Hành trình từ đất cằn thành vựa thủy sản của một huyện trung du phía Bắc

Tô Công |

Phú Thọ - Với nhiều diện tích đất trồng lúa chỉ có thể cấy được 1 vụ tưởng chừng là bất lợi, nhưng người dân huyện Cẩm Khê đã thích ứng, thay đổi từ trồng lúa sang chăn nuôi thủy sản mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế.

Huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ thường được miêu tả là nơi "đồng chiêm trũng" với diện tích đất trồng lúa 1 vụ rất lớn. Trước đây, việc này được đánh giá là bất lợi, khi diện tích đất trồng lúa cứ đến mùa mưa là ngập nước, không thể canh tác, kéo theo sản lượng lúa hằng năm không cao.

Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, ngoài hệ thống ao hồ tự nhiên, có hàng trăm hecta đất trồng lúa một vụ, đất trũng từng hoang hóa, kém hiệu quả đã được người dân khéo léo tận dụng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Việc làm giàu từ thủy sản ở Cẩm Khê đã không còn là chuyện xưa nay hiếm.

Cẩm Khê có nhiều diện tích đất trồng lúa 1 vụ. Ảnh: Tô Công.
Cẩm Khê có nhiều diện tích đất trồng lúa 1 vụ. Ảnh: Tô Công.

Năm 2023, huyện Cẩm Khê đã có 1.864 hecta đất mặt nước được nuôi trồng thủy sản. Trong đó, diện tích đất trồng lúa ngập nước, chuyển sang nuôi thủy sản lên tới hơn 800 hecta. Người dân nuôi các loại có giá trị kinh tế cao như: Cá chép giòn, tôm càng xanh, ốc nhồi, cá chình... Tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Cẩm Khê năm 2023 đạt gần 8.300 tấn, tăng 108% so với cùng kỳ, chiếm khoảng 1/5 tổng sản lượng của cả tỉnh Phú Thọ với 13 huyện, thị (hơn 40.000 tấn).

Tiêu biểu cho sự hiệu quả của việc nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao là mô hình nuôi tôm càng xanh tại xã Văn Khúc. Năm 2023, toàn xã có gần 60 hecta nuôi loại tôm này, tổng sản lượng ước đạt trên 60 tấn (1 hecta khai thác được 1 đến 1,3 tấn tôm).

Trước dịp Tết Nguyên đán, người dân sẽ đánh bắt tôm, tùy theo kích cỡ, giá tôm dao động từ 230 đến 280 nghìn đồng/1kg. Trung bình, 1 hecta nuôi tôm càng xanh cho thu nhập trên dưới 200 triệu đồng (đã trừ các chi phí).

Mô hình nuôi tôm tại xã Văn Khúc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Tô Công.
Mô hình nuôi tôm tại xã Văn Khúc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Tô Công.

Theo Chủ tịch UBND xã Văn Khúc Hoàng Văn Tuyên, những năm qua, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, nuôi tôm càng xanh trên diện tích đất mặt nước, ruộng lúa 1 vụ đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn xã thoát nghèo, không ít hộ đã vươn lên có kinh tế khá giả. Cùng với đó, việc nuôi tôm càng xanh nói riêng, nuôi trồng thủy sản nói chung đã tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm người lao động địa phương.

Còn tại xã Tuy Lộc, làng nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm vốn nổi tiếng với nghề nuôi cá chép đỏ phục vụ dịp Tết Ông Công ông Táo hằng năm. Mỗi khi Tết đến, Xuân về, người dân lại có thêm nguồn thu đáng kể từ việc bán loại cá phóng sinh này.

Cá chép đỏ Thủy Trầm. Ảnh: Tô Công.
Cá chép đỏ Thủy Trầm. Ảnh: Tô Công.

Theo ông Bùi Đình Chữ - Trưởng làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm, hiện, toàn xã Tuy Lộc có khoảng 30 hecta nuôi cá chép đỏ, riêng làng Thủy Trầm là khoảng 17 hecta. Tổng sản lượng cá chép đỏ cung ứng ra thị trường phục vụ dịp Tết ông Công ông Táo khoảng 40 tấn.

"Năm nay, giá cá chép đỏ mua tại làng là 80 nghìn đồng/1kg, thấp hơn so với năm trước khoảng trên 20 nghìn đồng/1kg. Tuy vậy, nuôi cá chép đỏ mang tính thời vụ vài tháng trước Tết, thời gian còn lại có thể nuôi các loại cá khác, làm kinh tế khác... nên người dân vẫn rất vui mừng vì Tết nào cũng có khoản thu, hộ ít thì 2, 3 chục triệu đồng, hộ nhiều thì 5, 7 chục triệu đồng” - ông Chữ chia sẻ.

Một góc của làng Thủy Trầm. Ảnh: Tô Công.
Làng Thủy Trầm có rất nhiều ngôi nhà khang trang. Ảnh: Tô Công.

Cùng với việc đưa chủ trương chuyển dịch đúng hướng, những năm qua, huyện Cẩm Khê đã đầu tư hàng tỉ đồng để cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng thủy lợi; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, tín dụng, cho thuê diện tích đất mặt nước để người dân thuận lợi phát triển việc trồng thủy sản; tích cực tuyên truyền, tập huấn cho người dân nắm rõ kỹ thuật, áp dụng phù hợp vào thực tế...

Đến nay, nuôi trồng thủy sản đã trở thành hướng đi đúng đắn cho người nông dân huyện Cẩm Khê, không chỉ giúp người nông dân có khoản thu nhập trước Tết, mà còn giúp các địa phương vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.

Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Giá thủy sản Đà Nẵng tăng, thay đổi từng ngày

THÙY TRANG |

Càng đến ngày cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua thực phẩm biếu tặng, dự trữ của người dân TP Đà Nẵng tăng cao. Trong khi đó, nguồn cung thủy sản dịp này không ổn định khiến giá một số loại cá tăng, thay đổi từng ngày.

Thủy sản lồng bè không thể xuất khẩu vì vướng thủ tục

Hoàng Bin |

Hàng nghìn lồng bè nuôi trồng thủy sản tại Quảng Nam chưa được cấp mã vùng nuôi, khiến sản phẩm nuôi trồng chỉ tiêu thụ thị trường nội địa mà không thể xuất khẩu.

Từ ông lớn thủy sản có doanh thu hơn 800 tỉ đồng, đến lay lắt trên đống đất vàng

Quang Dân |

Từ vị thế ông lớn thủy sản với doanh thu vượt 800 tỉ đồng trong năm 2007, Seaprodex Saigon ghi nhận chuỗi sụt giảm về doanh thu trong 15 năm qua, khi chuyển mình sang hướng bất động sản.

Giá vàng hôm nay 7.2: Đồng loạt tăng trước kỳ nghỉ lễ

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay (7.2) đồng loạt tăng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Giá vàng thế giới đang nhận nhiều yếu tố hỗ trợ.

Nông dân trọn niềm vui khi vụ dưa lớn nhất năm trúng mùa được giá

PHƯỢNG LY |

Tết năm nay, nhiều nông dân trồng dưa hấu phục vụ thị trường Tết trọn niềm vui khi giá cả lẫn năng suất của vụ dưa lớn nhất năm đều ở mức cao.

Cán bộ công đoàn đón công nhân về quê ăn Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trong những ngày áp Tết, hơn 500 đoàn viên, người lao động làm việc ở các tỉnh phía Nam đã trở về quê Thanh Hóa trên chuyến tàu công đoàn. Bước xuống nhà ga, các công nhân xa quê được những cán bộ công đoàn đón và hỗ trợ tận tình, trước khi về quê ăn Tết đoàn viên cùng gia đình sau nhiều năm xa cách.

Công nhân náo nức từ mờ sáng lên chuyến bay 0 đồng về quê đón Tết

TÚ LY |

TPHCM - Trong khuôn khổ chương trình “Hành trình công đoàn Xuân 2024”, sáng sớm 7.2, tại sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức lễ tiễn công nhân đang làm việc ở TPHCM và các tỉnh phía Nam về quê ở miền Bắc và Bắc Trung bộ đón tết.

Trắc nghiệm: Cách ứng phó khi huyết áp mất cân bằng

NHÓM PV |

Khi huyết áp tăng sẽ dẫn tới tình trạng đau tim, suy thận phù phổi cấp, đột quỵ… Mặt khác, khi huyết áp bị hạ đột ngột gây thiếu máu não và chết não, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc cân bằng huyết áp giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh.

Giá thủy sản Đà Nẵng tăng, thay đổi từng ngày

THÙY TRANG |

Càng đến ngày cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua thực phẩm biếu tặng, dự trữ của người dân TP Đà Nẵng tăng cao. Trong khi đó, nguồn cung thủy sản dịp này không ổn định khiến giá một số loại cá tăng, thay đổi từng ngày.

Thủy sản lồng bè không thể xuất khẩu vì vướng thủ tục

Hoàng Bin |

Hàng nghìn lồng bè nuôi trồng thủy sản tại Quảng Nam chưa được cấp mã vùng nuôi, khiến sản phẩm nuôi trồng chỉ tiêu thụ thị trường nội địa mà không thể xuất khẩu.

Từ ông lớn thủy sản có doanh thu hơn 800 tỉ đồng, đến lay lắt trên đống đất vàng

Quang Dân |

Từ vị thế ông lớn thủy sản với doanh thu vượt 800 tỉ đồng trong năm 2007, Seaprodex Saigon ghi nhận chuỗi sụt giảm về doanh thu trong 15 năm qua, khi chuyển mình sang hướng bất động sản.