Grab công bố xu hướng giao hàng thực phẩm và hàng hóa năm 2022 và cập nhật những tính năng mới trên ứng dụng Grab

Quỳnh Như |

Grab hôm nay công bố Báo cáo Xu hướng giao hàng thực phẩm và hàng hoá tại Đông Nam Á năm 2022. Theo đó, 7 trên 10 người dùng tại Đông Nam Á đánh giá dịch vụ giao hàng là hoạt động thiết yếu trong cuộc sống hậu COVID-19; và 8 trên 10 đối tác nhà hàng trong khu vực khẳng định đây là dịch vụ không thể thiếu đối với công việc kinh doanh. Đồng thời, Grab cũng ra mắt các tính năng mới và cải tiến nhằm bắt kịp các xu hướng giao hàng thịnh hành.

Các tính năng này bao gồm việc cho phép người dùng đánh giá và chia sẻ trải nghiệm, lấy món tại quán và tùy chọn giao hàng tiết kiệm hơn, nhằm mang đến sự tiện lợi và tiết kiệm chi phí cho người dùng.

Ảnh minh hoạ. Ảnh Quỳnh Như
Ảnh minh hoạ. Ảnh Quỳnh Như

Dựa trên thông tin khảo sát đối với hơn 60.000 người dùng dịch vụ giao đồ ăn và hàng hoá khu vực Đông Nam Á, trong đó có hơn 7.000 người dùng tại Việt Nam, cùng dữ liệu từ Grab, báo cáo cho thấy người dùng vẫn tiếp tục ưa thích sử dụng các dịch vụ giao hàng. Cũng theo báo cáo, ngày càng nhiều người dùng sử dụng các ứng dụng giao hàng như một “công cụ tìm kiếm” để khám phá và trải nghiệm những hàng quán mà họ chưa có dịp trải nghiệm trực tiếp.

Theo Báo cáo Xu hướng giao hàng thực phẩm và hàng hoá khu vực Đông Nam Á năm 2022, các xu hướng chính trong ngành là:

1. Với người dùng trong khu vực, dịch vụ giao đồ ăn và hàng hoá là một phần của lối sống hiện đại, thay vì chỉ là nhu cầu thiết yếu trong thời kỳ COVID-19 hay sở thích trước đại dịch: 7 trên 10 người dùng cho rằng dịch vụ giao hàng đã gắn liền với nhịp sống hằng ngày. Những người dùng được khảo sát đưa ra ba lý do hàng đầu khi sử dụng dịch vụ giao hàng, cụ thể: 1) Sự tiện lợi; 2) Khả năng đáp ứng nhu cầu; và 3) Chuẩn bị cho những cuộc họp mặt.

2. Khi dịch vụ giao hàng trở thành một phần của lối sống hiện đại, người tiêu dùng không chỉ đặt hàng nhiều hơn mà còn chi nhiều hơn cho mỗi đơn hàng: chi phí giao đồ ăn và hàng hoá trong tháng 5/2022 cao hơn 1,3 lần so với tháng 11/2021. Người dùng Singapore chi nhiều nhất cho việc giao hàng, trong khi người dùng Việt Nam đặt hàng thường xuyên nhất trong khu vực. Tại Việt Nam, đơn hàng GrabFood có giá trị lớn nhất được ghi nhận là 1.998.000 đồng.

Nhìn chung, nhóm 25% người dùng chi tiêu nhiều nhất đã đóng góp gần ba phần tư (71%) tổng chi tiêu giao hàng của cả khu vực. GrabFood là thương hiệu giao đồ ăn được nhóm người dùng này sử dụng nhiều nhất trên khắp Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, đối tượng sử dụng dịch vụ giao hàng nhiều nhất có xu hướng là các gia đình trẻ. Khoảng ba phần tư (72%) người dùng dịch vụ giao đồ ăn ở Việt Nam là các gia đình có con nhỏ, họ đặt giao hàng ít nhất 7 lần/tháng. Tương tự, dịch vụ giao hàng hóa ghi nhận 76% người dùng có con nhỏ, sử dụng dịch vụ trên 14 lần/tháng.

Cải tiến tính năng đánh giá và chia sẻ trải nghiệm.
Cải tiến tính năng đánh giá và chia sẻ trải nghiệm.

3. Xu hướng mua sắm thực phẩm trực tuyến của người dùng Đông Nam Á đang dần thay đổi: Hơn 90% người tiêu dùng mua voucher thực phẩm trả trước và dành thời gian đọc các bài đánh giá hàng quán trực tuyến; hơn 80% người dùng đặt trước chỗ ăn uống hoặc chọn hình thức lấy món tại quán sau khi đặt đơn trực tuyến; và hơn 70% người dùng đặt hàng và thanh toán cho các bữa ăn tại nhà theo phương thức trực tuyến. 9 trên 10 người dùng cho biết họ thích các thương hiệu có trải nghiệm tích hợp cả trực tuyến và ăn tại chỗ.

4. Người dùng Đông Nam Á sử dụng ứng dụng giao hàng như công cụ tìm kiếm món ăn: Người tiêu dùng đang khám phá những hàng quán mới thông qua ứng dụng giao hàng. 88% người tiêu dùng biết đến một cửa hàng mới nhờ các ứng dụng giao hàng; 74% người dùng lướt các ứng dụng giao hàng khi chưa quyết định chọn nhà hàng, cửa hàng nào. Trung bình, người dùng GrabFood dành ra 17 phút để quyết định đặt món.

5. Các nhà hàng tiếp tục số hóa để đáp ứng nhu cầu giao nhận thực phẩm và hàng hóa: Ở Việt Nam, cứ 9 trên 10 nhà hàng cho biết các nền tảng giao hàng là dịch vụ không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của họ, con số này cao hơn so với mức trung bình trong khu vực (8 trên 10 nhà hàng). Trên toàn khu vực, trung bình tổng doanh thu bán hàng của các nhà hàng tăng 15% so với trước khi tham gia các nền tảng giao hàng.

Báo cáo cũng giải mã thói quen mua sắm thực phẩm và hàng hoá của người tiêu dùng:

6. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật và có lợi cho sức khỏe ngày càng phổ biến: Khoảng phân nửa (48%) người tiêu dùng Đông Nam Á được khảo sát đã dùng thử thực phẩm có nguồn gốc thực vật trong 6 tháng qua. 86% người tiêu dùng ăn ít nhất một bữa ăn có lợi cho sức khỏe mỗi 2-3 ngày. Xu hướng này diễn ra mạnh mẽ nhất ở Việt Nam với các con số ghi nhận lần lượt là 83% và 93%. Xu hướng này được phản ánh qua thói quen đặt hàng của người dùng Grab tại Việt Nam, với nhu cầu về các bữa ăn lành mạnh trên GrabFood tăng gấp đôi trong giai đoạn 2019-2022, và các đơn hàng chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần tăng gấp 6 lần trên GrabMart trong giai đoạn 2020-2022.

7. Giải trí tại nhà vẫn là xu hướng hậu giãn cách: 2 trên 5 người dùng Đông Nam Á cho biết họ thích gọi món ăn về nhà mỗi khi tụ họp hơn là ra hàng quán. Đây cũng là lý do tại Việt Nam, số lượng các đơn đặt hàng lớn đến các khu dân cư vào cuối tuần tăng gấp ba lần trên GrabFood trong hai năm qua. Người tiêu dùng chủ yếu dùng phần ăn combo, phần ăn lớn có thể chia sẻ cùng nhau và thức ăn nhẹ.

8. Ăn vặt trở thành một hoạt động nhóm: Sau khi các văn phòng làm việc mở cửa trở lại, 2 trên 5 người tiêu dùng Việt Nam ăn vặt ít nhất một lần trong ngày, hơn 60% người tiêu dùng có xu hướng đặt đồ ăn nhẹ cho nhóm mỗi đơn hàng. Chuối chiên và sữa chua trân châu là các món ăn nhẹ phổ biến nhất tại Việt Nam.

9. Niềm yêu thích trà sữa của người tiêu dùng Việt Nam vẫn không thay đổi: Thức uống này tiếp tục đứng đầu danh sách các món ăn được đặt nhiều nhất trên GrabFood trên toàn quốc, theo sau là cơm sườn và gà rán. Bên cạnh đó, khi ngày càng nhiều người chọn giải trí tại nhà, bia đã trở thành mặt hàng được đặt nhiều nhất trên GrabMart tại Việt Nam.

10. Ẩm thực địa phương chiếm vị trí cao: Người tiêu dùng Việt Nam quay trở lại với niềm đam mê bánh mì trong nửa đầu năm 2022. Theo đó, bánh mì chiếm vị trí thứ 4 trong danh sách các món ăn được đặt nhiều nhất trên GrabFood. Cơm sườn cũng thăng hạng trong năm nay và chiếm vị trí thứ 2.

Trong bối cảnh các xu hướng mua sắm và giao hàng thực phẩm và hàng hoá mới hiện nay, Grab đang triển khai một số tính năng, sáng kiến mới và cải tiến nhằm cải thiện việc khám phá các quán ăn và trải nghiệm của người dùng với ứng dụng gồm Cải tiến tính năng đánh giá và chia sẻ trải nghiệm, Tính năng lấy món tại quán, Tiết kiệm hơn khi giao nhận món ăn trực tuyến.

Quỳnh Như
TIN LIÊN QUAN

Grab xuất sắc giành 9 giải thưởng tại SMARTIES VIETNAM 2022

Vân Trang |

Grab Việt Nam đã vinh dự nhận 9 giải thưởng tại lễ trao giải SMARTIES VIETNAM 2022.

Grab triển khai các hoạt động gắn kết cho đối tác và chương trình ưu đãi cho người dùng mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10

Quỳnh Như |

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10, Grab Việt Nam hôm nay công bố triển khai chuỗi các hoạt động dành cho đối tác và người dùng trên cả nước. Thông qua các hoạt động này, Grab mong muốn gửi đến đối tác và người dùng những lời chúc tốt đẹp nhất, đồng thời tiếp thêm động lực để các đối tác vững tay lái trên mọi nẻo đường, và giúp người dùng sử dụng dịch vụ tiện lợi, tiết kiệm hơn.

Mastercard và Grab ra mắt chương trình “Doanh nghiệp nhỏ, Ước mơ lớn”

Lâm Anh |

Mastercard và Grab, siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á, hôm nay công bố chương trình “Doanh nghiệp nhỏ, Ước mơ lớn” nhằm nâng cao kỹ năng kỹ thuật số cho các lao động cá nhân trong nền kinh tế số và doanh nghiệp nhỏ tại Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Grab xuất sắc giành 9 giải thưởng tại SMARTIES VIETNAM 2022

Vân Trang |

Grab Việt Nam đã vinh dự nhận 9 giải thưởng tại lễ trao giải SMARTIES VIETNAM 2022.

Grab triển khai các hoạt động gắn kết cho đối tác và chương trình ưu đãi cho người dùng mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10

Quỳnh Như |

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10, Grab Việt Nam hôm nay công bố triển khai chuỗi các hoạt động dành cho đối tác và người dùng trên cả nước. Thông qua các hoạt động này, Grab mong muốn gửi đến đối tác và người dùng những lời chúc tốt đẹp nhất, đồng thời tiếp thêm động lực để các đối tác vững tay lái trên mọi nẻo đường, và giúp người dùng sử dụng dịch vụ tiện lợi, tiết kiệm hơn.

Mastercard và Grab ra mắt chương trình “Doanh nghiệp nhỏ, Ước mơ lớn”

Lâm Anh |

Mastercard và Grab, siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á, hôm nay công bố chương trình “Doanh nghiệp nhỏ, Ước mơ lớn” nhằm nâng cao kỹ năng kỹ thuật số cho các lao động cá nhân trong nền kinh tế số và doanh nghiệp nhỏ tại Indonesia, Philippines và Việt Nam.