Gần 40% doanh nghiệp lạc quan tình hình sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn

Đức Mạnh |

Trong tháng 9.2023, cả nước có 12.684 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt 117 nghìn tỉ đồng. Điểm lạc quan là dự kiến quý IV/2023, gần 40% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt dần lên.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9.2023, cả nước có 12.684 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 9,7% so với tháng trước nhưng tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số số vốn đăng ký đạt 117,2 nghìn tỉ đồng, giảm 13,4% so với tháng trước và giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 9,3 tỉ đồng, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 1.486 nghìn tỉ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 35,6 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 2.573 nghìn tỉ đồng, giảm 34,2% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, 48,9 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 3,2% so với 9 tháng năm 2022. Qua đó nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng lên 165,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 18,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Cũng trong 9 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 75,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. 46,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 26,9%. 13,2 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,3%. Bình quân một tháng có 15 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Bà Phí Thị Hương Nga - Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng, Tổng cục Thống kê - đánh giá: "Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập đã phản ánh khách quan về sự phục hồi kinh tế trong thời gian qua. Đây là con số cao nhất trong 9 tháng từ trước đến nay. Đáng chú ý, tỉ lệ doanh nghiệp giải thể trong tổng số doanh nghiệp rút lui có xu hướng giảm dần từ năm 2019 đến nay".

Theo bà Nga, khảo sát cho thấy khó khăn mà các doanh nghiệp đối mặt phần lớn là trong tiếp cận vốn. 10/17 lĩnh vực sụt giảm về vốn đăng ký thành lập mới, dẫn đầu là thông tin truyền thông, bất động sản… Nguyên nhân do điều kiện vay chưa được điều chỉnh, các đơn hàng dù cải thiện nhưng không nhiều, nhất là liên quan đến gia công. Thị trường bất động sản trong thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến các ngành nghề khác.

Điểm lạc quan là quý vừa qua ghi nhận 30,1% số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đánh giá tốt hơn so với quý II/2023. 37,5% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 32,4% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Dự kiến quý IV/2023, có 39,1% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III. 37,2% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 23,7% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

Do đó bà Nga đề xuất trong thời gian tới cần có biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và hấp thụ vốn của nền kinh tế. Đẩy mạnh chính sách tài khoá, đầu tư công. Tăng tổng cầu, tăng chi tiêu công, đẩy mạnh các chính sách miễn giảm, gia hạn thuế phí, thêm chính sách phát triển du lịch, đa đang dạng hoá thị trường xuất khẩu…

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp giày da phục hồi đơn hàng, lên kế hoạch tuyển hàng trăm lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Tại tỉnh Đồng Nai, bên cạnh các doanh nghiệp vẫn còn tình trạng đơn hàng phập phù, đã có những doanh nghiệp ngành giày da có dấu hiệu khởi sắc, đơn hàng ngày càng ổn định. Nhờ đó, doanh nghiệp lên kế hoạch tuyển dụng thêm hàng trăm lao động để sắp xếp lại hoạt động sản xuất.

Lương công chức và lương trong doanh nghiệp khi cải cách tiền lương

Quế Chi |

Theo mục tiêu cải cách tiền lương được nêu trong Nghị quyết 27/NQ-TW, đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Chuyển Cơ quan Công an nếu doanh nghiệp chiếm dụng Quỹ bình ổn xăng dầu

CƯỜNG NGÔ |

Thời gian qua, có một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị yêu cầu trích nộp số tiền Quỹ bình ổn xăng dầu vào ngân sách Nhà nước, khiến dư luận đặt ra câu hỏi vấn đề quản lý dòng quỹ này. Nếu xảy ra tình trạng doanh nghiệp chiếm dụng Quỹ bình ổn thì xử lý ra sao, trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước nào?

Số phận biển số đấu giá sau ngày 30.9

Xuyên Đông |

Phiên đấu giá biển số đầu tiên ngày 15.9 đã đến hạn chót nộp tiền. Ngày hôm nay, nếu người trúng đấu giá không nộp đủ tiền thì số phận biển số đấu giá sẽ đi về đâu?

Cứu 6 người dân trong đám cháy ở khu dân cư tại Đà Nẵng

Văn Trực |

Đà Nẵng - Sáng 30.9, lực lượng chức năng đã khống chế thành công một đám cháy trong khu dân cư và giải cứu 6 người dân mắc kẹt ra bên ngoài.

2 xe máy va chạm trong đêm Trung thu, 1 người chết, 4 người bị thương

Minh Nguyễn |

Hoà Bình – Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe máy xảy ra trên địa bàn thành phố Hoà Bình khiến 1 người chết, 4 người bị thương.

Tạm giữ tài xế xe Thành Bưởi vụ tai nạn làm 4 người tử vong trên quốc lộ 20

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Liên quan vụ tai nạn giữa 2 xe ôtô chở khách trên quốc lộ 20 (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) làm 4 người tử vong vào rạng sáng ngày 30.9, tài xế xe khách giường nằm biển số 50F-004.83 của nhà xe Thành Bưởi đã bị tạm giữ.

Doanh nghiệp giày da phục hồi đơn hàng, lên kế hoạch tuyển hàng trăm lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Tại tỉnh Đồng Nai, bên cạnh các doanh nghiệp vẫn còn tình trạng đơn hàng phập phù, đã có những doanh nghiệp ngành giày da có dấu hiệu khởi sắc, đơn hàng ngày càng ổn định. Nhờ đó, doanh nghiệp lên kế hoạch tuyển dụng thêm hàng trăm lao động để sắp xếp lại hoạt động sản xuất.

Lương công chức và lương trong doanh nghiệp khi cải cách tiền lương

Quế Chi |

Theo mục tiêu cải cách tiền lương được nêu trong Nghị quyết 27/NQ-TW, đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Chuyển Cơ quan Công an nếu doanh nghiệp chiếm dụng Quỹ bình ổn xăng dầu

CƯỜNG NGÔ |

Thời gian qua, có một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị yêu cầu trích nộp số tiền Quỹ bình ổn xăng dầu vào ngân sách Nhà nước, khiến dư luận đặt ra câu hỏi vấn đề quản lý dòng quỹ này. Nếu xảy ra tình trạng doanh nghiệp chiếm dụng Quỹ bình ổn thì xử lý ra sao, trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước nào?