Dấu hỏi từ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản

Quý An (theo The New York Times) |

Sự thích nghi với chính sách tiền tệ mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang là dấu hỏi lớn đối với các thị trường trên thế giới.

Nhật Bản đang là chủ nợ lớn nhất thế giới. Tính đến cuối năm 2021, nước này nắm giữ khoảng 3.200 tỉ USD tài sản nước ngoài, hơn 30% so với nước đứng thứ 2 là Đức. Tính đến tháng 10.2022, Nhật Bản sở hữu hơn 1.000 tỉ USD nợ của chính phủ Mỹ, nhiều hơn cả Trung Quốc. Nhật Bản cũng là chủ nợ nước ngoài lớn nhất, với gần 4.800 tỉ USD yêu cầu bồi thường ở nhiều nước.

“Lời nhắc nhở bất ngờ”

Cuối tháng trước, thế giới nhận được một “lời nhắc nhở bất ngờ” về tầm quan trọng của Nhật Bản đối với nền kinh tế toàn cầu, khi BOJ bất ngờ thông báo đang điều chỉnh quan điểm về việc mua trái phiếu.

Đối với những người chưa hiểu rõ về sự phức tạp của chính sách tiền tệ, tầm quan trọng của việc quyết định nâng trần lợi suất trái phiếu kì hạn 10 năm của BOJ có thể chưa rõ ràng ngay lập tức. Nhưng đối với ngành tài chính, sự thay đổi là báo hiệu rằng những ngày lãi suất chạm đáy của Nhật Bản có thể đã qua. Điều này có khả năng siết chặt hơn nữa thị trường tín dụng toàn cầu vốn đã eo hẹp khi nền kinh tế thế giới chậm lại.

BOJ đã trở thành một ngoại lệ khi giữ lãi suất cực thấp ngay cả khi các ngân hàng trung ương khác phải chạy theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong nỗ lực chế ngự lạm phát.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã tạo bất ngờ lớn với chính sách mới. Ảnh: Xinhua
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã tạo bất ngờ lớn với chính sách mới. Ảnh: Xinhua

Khi tỉ giá toàn cầu khác với tỉ giá ở Nhật Bản, giá trị đồng Yên đã giảm khi các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn ở những nơi khác. Điều này đã buộc BOJ có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ.

Giữa tháng 12.2022, nhiều người mong rằng BOJ sẽ hoãn mọi thay đổi cho đến khi Thống đốc đương nhiệm Haruhiko Kuroda - kiến trúc sư của các chính sách hiện tại - rời ghế vào tháng 4.2023. Vì vậy, khi BOJ đưa ra thông báo về lợi suất trái phiếu đã khiến hầu hết mọi người sửng sốt.

Dù ông Kuroda đã nhấn mạnh rằng quyết định của BOJ chỉ nhằm mục đích khuyến khích giao dịch trái phiếu 10 năm để kiểm soát lãi suất, tuy nhiên thị trường, ít nhất là trong ngắn hạn, đã không được thuyết phục. Sau quyết định của BOJ, thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm, đồng Yên tăng hơn 3%, lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Theo Paul Sheard, từng là Kinh tế trưởng của S&P Global, gần như không ai (có thể cả ông Kuroda) biết ngân hàng sẽ làm gì tiếp theo. Nhưng một số người tham gia thị trường có niềm tin rằng “khi một ngân hàng trung ương thực hiện một động thái, sẽ có rất nhiều động thái khác kéo đến”.

Ông Haruhiko Kuroda sẽ rời vị trí Thống đốc BOJ vào năm nay. Ảnh: Xinhua
Ông Haruhiko Kuroda sẽ rời vị trí Thống đốc BOJ vào năm nay. Ảnh: Xinhua

Đến tháng 12.2022, BOJ thông báo sẽ tăng gấp đôi trần lãi suất trái phiếu kì hạn 10 năm, cho phép dao động trong khoảng cộng trừ 0,5%, đồng thời tăng lãi suất một cách hiệu quả. Đối với nhiều nhà đầu tư, quyết định này của BOJ dường như là bước thăm dò đầu tiên để tăng lãi suất cao hơn.

BOJ có thể bám trụ bao lâu nữa?

Theo GS. Toshitaka Sekine (Đại học Hitotsubashi), câu trả lời phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm hiệu suất của nền kinh tế toàn cầu và liệu BOJ có cảm thấy đã đạt được mục tiêu hay chưa.

Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ của ông Kuroda sẽ mất nhiều năm và không hề đơn giản khi người dân Nhật Bản đã quen với tiền rẻ. Việc thay đổi chính sách có thể gây căng thẳng cho các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các thị trường toàn cầu cũng sẽ khó thích nghi. Nhiều năm tăng trưởng yếu kém và một thập kỉ lãi suất siêu thấp đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư Nhật Bản tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở nước ngoài, làm tăng vai trò vốn đã nổi bật của họ trên thị trường tín dụng thế giới.

Brad Setser, chuyên gia về dòng vốn và thương mại toàn cầu, cho biết mặc dù khó có thể xảy ra, nhưng sự đảo ngược nhanh chóng của BOJ “có thể tạo ra một số làn sóng sốc khó lường trên toàn thế giới”. Trong trường hợp xấu nhất, lãi suất dài hạn của Nhật Bản tăng nhanh sẽ đẩy lãi suất dài hạn trên toàn cầu lên cao.

Quý An (theo The New York Times)
TIN LIÊN QUAN

Cách để doanh nghiệp vượt qua lạm phát trong năm 2023

Quý An (theo The Economist) |

Trong năm 2023, các công ty sẽ phải đối mặt với sự kết hợp giữa lạm phát và kinh tế trì trệ.

Lạm phát trên thế giới: Một năm nhìn lại và những dự báo cho năm 2023

Quý An (theo The Economist) |

Tình trạng lạm phát gần như chắc chắn sẽ được cải thiện trong năm tới, nhưng cái giá phải trả là mức tăng trưởng kinh tế.

Người thu nhập trung bình Mỹ lao đao vì lạm phát

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Thường được gọi là “thuế đánh vào người nghèo”, lạm phát giờ đây cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều hộ gia đình có thu nhập trung bình.

Lạm phát sẽ ép Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng lãi suất?

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Trong bối cảnh CPI đã lên 3,7%, một số nhà kinh tế cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tăng lãi suất cao hơn.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Cách để doanh nghiệp vượt qua lạm phát trong năm 2023

Quý An (theo The Economist) |

Trong năm 2023, các công ty sẽ phải đối mặt với sự kết hợp giữa lạm phát và kinh tế trì trệ.

Lạm phát trên thế giới: Một năm nhìn lại và những dự báo cho năm 2023

Quý An (theo The Economist) |

Tình trạng lạm phát gần như chắc chắn sẽ được cải thiện trong năm tới, nhưng cái giá phải trả là mức tăng trưởng kinh tế.

Người thu nhập trung bình Mỹ lao đao vì lạm phát

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Thường được gọi là “thuế đánh vào người nghèo”, lạm phát giờ đây cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều hộ gia đình có thu nhập trung bình.

Lạm phát sẽ ép Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng lãi suất?

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Trong bối cảnh CPI đã lên 3,7%, một số nhà kinh tế cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tăng lãi suất cao hơn.