Hội thảo tìm giải pháp "Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”

Nhóm PV |

Nhằm mục tiêu đưa ra các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm phát triển thẻ tín dụng nội địa góp phần thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện, ngày 21.5 tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng tham dự và điều hành Hội thảo.

Tham dự Hội thảo còn có đại diện Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo các ngân hàng thương mại, các chuyên gia tài chính.

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thúc đẩy tài chính toàn diện là những chủ trương, chính sách lớn, được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thực tiễn triển khai tài chính toàn diện trên thế giới cũng chỉ ra rằng nâng cao khả năng tiếp cận tài chính ngân hàng thường song hành, gắn kết chặt chẽ với xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Đây được coi là một giải pháp quan trọng, tạo động lực cho các sự phát triển của các dịch vụ thanh toán số thông minh, góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh hơn với một xã hội số trong tương lai.

Thực tế cho thấy, tính đến hết quý I/2024, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục đạt được những kết quả tích cực so với cùng kỳ. Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính tăng 39,06% về số lượng và 20,64% về giá trị. Giao dịch TTKDTM tăng 56,57% về số lượng và 31,35% về giá trị; qua kênh Internet tăng 48,81% về số lượng và 25,73% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 58,70% về số lượng và 33,12% về giá trị.

Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ thẻ ngân hàng cũng được các tổ chức tín dụng quan tâm phát triển, trong đó thẻ tín dụng là phương thức thanh toán đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng, thanh toán của khách hàng. Tính đến tháng 3.2024, số lượng thẻ đang lưu hành đạt hơn 150,6 triệu thẻ (tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2023), với hơn 106,7 triệu thẻ nội địa, 43,9 triệu thẻ quốc tế. Trong đó có 27 ngân hàng đang triển khai mở thẻ bằng eKYC với hơn 15,3 triệu thẻ mở bằng eKYC đang lưu hành hoạt động.

Đến hết tháng 3.2024, có 15 tổ chức phát hành thẻ đã phát hành thẻ tín dụng nội địa. Số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đến tháng 3.2024 đạt trên 904,7 nghìn thẻ (tăng 18,37% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn mức tăng thẻ tín dụng quốc tế là 9,53%). Giao dịch thẻ tín dụng nội địa trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1,3 triệu giao dịch với giá trị đạt 10 nghìn tỉ đồng (tăng 75,43% về số lượng và 89,85% về giá trị, cao hơn mức tăng tương ứng của thẻ tín dụng quốc tế là 27,26% và 25,1%).

Ông Lê Anh Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN – đánh giá dù số lượng thẻ tín dụng nội địa còn khiêm tốn nhưng tăng trưởng mạnh về số lượng, giá trị giao dịch là điểm sáng đáng ghi nhận về phát triển thẻ tín dụng nội địa trong năm vừa qua.

“Hiện nay có hơn 900 nghìn thẻ tín dụng nội địa với quy mô dân số 100 triệu dân. Đây là tiềm năng lớn để các tổ chức tín dụng có thể khai thác, đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa. Ngoài ra, cơ cấu dân số trẻ, thu nhập người dân ngày càng tăng, xu hướng thương mại điện tử, hoạt động kinh tế số ngày càng thịnh hành thì thị trường thẻ tín dụng nội địa còn nhiều tiềm năng phát triển nữa. Bên cạnh tiềm năng lớn từ thị trường thẻ tín dụng, sản phẩm thẻ tín dụng nội địa còn nhiều tính năng, tiện ích, ưu đãi hấp dẫn không kém gì thẻ tín dụng quốc tế” – ông Dũng nói.

Theo TS Đỗ Thị Hà Thương – Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, thẻ tín dụng nội địa được coi là sản phẩm chủ lực cho chiến lược tài chính toàn diện mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước theo đuổi nhằm giúp người dân, đặc biệt người dân thuộc nhóm khách hàng yếu thế tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức và gia tăng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Ông Nguyễn Đăng Hùng - Phó Tổng Giám đốc NAPAS - kỳ vọng thẻ tín dụng nội địa sẽ hạn chế vấn nạn tín dụng đen cũng như sự ảnh hưởng tiêu cực đến người dân khi cần tiếp cận khoản tín dụng, khoản vay nặng lãi (nếu có) mà đang xảy ra một cách ngấm ngầm.

Bên cạnh những giải pháp hoàn thiện về pháp lý và hạ tầng công nghệ thúc đẩy TTKDMT và hoạt động thẻ, ngành Ngân hàng cần đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính, nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng trong tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, trong đó có các kỹ năng sử dụng thẻ đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đây cũng sẽ là chủ đề mà các ngân hàng thương mại, chuyên gia cùng thảo luận trong chương trình hội thảo.

Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt” sẽ được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử (www.laodong.vn) và Fanpage của Báo Lao Động lúc 14h ngày 21.5.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Mức đầu tư cho thẻ tín dụng nội địa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng

Đức Mạnh |

Mức độ tăng trưởng bình quân của thẻ tín dụng nội địa là 29,6%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thẻ tín dụng quốc tế là 17,72%/năm. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - cho rằng để đón đầu xu thế, mức đầu tư của các tổ chức phát hành thẻ tín dụng nội địa cần phải gia tăng thêm thêm trong thời gian tới.

Thẻ tín dụng nội địa góp phần ngăn chặn tín dụng đen

Tuyết Lan |

Thời gian qua thanh toán bằng thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt phát triển khá mạnh, nhưng chủ yếu tập trung bùng nổ ở khu vực thành thị. Ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa có nhiều tiềm năng nhưng đang bị bỏ ngỏ với 90% giao dịch là tiền mặt.

Mắt xích để thẻ tín dụng nội địa thành chủ lực trong tài chính tiêu dùng

Đức Mạnh |

Tiềm năng của thẻ tín dụng nội địa được đánh giá rất lớn, có khả năng trở thành chủ lực trong tín dụng tiêu dùng trong tương lai. Tuy nhiên do tỉ trọng còn khiêm tốn nên loại thẻ này rất cần giải pháp hỗ trợ để phát triển, hướng tới tài chính toàn diện, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Tốc độ của scandal và thị phi showbiz nhìn từ vụ đòi nợ 80 triệu đồng của Khánh Thi

Bình An |

Màn đòi nợ của Khánh Thi nhắc tới rất nhiều “con nợ” với số tiền lớn, nhưng duy nhất món nợ của “chị ca sĩ nợ 80 triệu đồng khi tham gia Bước nhảy hoàn vũ cách đây gần 13 năm” là gây bão dư luận.

FLC Sầm Sơn đang chiếm dụng tài sản công, ngăn cản người trái phép

Xuân Hùng |

Những ngày qua, TP. Sầm Sơn lại "nóng" lên chuyện bảo vệ của Công ty CP Tập đoàn FLC ngăn cản người dân đi vào khu đô thị nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn. Lần này không phải là người dân bên ngoài mà chính là cư dân mua villa, biệt thự nghỉ dưỡng bên trong quần thể của chính tập đoàn này.

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an

NHÓM PV |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng Bộ Công an, điều hành hoạt động của Bộ Công an cho đến khi kiện toàn chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.

Giá xăng tăng bao nhiêu trong kỳ điều chỉnh ngày mai?

Anh Tuấn |

Giá xăng ngày 23.5 được dự báo tăng theo xu hướng thế giới. Nếu cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 có thể tăng từ 190 đến 290 đồng/lít.

Điểm chuẩn xét tuyển sớm 2023 một số trường cán mốc 30 điểm

ANH ĐỨC |

Năm 2023, nhiều trường đại học có điểm chuẩn xét tuyển sớm ở mức gần 30 điểm, thậm chí "cán mốc" hoặc "vượt khung".

Mức đầu tư cho thẻ tín dụng nội địa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng

Đức Mạnh |

Mức độ tăng trưởng bình quân của thẻ tín dụng nội địa là 29,6%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thẻ tín dụng quốc tế là 17,72%/năm. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - cho rằng để đón đầu xu thế, mức đầu tư của các tổ chức phát hành thẻ tín dụng nội địa cần phải gia tăng thêm thêm trong thời gian tới.

Thẻ tín dụng nội địa góp phần ngăn chặn tín dụng đen

Tuyết Lan |

Thời gian qua thanh toán bằng thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt phát triển khá mạnh, nhưng chủ yếu tập trung bùng nổ ở khu vực thành thị. Ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa có nhiều tiềm năng nhưng đang bị bỏ ngỏ với 90% giao dịch là tiền mặt.

Mắt xích để thẻ tín dụng nội địa thành chủ lực trong tài chính tiêu dùng

Đức Mạnh |

Tiềm năng của thẻ tín dụng nội địa được đánh giá rất lớn, có khả năng trở thành chủ lực trong tín dụng tiêu dùng trong tương lai. Tuy nhiên do tỉ trọng còn khiêm tốn nên loại thẻ này rất cần giải pháp hỗ trợ để phát triển, hướng tới tài chính toàn diện, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần đẩy lùi tín dụng đen.