Câu chuyện đưa trái vú sữa vượt "ao làng" thu ngoại tệ

PHƯƠNG ANH |

Chuyện trái vú sữa của tỉnh Sóc Trăng chinh phục thị trường Hoa Kỳ, Úc,... đã không còn xa lạ. Nhưng để vào được các thị trường khó tính này cần những yêu cầu, tiêu chuẩn cực kỳ khắt khe. Đầu Xuân, cùng nghe những nhà vườn chia sẻ bí kíp để trái vú sữa vượt "ao làng" xuất ngoại.

Không những ngon mà còn phải lành

Những ngày đầu Xuân, chúng tôi về Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Lộc Mãi (xã Trinh Phú, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) để nghe câu chuyện đưa trái vú sữa tím xuất ngoại.

Anh Phan Miền Lên - thành viên HTX Nông nghiệp Lộc - Mãi - cho biết, trước kia vú sữa tím chủ yếu tiêu thụ nội địa, giá cả bấp bênh. 4 năm trở lại đây, khi tham gia vào HTX được hướng dẫn quy trình canh tác an toàn, đồng thời liên kết với doanh nghiệp bao tiêu xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã giúp nhà vườn ổn định đời sống. Bình quân 1ha đạt từ 400 - 600 triệu đồng, cao hơn 200 - 300 triệu đồng so với trước khi xuất khẩu.

Ông Sử Quốc Lộc - Giám đốc HTX Nông nghiệp Lộc - Mãi - thông tin, 33 thành viên của HTX luôn đồng lòng áp dụng khoa học kỹ thuật từ khâu làm bông, ra hoa, bọc trái, đến khi thu hoạch, đóng gói; phân, thuốc hóa học được thay hoàn toàn bằng phân bón hữu cơ và vi sinh. Hiện HTX có 33ha đạt chứng nhận VietGAP, được cấp mã số vùng trồng.

Ông Lộc chia sẻ, từ năm 2020 đến nay, sản lượng vú sữa HTX cung ứng cho công ty xuất khẩu hơn 200 tấn với giá cao hơn bên ngoài từ 16.000 - 20.000 đồng/kg.
Ngoài ra, còn bán cho các siêu thị, cửa hàng cao cấp với sản lượng từ 1 - 1,5 tấn trái/tuần. Thông qua liên kết tiêu thụ, giá trị trái vú sữa được nâng lên đáng kể góp phần tăng lợi nhuận đáng kể cho nhà vườn.

Tương tự, HTX Nông nghiệp Xóm Đồng 2 (xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cũng đã thành công trong việc giúp trái vú sữa chinh phục thị trường khó tính.

Ông Trần Văn Phương - Giám đốc HTX nông nghiệp Xóm Đồng 2 - chia sẻ, trái vú sữa có mặt ở các thị trường khó tính là tín hiệu vui với người dân, góp phần tạo động lực để nhà vườn chú ý đến vấn đề xây dựng mã số vùng trồng, tiếp tục duy trì áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

Ông Nguyễn Đình Toàn - Giám đốc nhà máy Kim Thanh thuộc Tập đoàn Vina T&T - thông tin, hiện đơn vị liên kết với 3 HTX và 1 Tổ hợp tác trồng vú sữa tại tỉnh Sóc Trăng.

Ông Toàn đánh giá, vú sữa ở Sóc Trăng có mẫu mã đẹp, có khả năng cạnh tranh cao ở thị trường trong và ngoài nước. Điều đó cho thấy nhà vườn đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo hướng nông nghiệp tốt.

"Khi nhà vườn trồng cây có trái đạt chuẩn xuất khẩu không chỉ giữ uy tín cho mình mà còn góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu cho trái cây Việt Nam", ông Toàn nhận định.

Xây dựng vùng sản xuất tập trung

Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 2.208 ha trồng vú sữa, trong đó được cấp 25 mã số vùng trồng với tổng diện tích trên 193 ha phục vụ xuất khẩu sang thị trường Hòa Kỳ. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua sản lượng xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với diện tích trồng vú sữa hiện có. Trong khi đó, theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam hiện là nước duy nhất trên thế giới có vú sữa làm hàng hoá xuất khẩu.

Ông Sử Quốc Lộc - Giám đốc HTX Nông nghiệp Lộc - Mãi - cho biết, để chủ động được nguồn hàng cung cấp liên tục, từ niên vụ 2022 - 2023 HTX đã áp dụng kỹ thuật cho cây ra trái rải vụ, thời gian thu hoạch kéo dài chứ không chín tập trung như trước, nhờ vậy sản phẩm không bị ùn ứ mà giá bán luôn ở mức cao.

Ông Nguyễn Đình Toàn - Giám đốc nhà máy Kim Thanh - thông tin: “Chúng tôi mong muốn gắn kết lâu dài với các HTX, nhà vườn để phát triển vùng nguyên liệu. Do đó, thời gian tới, doanh nghiệp sẽ hướng dẫn bà con áp dụng canh tác kỹ thuật cao, hướng đến 70% trái trong vườn đạt chuẩn xuất khẩu”.

Theo ông Trần Vĩnh Nghi - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, vú sữa là một trong những loại trái cây được xếp vào sản phẩm đặc sản trong quy hoạch phát triển cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng. Do đó, giữ vững thương hiệu - duy trì, mở rộng vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu được tỉnh này đặc biệt quan tâm.

Liên tục trong 5 năm qua, vú sữa Sóc Trăng đã được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Úc, Singapore. Niên vụ đầu tiên năm 2018 - 2019, xuất khẩu hơn 32 tấn, đến năm 2023 là 199,55 tấn. Giá vú sữa được công ty, doanh nghiệp xuất khẩu mua tại HTX trung bình từ 30.000 - 55.000 đồng/kg (tùy thời điểm) cao hơn thị trường từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Sóc Trăng đưa trái vú sữa vượt ao làng xuất ngoại

PHƯƠNG ANH |

Trái vú sữa Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Úc... không còn mới lạ. Thực tế tại tỉnh Tiền Giang, khi trái vú sữa Lò Rèn "đi" Mỹ vào năm 2017, chỉ chưa đầy 5 năm, đã "biến mất" ngay trên chính quê hương của nó. Ngược lại, tỉnh Sóc Trăng lại vươn lên trở thành điểm sáng trong việc đưa trái vú sữa "vượt ao làng xuất ngoại" một cách bền vững.

Trái cây miền Tây đi chinh phục thế giới: Từ câu chuyện trái vú sữa Lò Rèn

KỲ QUAN |

Nếu sầu riêng được ví như “vua” thì vú sữa lại được xem là “nữ hoàng” của trái cây miền Tây. Trái vú sữa Lò Rèn với hương vị ngon ngọt từng đi tiên phong xuất ngoại và vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, trái vũ sữa Lò Rèn đang dần biến mất tại chính quê hương của nó - xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Có gì bên trong mỏ vàng ở Cao Bằng có giám đốc vừa bị khởi tố?

Tân Văn |

Cao Bằng - Mỏ vàng Thẩm Riềm sau một thời gian khai thác, diện tích lớn đồi núi, ruộng vườn nơi đây đã lâm cảnh xác xơ, tiêu điều.

Đức lo ngại NATO tan rã nếu ông Trump đắc cử

Song Minh |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần đặt câu hỏi về tính hữu ích của NATO, khiến giới chức Đức lo ngại về sự tồn vong của tổ chức này nếu ông Trump đắc cử.

Lao động xa quê lỉnh kỉnh đồ đạc, vượt cả nghìn km về quê đón Tết

Hoài Luân |

Bình Định - Với không ít lao động xa quê, việc chọn xe máy là phương tiện để di chuyển về quê đón Tết có lẽ là phương án tối ưu nhất. Bởi họ không thể lựa chọn phương án nào khác, khi túi tiền chẳng mấy thong thả.

Đưa đèn lồng Hội An ra thế giới

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Từ sự thích thú, say mê của du khách với đèn lồng, Hội An đã bắt tay vào làm du lịch bằng cách… hướng dẫn du khách làm đèn lồng.

Xe ghép, xe hợp đồng lên ngôi, xe tuyến cố định "khóc ròng" vì ế khách

Khánh Linh |

Khác với cảnh nhộn nhịp, chen chúc hành khách về quê mỗi dịp Tết, năm nay, xe khách chạy tuyến cố định lại vắng vẻ, ảm đạm. Nhiều chủ xe "khóc ròng" vì có nguy cơ bù lỗ.

Huế ra mắt tuyến xe buýt thoáng nóc mới phục vụ khách du lịch

Quảng An |

Khách du lịch đến Huế có cơ hội tham quan, thưởng lãm các di tích, thắng cảnh nổi tiếng bằng xe buýt và phương tiện giao thông xanh.

Sóc Trăng đưa trái vú sữa vượt ao làng xuất ngoại

PHƯƠNG ANH |

Trái vú sữa Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Úc... không còn mới lạ. Thực tế tại tỉnh Tiền Giang, khi trái vú sữa Lò Rèn "đi" Mỹ vào năm 2017, chỉ chưa đầy 5 năm, đã "biến mất" ngay trên chính quê hương của nó. Ngược lại, tỉnh Sóc Trăng lại vươn lên trở thành điểm sáng trong việc đưa trái vú sữa "vượt ao làng xuất ngoại" một cách bền vững.

Trái cây miền Tây đi chinh phục thế giới: Từ câu chuyện trái vú sữa Lò Rèn

KỲ QUAN |

Nếu sầu riêng được ví như “vua” thì vú sữa lại được xem là “nữ hoàng” của trái cây miền Tây. Trái vú sữa Lò Rèn với hương vị ngon ngọt từng đi tiên phong xuất ngoại và vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, trái vũ sữa Lò Rèn đang dần biến mất tại chính quê hương của nó - xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.