Cảnh báo tình trạng lừa đảo bán giống cây trồng mới qua mạng

Vũ Long |

Trong số trên 53 tỉ USD xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, ngành trồng trọt đóng góp tới 45% nhưng hiện nay còn nhiều bất cập trong quản lý, công bố giống cây trồng.

45% giá trị kim ngạch xuất khẩu thu về từ trồng trọt

Trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Xuân Định - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam (VSTA) nhấn mạnh: Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản với nhiều mặt hàng đứng top đầu thế giới như gạo, tiêu, cà phê, điều, cao su… Kim ngạch xuất khẩu nông sản từ dưới 10 tỉ USD (đầu thập niên 2000) đã nhanh chóng đạt mốc trên 53 tỉ USD (năm 2022).

Đặc biệt, trong số 53 tỉ USD xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, thì trồng trọt chiếm xấp xỉ 71,5% kim ngạch của ngành.

"Năm 2022 trồng trọt có tới 5 ngành hàng gồm: Gạo, cà phê, điều, cao su và rau quả có giá trị xuất khẩu hơn 3 tỉ USD, Kết quả của lĩnh vực trồng trọt góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm cho người dân, từ đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực và chính trị, xã hội ở nước ta" - ông Trần Xuân Định nói.

Ông Nguyễn Như Cường đánh giá về giá trị các giống cây trồng ở Việt Nam. Ảnh: Nguyên Huân
Ông Nguyễn Như Cường đánh giá về giá trị các giống cây trồng ở Việt Nam. Ảnh: Nguyên Huân

Còn theo ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), giá trị nổi bật của trồng trọt là duy trì ổn định sản lượng lúa gạo và sản lượng cây lương thực có hạt 48-49 triệu tấn hàng năm, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và xuất khẩu hàng năm, góp phần vào an ninh lương thực chung toàn cầu.

Tuy nhiên, có một thực trạng là, đến tháng 11.2023 sau khi Luật Trồng trọt có hiệu lực chỉ có 12 giống lúa mới, 12 giống ngô mới được công nhận lưu hành thông qua khảo nghiệm theo quy định mới.

Số giống cây trồng mới được công nhận lưu hành quá ít so với yêu cầu. Ảnh: Vũ Long
Số giống cây trồng mới được công nhận lưu hành quá ít so với yêu cầu. Ảnh: Vũ Long

So với nhu cầu thực tế số giống mới được công nhận lưu hành là quá ít, điều này làm giảm khả năng tiếp cận giống mới của nông dân và hạn chế các tiến bộ kỹ thuật chuyển giao vào sản xuất...

Cảnh báo tình trạng lừa đảo bán cây trồng trên mạng

Ngày 26.12.2023, tại hội nghị thực trạng sản xuất, kinh doanh, đăng ký lưu hành và công bố lưu hành giống cây trồng nông nghiệp, giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng giống cây trồng Việt Nam, ông Trần Xuân Định thẳng thắn nêu rõ: Hiện nay, quy định tự công bố giống cây trồng đang bị “phức tạp hóa” khiến tác giả, doanh nghiệp tốn kém mất nhiều chi phí, thời gian, tài chính để xây dựng hồ sơ tự công bố, làm lãng phí nguồn lực xã hội.

Bên cạnh đó, còn tồn tại rất nhiều bất cập khác, trong đó, việc kinh doanh giống cây trồng qua mạng đang là thách thức mới với cơ quan quản lý và mối nguy cho doanh nghiệp.

Một số cá nhân, nhóm lừa đảo đã tổ chức giới thiệu và quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok…các giống cây trồng mới, quả to, màu sắc đẹp, hấp dẫn, vận chuyển miễn phí (miễn phí ship) đến tận nhà cho nông dân

Các giống lúa bán chạy, giống tốt được nông dân ưa chuộng, các thương hiệu lớn như Thái bình seed, Vina seed… đã bị các đối tượng mạo danh, bán giống giả qua mạng, bán theo kiểu “đa cấp”, mua nhiều giảm giá, miễn phí ship, mua 3 tặng 1 rất hấp dẫn với nông dân; và phần lớn những nông dân vùng xa, vùng sâu, vùng mà hệ thống bán lẻ, phân phối của các công ty chưa vươn tới đã bị lừa.

"Sản xuất, kinh doanh giống là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được quy định khá chặt ở các văn bản luật và hướng dẫn luật; tuy nhiên hình thức bán qua mạng thì chưa có những quy định cụ thể và chế tài, đó là kẽ hở và cái khó cho công tác quản lý với giống cây trồng nói riêng và nhiều hoạt động thương mại khác nói chung" - ông Định nói.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế

Thanh Dần |

Với mục tiêu nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, nhất là ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua một số huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, từng bước giảm tỉ lệ hộ nghèo.

Hỗ trợ con giống, cây trồng giúp người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

Thu Giang |

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nhiều tỉnh thành trong thời gian qua đã áp dụng các chính sách hỗ trợ hộ dân vùng cao thoát nghèo bền vững như cung cấp cây trồng, con giống, vay vốn với lãi suất ưu đãi...

Giúp người nông dân ở Tây Nguyên giải quyết bệnh hại ở cây trồng chủ lực

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Người nông dân ở các tỉnh trên địa bàn khu vực Tây Nguyên sắp tới sẽ được các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu chế phẩm xử lý loại bệnh hại ở những loại cây trồng chủ lực như sầu riêng, cà phê...

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Làm rõ thông tin "các trường học tại huyện Thạch Hà phải nộp nhiều khoản tiền bất thường"

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Thạch Hà vừa chỉ đạo thành lập Tổ kiểm tra, xác minh thông tin “các trường học ở Thạch Hà chuyển nộp các khoản tiền bất thường”.

Ông Thích Minh Tuệ nhận thẻ căn cước công dân tại Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.6, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã đến cơ quan Công an tỉnh Gia Lai để nhận căn cước công dân.

Tết Đoan Ngọ, người dân Nha Trang canh đến 12h để đi tắm biển

Phương Linh |

Đã thành tục lệ ngày Tết Đoan Ngọ, người dân TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lại canh 12h trưa để đi tắm biển với mong muốn có được sức khỏe.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế

Thanh Dần |

Với mục tiêu nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, nhất là ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua một số huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, từng bước giảm tỉ lệ hộ nghèo.

Hỗ trợ con giống, cây trồng giúp người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

Thu Giang |

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nhiều tỉnh thành trong thời gian qua đã áp dụng các chính sách hỗ trợ hộ dân vùng cao thoát nghèo bền vững như cung cấp cây trồng, con giống, vay vốn với lãi suất ưu đãi...

Giúp người nông dân ở Tây Nguyên giải quyết bệnh hại ở cây trồng chủ lực

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Người nông dân ở các tỉnh trên địa bàn khu vực Tây Nguyên sắp tới sẽ được các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu chế phẩm xử lý loại bệnh hại ở những loại cây trồng chủ lực như sầu riêng, cà phê...