FED nên làm gì tiếp theo với lạm phát?

Quý An (theo larrysummers.com) |

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Harry Summers đã có những nhận định về việc FED nên làm gì tiếp theo trước tình hình lạm phát.

Cuộc tranh luận về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ đang ở một giai đoạn mới. Uy tín của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đang là dấu hỏi lớn khi FED đang tụt lại phía sau trong nửa cuối năm 2021 – đầu năm 2022. FED cũng đã có những động thái tích cực để kiềm chế lạm phát như tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ. Sau bước đi này cùng với một số yếu tố khác, FED đã lấy lại được uy tín với tư cách là ngọn cờ đầu trong cuộc chiến chống lạm phát.

Không may ở chỗ, các đợt giảm lạm phát lớn trong 70 năm qua đều đi kèm với suy thoái kinh tế. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà kinh tế cho rằng một cuộc suy thoái kinh tế sẽ bắt đầu vào năm 2023. Lịch sử cho thấy, bất cứ khi nào tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng hơn 0,5% trong vòng 1 năm thì sẽ tiếp tục tăng 2%. Do đó, nếu xảy ra suy thoái kinh tế, khả năng cao tỉ lệ thất nghiệp sẽ lên mức 6%.

Năm 2023 sẽ là thời điểm được nhiều nhà kinh tế cho rằng sẽ bắt đầu suy thoái kinh tế. Ảnh: Xinhua
Năm 2023 sẽ là thời điểm được nhiều nhà kinh tế cho rằng sẽ bắt đầu suy thoái kinh tế. Ảnh: Xinhua

Trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra là: FED nên làm gì tiếp theo.

Tính từ thời điểm hiện tại, việc tháo nút thắt lạm phát đang trở nên khó khăn hơn. Chủ tịch FED Jerome Powell đã đúng khi vào ngày 14.12, ông nhấn mạnh rằng không có cơ sở nào để dự đoán tình hình kinh tế sắp tới một cách chắc chắn.

Một số lập luận được đưa ra tưởng chừng đanh thép nhất cũng trở thành ngớ ngẩn. Những người theo chủ nghĩa “bồ câu” nghĩ FED nên tạm dừng tăng lãi suất do kỳ vọng lạm phát thấp. Bên theo chủ nghĩa “diều hâu” thì đề nghị FED phải tiếp tục tăng lãi suất, trong khi lại bỏ qua thực tế là lạm phát đang có xu hướng giảm.

Khi thị trường tập trung vào tác động của suy thoái kinh tế đối với lợi nhuận doanh nghiệp, các công ty vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc tái cấp vốn với lãi suất cao. Bên cạnh đó, tiền tiết kiệm được trong giai đoạn COVID-19 đã cạn. Giá dầu cũng có thể tăng đột biến, rủi ro địa chính trị cũng có thể tăng lên. Với tất cả kịch bản như vậy, các nhà hoạch định chính sách sẽ thấy hối hận vì quá thắt chặt chính sách tiền tệ.

FED đang tìm cách cân bằng giữa rủi ro lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế. Chính quyền đương nhiệm cũng đang ủng hộ FED khi tôn trọng sự độc lập của cơ quan này. Tiếp cận thận trọng hơn khi tình hình kinh tế dần trở nên khó khăn là bước đi phù hợp của FED.

Rất khó có khả năng sẽ trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng đến mức đẩy tỉ lệ lạm phát cơ bản xuống dưới mức mục tiêu 2%. Do đó, việc giảm lạm phát quá mức không phải là rủi ro chính, và FED đã đúng khi nhấn mạnh mục tiêu lạm phát của mình trong tương lai.

Lạm phát tiền lương ở Mỹ hiện đang ở mức trên 5% khi thị trường lao động vẫn đang thắt chặt. Cho đến khi lạm phát tiền lương giảm đáng kể hoặc có bằng chứng rõ ràng về sự gia tăng năng suất, thì không có cơ sở nào để giả định rằng sẽ có bất kì tỉ lệ lạm phát thấp sẽ được duy trì nếu chính sách tiền tệ được nới lỏng.

Một số ý kiến cho rằng mục tiêu lạm phát 2% của FED là không phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại, đặc biệt là với chi phí để đạt được mục tiêu đó. Theo quan điểm của Summers, ông Powell đã đúng khi kiên quyết bác bỏ ý kiến này.

“Vào thời điểm đó, tôi đã nghĩ việc đặt mục tiêu lạm phát bằng con số là một ý tưởng hay, nhưng bây giờ không phải là lúc để thay đổi hướng đi. Ngay cả khi chuyển sang mục tiêu 3% (chưa nói đến mục tiêu cao hơn) sẽ tạo tiền đề cho một thập kỷ lạm phát đình trệ” – ông cho biết.

FED đang tìm cách cân bằng giữa rủi ro lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế
FED đang tìm cách cân bằng giữa rủi ro lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế. Ảnh: Xinhua

Chính sách tài khóa cũng là bài toán cần được giải khi suy thoái kinh tế xảy ra. Sẽ không có chỗ cho những nỗ lực lớn, toàn diện. Thế nhưng, bây giờ là lúc cẩn trọng để đưa ra các biện pháp để hoàn trả tín dụng thuế, tăng bảo hiểm thất nghiệp, tăng chi tiêu cho các chu kỳ bảo trì để trám vào các giai đoạn nhu cầu tổng thể thấp.

Các cơ quan quản lý cũng cần cảnh giác với các vấn đề về thanh khoản ở một số thị trường trọng điểm trong việc định giá thị trường công khai.

Phần còn lại của thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu Hoa Kỳ không kiểm soát được lạm phát. Khi đó, tỉ giá cuối cùng sẽ tăng cao hơn nhiều so với hiện tại. Những đợt tăng lãi suất, biến động đồng USD gần đây cùng với sự xáo trộn địa chính trị đang tạo ra những vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều nước đang phát triển. Mỹ cần đi tiên phong trong các nỗ lực toàn cầu để giải quyết các vấn đề nợ công, thúc đẩy các mức cho vay cao hơn nhiều từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.

"Quản lý lạm phát và nguy cơ suy thoái theo cách đảm bảo “hạ cánh mềm” là điều không thể. Nhưng việc thận trọng quản lý những rủi ro này là điều vô cùng quan trọng để làm nền tảng cho các chính sách đầu tư dài hạn, nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng toàn diện" - Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ kết luận.

Quý An (theo larrysummers.com)
TIN LIÊN QUAN

FED có thể giữ lãi suất ở mức đỉnh trong năm 2024

Quý An (theo Reuters) |

Theo một quan chức Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), ngân hàng trung ương có thể duy trì mức lãi suất đỉnh trong gần 1 năm.

Nên tin tưởng vào chiến thắng của FED trước lạm phát

Quý An (theo CNBC) |

Nhà kinh tế Jim Cramer cho rằng nên tin tưởng vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong chiến dịch chống lạm phát.

Giới đầu tư nóng lòng chờ đợi động thái tiếp theo của FED về lãi suất

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Theo phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, các quỹ tương hỗ và quỹ phòng hộ quản lí khoảng 4,8 nghìn tỉ USD đã đổ tiền vào các cổ phiếu để “đón đầu" việc lạm phát hạ nhiệt, lãi suất giảm.

Góc khuất chia rẽ trong nội bộ FED vì lãi suất

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Nội bộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang có những mâu thuẫn nội bộ về chính sách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

FED có thể giữ lãi suất ở mức đỉnh trong năm 2024

Quý An (theo Reuters) |

Theo một quan chức Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), ngân hàng trung ương có thể duy trì mức lãi suất đỉnh trong gần 1 năm.

Nên tin tưởng vào chiến thắng của FED trước lạm phát

Quý An (theo CNBC) |

Nhà kinh tế Jim Cramer cho rằng nên tin tưởng vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong chiến dịch chống lạm phát.

Giới đầu tư nóng lòng chờ đợi động thái tiếp theo của FED về lãi suất

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Theo phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, các quỹ tương hỗ và quỹ phòng hộ quản lí khoảng 4,8 nghìn tỉ USD đã đổ tiền vào các cổ phiếu để “đón đầu" việc lạm phát hạ nhiệt, lãi suất giảm.

Góc khuất chia rẽ trong nội bộ FED vì lãi suất

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Nội bộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang có những mâu thuẫn nội bộ về chính sách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.