản phẩm micro - chip bán dẫn Việt Nam - Trung Quốc

Quang Hiệu |

Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn N&G (N&G Group), Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) với Đoàn doanh nghiệp Thượng Hải (Trung Quốc) đã ký kết “Hợp tác, giao thương, xúc tiến thương mại, đầu tư và tài chính nguồn vốn”.

Chuyện hài hước về "nỗi khổ" của anh Tây khi ăn sáng tại Việt Nam

Ninh Phương |

Không ít người Việt cũng phân vân với câu hỏi "Sáng nay ăn gì". Nathan, một người Anh sống tại Việt Nam, chia sẻ góc nhìn hài hước về chuyện ăn sáng ở Việt Nam.

Một chút sức khoẻ, một chút nhan sắc để 1.000 tấn rác được dọn sạch

NGUYỄN HÀ |

Một trong 20 gương mặt Thanh niên sống đẹp 2023 Nguyễn Ngọc Ánh đã có một hành trình sống đẹp theo cách của mình, cô cùng Xanh Việt Nam đã tổ chức và dọn sạch cả nghìn tấn rác thải trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Tuyển Việt Nam và lộ trình chuẩn bị cho vòng loại thứ 2 World Cup 2026

NHÓM PV |

Sau trận đấu với tuyển Trung Quốc, tuyển Việt Nam còn 2 trận đấu với Uzbekistan và Hàn Quốc trong dịp FIFA Days tháng 10. Đây là bước chuẩn bị quan trọng của thầy trò huấn luyện viên Troussier cho vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực Châu Á. Góc nhìn thể thao số 132 cùng bình luận viên Quang Tùng đưa ra những vấn đề của tuyển Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể chinh phục thế giới với nỗ lực và khát vọng

Anh Kiệt |

Đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực không ngừng ghi dấu thương hiệu Việt trên bản đồ thế giới. Không chỉ dừng lại ở câu chuyện làm giàu với cá nhân mà doanh nghiệp đang dần thể hiện trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, với sự chuyển dịch rất rõ trong chiến lược kinh doanh.

Chờ màn thể hiện của Quang Hải trận tuyển Việt Nam và Uzbekistan

DIỆU LINH |

Tiền vệ Quang Hải nhiều khả năng sẽ được huấn luyện viên Troussier sử dụng đá chính trong trận tuyển Việt Nam gặp Uzbekistan ngày 13.10.

Chip bán dẫn sẽ là lĩnh vực đột phá trong thời gian tới của Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Trong 5 ngành được Đà Nẵng chọn làm kinh tế mũi nhọn thì ngành công nghệ thông tin mà cụ thể là chip bán dẫn sẽ được thành phố chọn là lĩnh vực phát triển đột phá trong thời gian tới.

Máy công cụ và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

Long Vũ |

Từ 4-6.10, tại TP Hồ Chí Minh, Triển lãm Quốc tế hàng đầu Việt Nam về Máy công cụ và giải pháp gia công kim loại (METALEX Vietnam 2023) lần thứ 16 được tổ chức.

Hướng đến sản phẩm micro - chip bán dẫn Việt Nam - Trung Quốc

Quang Hiệu |

Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn N&G (N&G Group), Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) với Đoàn doanh nghiệp Thượng Hải (Trung Quốc) đã ký kết “Hợp tác, giao thương, xúc tiến thương mại, đầu tư và tài chính nguồn vốn”.