Doanh nghiệp FDI đề xuất giảm thủ tục hành chính, hướng tới Chính phủ số

Đức Mạnh |

Yếu tố quan trọng tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi là môi trường pháp lý công bằng, minh bạch, dễ dự đoán và tinh giản. Các doanh nghiệp FDI đánh giá việc coi trọng sự đổi mới không chỉ thu hút đầu tư mới mà còn để duy trì và phát triển các dự án đầu tư hiện tại.

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam diễn ra vào hôm nay (19.3), đại diện các doanh nghiệp FDI dành phần lớn thời gian đề cập đến mong muốn giảm thiểu thủ tục hành chính, khơi thông hiệu quả đầu tư vào Việt Nam.

Theo đó, các thành viên Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) đã có các dự án đầu tư hàng tỉ USD tại Việt Nam, thu hút hàng chục nghìn lao động trực tiếp, hàng trăm nghìn nhân viên gián tiếp và đóng góp một phần đáng kể trong xuất khẩu và nguồn thu thuế của Việt Nam. Trong quá trình đầu tư đó, ông Joseph Uddo - Chủ tịch AmCham Hà Nội - đánh giá Việt Nam đã có một số thủ tục hành chính được loại bỏ và đơn giản hóa, tuy nhiên một số luật và quy định mới vẫn tiếp tục đưa ra các thủ tục hành chính mới. Ông nhấn mạnh rằng tất cả các luật và quy định mới nên được xem xét và hạn chế đưa ra các thủ tục hành chính mới.

"Các thành viên Amcham phải đối mặt với sự chậm trễ trong thủ tục phê duyệt và các gánh nặng hành chính tốn thời gian. Điều này gây cản trở hoặc đình trệ các dự án của họ và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Vì vậy, cần có sự phê duyệt kịp thời đối với giấy phép về quy hoạch và các giấy phép liên quan, giấy phép kinh doanh, đầu tư, phát triển bất động sản, thị thực cho người lao động nước ngoài, đặc biệt là các chuyên gia, cũng như việc sử dụng Chính phủ điện tử và phê duyệt điện tử cần sự đáng tin cậy và nhất quán.

Ngoài ra, mặc dù Chính phủ thúc đẩy số hóa nhưng nhiều thủ tục hành chính như báo cáo, đăng ký, thông báo vẫn phải nộp bằng giấy hoặc thậm chí bằng cả hình thức giấy và điện tử" - ông Joseph Uddo cho hay.

Ảnh: Hải Nguyễn
Toàn cảnh Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn

Ông Seck Yee Chung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Singapore tại Việt Nam (SCCV) - thừa nhận cho đến nay, thủ tục cấp phép và thời gian để các doanh nghiệp FDI xin giấy phép kinh doanh cho các lĩnh vực bao gồm hoạt động bán lẻ, cho thuê thiết bị và thương mại điện tử từ Bộ Công Thương vẫn còn rất nặng nề và tốn thời gian. Thông thường, các doanh nghiệp phải nhiều lần nộp giấy tờ và các vòng giải thích, làm rõ với Bộ Công Thương và Sở Công Thương. Việc này có thể mất tới 12 tháng.

Do đó ông Seck Yee Chung đề nghị Chính phủ xem xét và ban hành các quy định rút ngắn thời gian quy định nộp hồ sơ trình Bộ Công Thương và Sở Công Thương phê duyệt. Hai cơ quan này cũng cần tuân thủ thời gian quy định về cấp Giấy phép kinh doanh hiện tại cũng như quy định rõ ràng hơn và cụ thể hơn về giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký để giảm đáng kể số lần giải thích, làm rõ cần thiết.

Đồng thời Phó Chủ tịch SCCV mong muốn mở rộng cổng thông tin trực tuyến và nộp hồ sơ điện tử. Cho phép nhiều ứng dụng và thủ tục của chính phủ được hoàn thành trực tuyến hơn, giúp quá trình này nhanh hơn và thuận tiện hơn. Chấp nhận chữ ký điện tử hợp lệ cho các tài liệu chính thức, loại bỏ sự cần thiết của chữ ký tươi. Khuyến khích thông tin liên lạc qua email và giảm sự phụ thuộc vào giấy tờ.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Phát triển Đảng trong khối doanh nghiệp FDI tại Hải Phòng

Mai Chi |

Ngày 18.3, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước (FDI) tại Khu kinh tế (KKT) Đình Vũ – Cát Hải và các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố có tổ chức Đảng và tổ chức dân quân tự vệ đang hoạt động trong doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp có tổ chức Đảng.

Doanh nghiệp FDI từng bị Phú Thọ xử phạt hàng trăm triệu đồng giờ ra sao?

Tô Công |

Phú Thọ - Công ty TNHH Sinkwang Vina bị UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt cách đây hơn 6 tháng nay đã đi vào hoạt động.

Doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa tăng đơn hàng nhưng thiếu công nhân

Xuân Hùng |

Tính đến ngày 3.3.2024, tại 36 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, số công nhân lao động là 160.888 người. Đơn hàng tăng trở lại, nhiều đơn vị cần công nhân nhưng rất khó tuyển.

Bắc Ninh điều tra vụ hiệu trưởng ỉm 613 triệu đồng phụ cấp của giáo viên

Trần Tuấn |

Công an tỉnh Bắc Ninh đang điều tra, làm rõ vụ hiệu trưởng ỉm 613 triệu đồng phụ cấp của giáo viên trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch.

Thủ Thiêm Real báo cáo lãi 622 triệu đồng trong năm 2023

LỤC GIANG |

Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Thủ Thiêm (Thủ Thiêm Real Estate Iab Co., LDT - Thủ Thiêm Real) vừa báo cáo tình hình tài chính năm 2023 với lợi nhuận sau thuế đạt 622 triệu đồng, giảm 53,5% so với năm trước.

TPHCM kiến nghị Bộ TTTT quản lý, giải quyết nạn sử dụng sim rác lừa đảo

Vinh Phú |

Để giải quyết tình trạng các đối tượng lừa đảo, vi phạm pháp luật sử dụng điện thoại không chính chủ, sim rác nhằm trốn tránh trách nhiệm khi bị cơ quan điều tra phát hiện, xử lý, Sở Thông tin truyền thông (TTTT) TPHCM đã đề xuất UBND TPHCM kiến nghị Bộ TTTT xem xét một số nội dung nhằm quản lý, giải quyết tình trạng trên.

Hà Giang điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ chủ chốt

Lam Thanh |

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang vừa công bố quyết định phân công, bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Chủ quán sứa đỏ Hàng Chiếu bị tố chửi khách “không có tiền mà đi ăn”

Lê Đạt - Chí Long |

Chủ quán Sứa đỏ cụ Gái trên phố Hàng Chiếu, xác nhận và chia sẻ với Lao Động sự việc đã xảy ra tại quán.

Phát triển Đảng trong khối doanh nghiệp FDI tại Hải Phòng

Mai Chi |

Ngày 18.3, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước (FDI) tại Khu kinh tế (KKT) Đình Vũ – Cát Hải và các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố có tổ chức Đảng và tổ chức dân quân tự vệ đang hoạt động trong doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp có tổ chức Đảng.

Doanh nghiệp FDI từng bị Phú Thọ xử phạt hàng trăm triệu đồng giờ ra sao?

Tô Công |

Phú Thọ - Công ty TNHH Sinkwang Vina bị UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt cách đây hơn 6 tháng nay đã đi vào hoạt động.

Doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa tăng đơn hàng nhưng thiếu công nhân

Xuân Hùng |

Tính đến ngày 3.3.2024, tại 36 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, số công nhân lao động là 160.888 người. Đơn hàng tăng trở lại, nhiều đơn vị cần công nhân nhưng rất khó tuyển.