Hạ cánh cứng có thể không làm giảm lạm phát

Quý An (theo Bloomberg) |

Hạ cánh cứng là kịch bản mà ở đó nền kinh tế sụt tốc mạnh, thậm chí rơi vào suy thoái để đổi lấy sự xuống thang của lạm phát. Tuy nhiên, mức lạm phát hiện tại vẫn còn ở khoảng cách xa với mức mục tiêu của FED.

Nhiều người đang kỳ vọng cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang (FED) sắp kết thúc.

Chủ tịch FED Jerome Powell cũng đã có những gợi ý tương tự. Song, lạm phát vẫn ở mức 6% và mức mục tiêu của FED vẫn là 2%.

Việc tăng lãi suất có thể mất vài năm để lan tỏa khắp nền kinh tế và giảm lạm phát.

Các nhà dự báo đã dần rời bỏ kịch bản sẽ “hạ cánh mềm” của nền kinh tế và một lần nữa dự đoán sẽ có suy thoái kinh tế - "hạ cánh cứng".

Tuy nhiên, không thể dựa vào suy thoái kinh tế để giải quyết vấn đề lạm phát. FED vẫn còn nhiều việc phải làm nếu nghiêm túc muốn đưa lạm phát trở lại mức 2%.

Kịch bản “hạ cánh cứng” đồng nghĩa với suy thoái kinh tế cũng có thể không làm giảm lạm phát. Ảnh: Xinhua
Kịch bản “hạ cánh cứng” đồng nghĩa với suy thoái kinh tế cũng có thể không làm giảm lạm phát. Ảnh: Xinhua

Chính sách của FED là làm giảm nguồn cung tiền, được cho là sẽ làm giảm lạm phát vì có số lượng tiền nhỏ hơn được luân chuyển.

Tuy nhiên, như cựu Chủ tịch FED New York Bill Dudley giải thích, sau khi FED bắt đầu trả lãi cho khoản dự trữ ngân hàng mà họ nắm giữ, nguồn cung tiền trở nên ít quan trọng hơn vì nó cắt đứt mối quan hệ giữa cung tiền và tín dụng.

Lãi suất chính sách cao hơn được cho là sẽ thu hẹp nền kinh tế vì làm cho tín dụng khan hiếm và đắt đỏ hơn.

Điều này có nghĩa, mức đầu tư sẽ ít hơn, sẽ có nhiều công ty phá sản hơn, ít người mua hoặc xây nhà hơn và cuối cùng là tỉ lệ thất nghiệp cao hơn. Ở giai đoạn này, người lao động được tăng lương ít hơn và mọi người thường bi quan hơn và chi tiêu ít hơn. Do đó, nhu cầu giảm và làm giảm lạm phát.

Có rất nhiều yếu tố liên quan đến kinh tế. Ba năm qua đã chứng minh, mọi thứ không phải lúc nào cũng hoạt động như mong đợi. Vẫn có khả năng suy thoái kinh tế và lạm phát vẫn cao giống những năm 1970.

Điều này có thể xảy ra nếu một cuộc suy thoái đi kèm với một cú sốc nguồn cung khác, chẳng hạn như thương mại bị đình trệ hoặc giá năng lượng tăng.

Một số nhà kinh tế lập luận rằng, lạm phát đình trệ của thập niên 1970 là do chính sách tiền tệ mở rộng. Điều này có nghĩa: Nếu FED phải cắt giảm lãi suất hoặc khởi động lại chương trình nới lỏng định lượng trước khi lạm phát dịu đi, vẫn có thể vừa suy thoái vừa lạm phát.

Một khả năng khác là suy thoái kinh tế chỉ làm giảm lạm phát đôi chút.

Nhà kinh tế Jason Furman đã chỉ ra rằng, một vài cuộc suy thoái vừa qua chỉ khiến lạm phát giảm từ 0 đến 1,9 điểm phần trăm. Ngay bây giờ, lạm phát cần giảm hơn 2,5 điểm để quay trở lại mục tiêu của FED. Tất nhiên, mỗi cuộc suy thoái đều có tính chất khác nhau và suy thoái càng sâu thì lạm phát càng giảm.

Một cuộc suy thoái nhẹ hoặc kịch bản tăng trưởng thấp mà FED đang cố gắng thiết kế dường như sẽ không đủ để đạt được mục tiêu 2%.

Bảng cân đối kế toán hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn ở trạng thái tốt sau đại dịch. Nhiều hộ gia đình đã không còn quá nhạy cảm với lãi suất.

Quý An (theo Bloomberg)
TIN LIÊN QUAN

Lãi tiền gửi ngân hàng Mỹ thấp dù FED thắt chặt chính sách

QUÝ AN (dịch TH) |

Lượng tiền gửi ngân hàng tại Mỹ đã giảm dần kể từ năm ngoái khi khách hàng muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.

Thị trường lao động Mỹ hạ nhiệt, FED sẽ làm gì tiếp theo?

Quý An (theo Financial Times) |

Chuyên gia nhận định Cục Dự trữ Liên bang (FED) có thể sẽ tăng lãi suất mạnh hơn nữa dù dữ liệu thị trường lao động mới đây có tín hiệu khả quan.

Lãi suất hơn 5% của FED sẽ duy trì trong bao lâu?

Quý An (theo Bloomberg) |

Một quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết lãi suất sẽ tăng trên 5% và sẽ được duy trì trong một thời gian.

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc COVID-19 tăng nhẹ, xuất hiện biến thể phụ XBB.1.5

Thanh Chân |

Tại TP Hồ Chí Minh, từ đầu tháng 3.2023 đến nay, số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận dưới 3 ca/ngày. Thành phố cũng phát hiện biến thể phụ XBB.1.5.

Đã đến lúc coi COVID-19 như dịch bệnh thông thường

Nhóm PV |

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm khuẩn, bệnh viện Bạch Mai, các nước trên thế giới đã dần coi COVID-19 như dịch bệnh thông thường. Thời gian qua, dù số ca bật tăng trở lại nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi thời tiết. Bộ Y tế cũng chưa ghi nhận các biến chủng mới của COVID-19, số ca tử vong thấp, gần như bằng 0. Vì vậy, đã đến lúc coi COVID-19 như dịch bệnh thông thường.

Góc nhìn thể thao 106: Những điểm chú ý trong danh sách U22 Việt Nam

NHÓM PV |

Huấn luyện viên Troussier vừa công bố danh sách hội quân đợt 1 của U22 Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 32. Góc nhìn thể thao 106 sẽ cùng bình luận viên Hoàng Hải tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Tin vui với Nga về dự trữ ngoại hối từng bị EU đóng băng

Khánh Minh |

EU sẽ trả lại dự trữ ngoại hối bị đóng băng của Nga, báo Đức Die Welt đưa tin.

Man United bị cầm hoà với 2 pha phản lưới nhà

Văn An |

Rạng sáng ngày 14.4 (giờ Việt Nam), Man United để Sevilla cầm chân 2-2 tại Old Trafford trong khuôn khổ tứ kết lượt đi Europa League.

Lãi tiền gửi ngân hàng Mỹ thấp dù FED thắt chặt chính sách

QUÝ AN (dịch TH) |

Lượng tiền gửi ngân hàng tại Mỹ đã giảm dần kể từ năm ngoái khi khách hàng muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.

Thị trường lao động Mỹ hạ nhiệt, FED sẽ làm gì tiếp theo?

Quý An (theo Financial Times) |

Chuyên gia nhận định Cục Dự trữ Liên bang (FED) có thể sẽ tăng lãi suất mạnh hơn nữa dù dữ liệu thị trường lao động mới đây có tín hiệu khả quan.

Lãi suất hơn 5% của FED sẽ duy trì trong bao lâu?

Quý An (theo Bloomberg) |

Một quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết lãi suất sẽ tăng trên 5% và sẽ được duy trì trong một thời gian.