Chuyên gia cho rằng đòi hỏi bảo hiểm phải có lãi là không hợp lý

Đức Mạnh |

Thực tế, một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải gánh đến ít nhất 3 loại chi phí. Riêng trong 3 năm đầu tiên, phí ban đầu đã chiếm tới khoảng 2/3 tổng phí đóng.

Một hợp đồng gánh 3 loại phí

Là trụ cột của gia đình, anh Lê Anh Dũng (TP.Thái Bình) chọn đóng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với mức 20 triệu đồng/năm, kỳ hạn 15 năm. Theo nhân viên tư vấn, con số anh nhận về sẽ lên tới khoảng 1,5 tỉ đồng (bao gồm nhiều khoản sinh lời và những quyền lợi từ bảo hiểm) sau khi đáo hạn.

Anh Dũng chia sẻ: "Sau 12 năm đóng đều đặn, số tiền tôi rút ra thực tế chỉ bằng 20% con số được vạch ra. Rõ ràng tiền lãi bảo hiểm còn không bù nổi các khoản phí do công ty bảo hiểm tự đưa ra".

Thực tế, một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải gánh đến ít nhất 3 loại chi phí. Trao đổi với Lao Động, bà Nguyễn Thu Giang - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - chỉ ra gồm:

Một là phí ban đầu. Phí này tính bằng một tỉ lệ phần trăm nhất định trên phí đóng định kỳ và được khấu trừ ngay sau khi khách hàng đóng phí định kỳ. Trên thị trường hiện nay ghi nhận có công ty tính phí ban đầu đến 90%, 80%, 30% và 20% của phí đóng định kỳ trong 4 năm đầu.

Hai là phí quản lý hợp đồng. Một số công ty tính phí quản lý hợp đồng đến 41.000 đồng/tháng và cứ mỗi năm lại tăng thêm 2.000 đồng/tháng.

Ba là phí bảo hiểm rủi ro. Con số được tính dựa theo tỉ lệ phí bảo hiểm rủi ro công ty bảo hiểm đăng ký Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính chấp thuận, được khấu trừ hàng tháng từ tài khoản của khách hàng. Nếu tham gia bảo hiểm với mục đích bảo vệ tài chính, khoản phí này sẽ là quan trọng nhất, tạo nên giá trị cốt lõi của sản phẩm bảo hiểm. Phí rủi ro này tăng lên khi chúng ta lựa chọn đưa vào hợp đồng nhiều quyền lợi bảo vệ, hoặc khi số tiền bảo hiểm của các quyền lợi này lớn, hoặc khi người được bảo hiểm tuổi cao, sức khỏe kém.

Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giúp người mua đạt được 2 mục đích là bảo vệ tài chính trước các rủi ro và kết hợp yếu tố đầu tư. Ảnh: Đức Mạnh

Khi nào bảo hiểm hoà vốn và có lãi?

Với cách tính phí như trên, bà Nguyễn Thu Giang cho rằng giả sử phí bảo hiểm định kỳ mỗi năm là 100%. 3 năm đầu đóng phí 300% thì chỉ riêng phí ban đầu trong 3 năm đã bị trừ đến 200%, tương đương 2 năm đóng phí. Hay nói cách khác trong 3 năm đầu tiên, phí ban đầu chiếm 2/3 phí đóng.

"Đây chính là lý do Bộ Tài chính cho phép các công ty bảo hiểm nếu khách hàng hủy ngang hợp đồng trong 2 năm đầu tiên thì không phải chi trả giá trị hoàn lại, tức là giá trị tích lũy của hợp đồng. Tuy nhiên, tin vui là phí ban đầu chỉ bị trừ nhiều trong 3 năm đầu tiên, còn nếu tính chung cho 10 năm đóng phí thì phí ban đầu chiếm khoảng 20% phí đóng" - chuyên gia tài chính cá nhân nhấn mạnh.

Mặt khác, với một khoản phí cố định hàng năm, có thể yên tâm rằng nếu xảy ra các sự kiện ốm đau, tai nạn, tử vong… công ty bảo hiểm sẽ thanh toán các khoản chi phí này. Anh Dũng sẽ không bị mất thêm chi phí điều trị và có thể bảo toàn được tài sản đầu tư.

Như vậy, trong phí đóng 10 năm đầu, có 20% mất cho phí ban đầu, tối thiểu 20% mất cho phí bảo vệ rủi ro và phí quản lý hợp đồng. Vậy khi nào bảo hiểm hòa vốn và có lãi?

Bà Giang lý giải: "Nếu chúng ta đồng ý với nhau việc mất đi khoảng 40% phí bảo hiểm hàng năm là hoàn toàn xứng đáng với giá trị được bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì việc đòi hỏi phải có lãi là không hợp lý.

Nhưng nếu bạn vẫn nhất định hỏi liệu 10 năm có thu về đủ phí đóng thì bài toán bây giờ trở thành: Mỗi năm đóng phí 10 triệu gồm 4 triệu mất đi, 6 triệu tích lũy, hỏi phải đầu tư như thế nào để 10 năm thu về đủ 100 triệu? Đáp án là sau khi đã trừ đi phí quản lý quỹ, việc đầu tư cần phải sinh lời 10,93%. Điều này sẽ còn tùy thuộc vào thị trường và năng lực của công ty quản lý quỹ".

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Tài chính thông minh: Mua bảo hiểm nhân thọ đừng tính lợi ích ngắn

Nhóm PV |

Chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số này, bà Nguyễn Thu Giang - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - cho rằng, nếu chấp nhận mất đi khoảng 40% phí bảo hiểm hàng năm để nhận về giá trị được bồi thường khi xảy ra biến cố thì việc đòi hỏi tham gia bảo hiểm nhân thọ phải có lãi là không hợp lý.

Tài chính thông minh: Đằng sau lợi nhuận của bất động sản chưa hình thành

Nhóm PV |

Khi mua dự án bất động sản chưa hình thành ở giai đoạn đầu tiên mở bán, mức giá chào hàng sẽ thấp hơn các giai đoạn mở bán sau. Tuy nhiên trong số Tài chính thông minh hôm nay, ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ những rủi ro đằng sau mà người mua cần nhận biết. 

Tài chính thông minh: Ly hôn chia tài sản khi xây nhà trên đất của chồng

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh hôm nay, ông Ngô Thành Huấn - Giám đốc khối Tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giúp độc giả xác định bất động sản là tài sản chung hay riêng, từ đó có góc nhìn chính xác hơn về phân chia tài sản khi ly hôn. 

Bất chấp biển cấm, xe máy vẫn đi lên cầu vượt cho ô tô ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh - Hồ Sen, Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm và cầu vượt Lạch Tray là những cây cầu vượt ở Hải Phòng được thiết kế dành cho xe ô tô lưu thông và được cắm biển cấm các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ. Tuy nhiên, người dân vẫn bất chấp đi lên những cây cầu này, nhiều trường hợp kẹp 3, không đội mũ bảo hiểm.

Nam Bộ sắp xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng

HẠ MÂY |

Trong những ngày tới, Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh sẽ có một đợt mưa diện rộng kéo dài từ 2-3 ngày. Đề phòng khả năng mưa lớn gây ngập cục bộ một số tuyến đường trong khu vực trung tâm thành phố.

Chưa rõ ràng tiêu chí nên người giàu cũng dễ mua nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Tình trạng vẫn có người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu là chủ sở hữu căn hộ chung cư nhà ở xã hội, là do các tiêu chí chưa được chặt chẽ.

Từ sai phạm BIDV Metlife nhìn về "ADN" công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới

Quang Dân |

BIDV MetLife là liên doanh giữa Công ty TNHH MetLife (thuộc Tập đoàn MetLife) và BIDV. Trong khi MetLife được bầu chọn là công ty bảo hiểm được ngưỡng mộ nhất thế giới thì tại Việt Nam, BIDV Metlife đang bị cơ quan chức năng điểm tên với loạt sai phạm của mình.

Khởi tố, bắt giam 6 đối tượng trộm cắp tiền công đức trong Đài tưởng niệm

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Các đối tượng đã dùng băng keo 2 mặt quấn vào cây sắt, rồi cho vào thùng công đức để lấy tiền ra ngoài. Số tiền trộm cắp được, cả nhóm chia nhau tiêu xài cá nhân.

Tài chính thông minh: Mua bảo hiểm nhân thọ đừng tính lợi ích ngắn

Nhóm PV |

Chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số này, bà Nguyễn Thu Giang - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - cho rằng, nếu chấp nhận mất đi khoảng 40% phí bảo hiểm hàng năm để nhận về giá trị được bồi thường khi xảy ra biến cố thì việc đòi hỏi tham gia bảo hiểm nhân thọ phải có lãi là không hợp lý.

Tài chính thông minh: Đằng sau lợi nhuận của bất động sản chưa hình thành

Nhóm PV |

Khi mua dự án bất động sản chưa hình thành ở giai đoạn đầu tiên mở bán, mức giá chào hàng sẽ thấp hơn các giai đoạn mở bán sau. Tuy nhiên trong số Tài chính thông minh hôm nay, ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ những rủi ro đằng sau mà người mua cần nhận biết. 

Tài chính thông minh: Ly hôn chia tài sản khi xây nhà trên đất của chồng

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh hôm nay, ông Ngô Thành Huấn - Giám đốc khối Tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giúp độc giả xác định bất động sản là tài sản chung hay riêng, từ đó có góc nhìn chính xác hơn về phân chia tài sản khi ly hôn.