Hôm nay (29.6), khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai Nghị quyết T.Ư 5:

Đột phá tái cơ cấu để doanh nghiệp nhà nước mạnh lên

Đức Thành - Khánh Linh - Lan Hương |

Một trong những nội dung trọng tâm của Nghị quyết T.Ư 5 là “tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ”.

Đây là động thái cần thiết, một “cú hích” nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp, tập trung thu hút nguồn lực xã hội. Trước thềm Hội nghị trực tuyến toàn quốc được tổ chức vào sáng 29.6 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn một số nhà quản lý, chuyên gia kinh tế.

TS Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

 Nghị quyết T.Ư 5 giúp giải phóng sức sản xuất, tạo động lực cho mọi thành phần kinh tế tham gia; trong đó có tư nhân, quốc doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài… Đồng thời tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khai thác tiềm năng thế mạnh của các doanh nghiệp về mọi mặt, đặc biệt là về lao động. Để Nghị quyết này đi vào cuộc sống còn phụ thuộc vào hai việc: thứ nhất là yếu tố con người, cần xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt, có trách nhiệm; thứ hai là phải cụ thể hóa bằng các nghị quyết, giải pháp bổ sung.

TS Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KHĐT): Cần có cơ quan chuyên trách quản lý vốn của các DNNN
Đa phần các Bộ trưởng, người chịu trách nhiệm phần vốn của Nhà nước tại các DN vẫn chưa quyết liệt trong cuộc đấu tranh quyết định CPH, thoái vốn và tái cơ cấu. Hiện nay vấn đề cải cách DNNN nặng nề nhất là Bộ Công Thương với 12 dự án ngàn tỉ đắp chiếu cần quyết tâm xử lý mạnh mẽ. Bên cạnh đó, bản thân các DNNN cũng vướng lực cản lớn, ngoài khó khăn về định giá tài sản, tìm được cổ đông thích hợp thì vấn đề quan trọng nhất là vấn đề lợi ích, nhiều DN không muốn buông ra.

Để vấn đề cải cách DNNN thực sự bứt phá cần có cơ quan chuyên trách quản lý vốn của các DNNN và vốn đầu tư của Nhà nước vào DN, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của các DN. Hiện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã ra quyết định trong năm 2018 phải hình thành cơ quan này. Ngoài ra, cần có biện pháp cứng rắn đối với DNNN thực hiện CPH và cải cách DNNN mang tính hành chính, mệnh lệnh, áp đặt. Thứ hai, khâu cải cách quản trị cần theo đúng cơ chế thị trường, theo hướng công khai, minh bạch, giải trình.

PGS-TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế T.Ư: Cơ cấu lại DNNN giúp môi trường kinh doanh bình đẳng hơn
Nghị quyết T.Ư 5 sẽ tạo tác động tích cực đối với nền kinh tế VN, vấn đề là cách làm phải phù hợp. Việc chuyển đổi cơ cấu lại DNNN giúp môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, chuyển một phần nguồn lực từ khu vực Nhà nước sang tư nhân một cách hiệu quả, tạo ra sức hấp dẫn lớn cho thu hút đầu tư nước ngoài. Bản thân nhà đầu tư nước ngoài tham gia cũng tạo nên hấp lực đối với các nhà đầu tư ngoại khác.

TS Nguyễn Minh Phong (chuyên gia kinh tế): CPH ồ ạt có thể dẫn tới khó hấp thụ vốn
Tái cơ cấu DNNN bằng việc CPH ồ ạt có thể dẫn tới khả năng xảy ra khó hấp thụ vốn. Nếu không bán được giá tốt DNNN có thế xuống giá, trong khi đó cơ chế cho phép bán dưới giá ban đầu, việc này có thể gây ra thất thoát giảm công. Nhưng rõ ràng cần giải quyết nhanh việc này (tái cơ cấu DNNN - PV) bởi nếu càng chậm càng tiêu thụ nhiều nguồn lực xã hội và phát sinh nhiều tệ hại, mặt trái.

TS Nguyễn Đại Lai (chuyên gia tài chính ngân hàng): Cần dứt khoát CPH DNNN tức là bán DNNN cho các cổ đông.

Kể từ năm 2010 đến nay tốc độ CPH chậm dần, khó dần, vướng phải nhiều khó khăn do số DNNN còn lại đều là những DN nhạy cảm, loại lớn như Tổng Công ty, Tập đoàn, các DNNN đóng vai trò chủ lực, chủ đạo hoặc từng là “quả đấm thép” của Nhà nước. Cho dù từ ngày 1.7.2010 các DNNN đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì bản chất vẫn là DNNN. Nay tiến hành CPH các đối tượng này vấp phải thách thức lớn do xung đột về lợi ích, các gánh nặng chằng chịt về sở hữu chéo với ngân hàng, với tư nhân, nước ngoài và với DNNN khác không cùng nghề…


Do đó, về tư duy chiến lược, Nhà nước phải khẳng định thái độ dứt khoát rằng CPH DNNN tức là bán DNNN cho các cổ đông, thu tiền về, trả cho các đối tượng đã làm nên tổng giá trị DNNN cho đến ngày bán. Phần của NN sẽ thu về nhập vào ngân sách để kích thích các thành phần kinh tế phi nhà nước… Phải chấm dứt tình trạng CPH rồi mà NN vẫn nằm tại các DN hậu CPH để coi tiền NN. Thứ hai, về quan điểm hành động, CPH DNNN là từng bước chuyển từ NN kinh doanh sang NN quản lý, cầm cân nảy mực, mặc áo trọng tài sân cỏ, bật đèn xanh cho các hoạt động phát triển kinh tế bền vững, minh bạch...

Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM): Cần cải thiện quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế
Một trong những biện pháp có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi là biến DNNN thành công ty cổ phần. Nói cách khác, có thể chuyển DNNN thành công ty cổ phần một cách nhanh chóng nếu không đòi hỏi quá nghiêm ngặt về vấn đề thu hút vốn của các nhà đầu tư tư nhân.

Trong giai đoạn 2016-2020 cần có giải pháp căn bản hơn như cải thiện quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, áp đặt kỷ luật thị trường, và kỷ luật tài chính đối với DNNN, loại bỏ ưu đãi, lợi thế của DNNN, xác định lại vai trò của DNNN trong kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân, đảm bảo một cơ cấu hợp lý của DNNN trong nền kinh tế theo thông lệ thị trường.
Đức Thành - Khánh Linh - Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi bức thiết

XUÂN HẢI (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Bùi Đức Thụ - Phó Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - khi trao đổi với Lao Động về ý nghĩa của Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII của Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Nhiều nước không tính nợ của doanh nghiệp nhà nước vào nợ công

Xuân Hải |

Sáng 16.6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng đã giải trình thêm về phạm vi của nợ công, như quan ngại của các đại biểu.

Toàn văn Nghị quyết Trung ương 5 về tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

Xuân Hải |

Ngày 3.6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi bức thiết

XUÂN HẢI (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Bùi Đức Thụ - Phó Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - khi trao đổi với Lao Động về ý nghĩa của Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII của Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Nhiều nước không tính nợ của doanh nghiệp nhà nước vào nợ công

Xuân Hải |

Sáng 16.6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng đã giải trình thêm về phạm vi của nợ công, như quan ngại của các đại biểu.

Toàn văn Nghị quyết Trung ương 5 về tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

Xuân Hải |

Ngày 3.6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN).