Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Để duy trì lợi thế cạnh tranh, cần sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ

G.M |

Để duy trì lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ, Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP.Hà Nội đề xuất cần sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ.

Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP.Hà Nội (HANSIBA) cho chinhphu.vn biết, tình hình sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành cụ thể như sau:

Chế tạo ôtô tỉ lệ nội địa hóa đạt khoảng 5-20%; điện tử tỉ lệ nội địa hóa đạt khoảng 5-10%; da giày tỉ lệ nội địa hóa đạt khoảng 30%; dệt may tỉ lệ nội địa hóa đạt khoảng 30%; công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao tỉ lệ nội địa hóa khoảng 1-2%; cơ khí chế tạo khác tỉ lệ nội địa hóa đạt khoảng 15-20%.

Hạn chế về nội địa hóa sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Từ hạn chế về việc nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ dẫn tới khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hằng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên đến hàng chục tỉ USD (riêng sản phẩm linh kiện nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ôtô vào khoảng 35-50 tỉ USD). Đặc biệt, chỉ có khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia sản xuất chế tạo trong ngành công nghiệp hỗ trợ.

Theo HANSIBA, đây thực sự là con số đáng báo động khi so sánh với cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại một số nước ngay trong khối ASEAN.

Hiệp hội cũng đánh giá định hướng và tầm nhìn trong các chủ trương chính sách vĩ mô của Nhà nước là đúng đắn. Tuy nhiên, việc ban hành cơ chế chính sách để các chủ trương đi được vào đời sống doanh nghiệp lại chưa kịp thời.

Mặt khác, HANSIBA cho rằng, Việt Nam tham gia sâu vào các hiệp định kinh tế đa phương, song phương với các nước có nền công nghiệp đã phát triển nên đây vừa là cơ hội nhưng cũng đặt ra thách thức với doanh nghiệp Việt Nam.

Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tự đổi mới cùng với sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế và không kịp thời sẽ dẫn tới việc doanh nghiệp vốn đã yếu sẽ càng yếu trong sản xuất kinh doanh.

Một thực tế nữa được HANSIBA đề cập đến đó là doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, không chú trọng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và phần lớn các doanh nghiệp đang chỉ nhìn thấy khó khăn quá lớn khi tham gia vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ

Để duy trì lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ, HANSIBA đề xuất cần sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ và ban hành trong thời gian nhanh nhất.

Bên cạnh đó, HANSIBA đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước với sự tham gia của một số bộ/ban/ngành, đại diện tỉnh, thành phố, đại diện doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ để thống nhất chỉ đạo thúc đẩy giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, quyết tâm đến năm 2025 tầm nhìn 2030 đạt tỉ trọng 5%-10% trên tổng số doanh nghiệp Việt Nam.

Nhà nước cần có quy hoạch và chính sách cụ thể để hỗ trợ hình thành một số khu công nghiệp chuyên sâu tại 3 miền Bắc - Trung - Nam. Ảnh minh họa
Nhà nước cần có quy hoạch và chính sách cụ thể để hỗ trợ hình thành một số khu công nghiệp chuyên sâu tại 3 miền Bắc - Trung - Nam. Ảnh minh họa

Cần quy hoạch cụ thể từng vùng kinh tế (Bắc - Trung - Nam) để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tránh tình trạng “nhà nhà” phát triển - “ tỉnh tỉnh, thành phố” phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm hạn chế tối đa lãng phí nguồn lực của đất nước và cạnh tranh không cần thiết. Phải làm rõ vùng nào sản xuất linh kiện cho ngành gì như ôtô, điện tử, công nghiệp đóng tàu, nông ngư nghiệp, da giày, dệt may...

Cần có gói giải pháp cấp thiết, đặc thù về vốn (lãi suất và thời gian vay, hạn mức vay, tài sản thế chấp...), vì các quy định về điều kiện vay vốn (tài sản đảm bảo tiền vay, vốn đối ứng của chủ đầu tư, lãi suất vay, thời gian vay...) vẫn còn trở ngại đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Nhà nước cần có quy hoạch và chính sách cụ thể để hỗ trợ hình thành một số khu công nghiệp chuyên sâu tại 3 miền Bắc - Trung - Nam, hỗ trợ đào tạo lao động chất lượng cao, hỗ trợ công nghệ khi nhập khẩu các thiết bị cũ đã qua sử dụng nhưng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và Việt Nam, chính sách thuế, đầu ra cho sản phẩm để trực tiếp dẫn dắt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sản xuất.

Cho phép các doanh nghiệp tư nhân thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao được tiếp cận vay vốn ODA để đầu tư mua thiết bị, máy móc, công nghệ của nước ngoài (đặc biệt chú trọng vào Nhật Bản, Hoa Kỳ cùng các nước công nghiệp phát triển) để có khả năng sản xuất, liên kết tham giá chuỗi sản xuất toàn cầu.

Việc kết nối các doanh nghiệp tập đoàn lớn quốc tế đang có mặt tại Việt Nam là hết sức quan trọng, thúc đẩy và “kèm cặp” để các doanh nghiệp FDI này cũng đặt hàng. Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất linh phụ kiện cấp cho họ để từ đó các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tham gia chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Cần có chính sách ưu đãi cụ thể khuyến khích các thanh niên Việt Nam đã học tập, làm việc tại các công ty, các quốc gia có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển để họ khởi nghiệp trở thành các doanh nhân, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ 100% Việt Nam.

G.M
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp Nhật khai thác thị trường tiềm năng về công nghiệp hỗ trợ

H.A (T/H) |

Doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip), cùng hợp tác chuỗi công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản nhằm khai thác thị trường rất tiềm năng này.

Công nghiệp hỗ trợ hưởng lợi khi các công ty lớn thế giới chuyển dịch

An Phạm |

Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi chính từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng. Cụ thể, Việt Nam là điểm đến dự kiến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã buộc các công ty phải tìm cách chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi nước này.

Nâng cao tỉ lệ nội địa hóa để phát triển công nghiệp ôtô và công nghiệp hỗ trợ

G.M - Cường Ngô |

Việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, hỗ trợ các nhà cung cấp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp phát triển nền công nghiệp ôtô và ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Doanh nghiệp Nhật khai thác thị trường tiềm năng về công nghiệp hỗ trợ

H.A (T/H) |

Doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip), cùng hợp tác chuỗi công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản nhằm khai thác thị trường rất tiềm năng này.

Công nghiệp hỗ trợ hưởng lợi khi các công ty lớn thế giới chuyển dịch

An Phạm |

Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi chính từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng. Cụ thể, Việt Nam là điểm đến dự kiến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã buộc các công ty phải tìm cách chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi nước này.

Nâng cao tỉ lệ nội địa hóa để phát triển công nghiệp ôtô và công nghiệp hỗ trợ

G.M - Cường Ngô |

Việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, hỗ trợ các nhà cung cấp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp phát triển nền công nghiệp ôtô và ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.