Cần điều chỉnh giá điện phù hợp để ngành điện bớt lỗ

Cường Ngô |

Trước những khó khăn của ngành điện, lãnh đạo Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, EVN cần chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các khó khăn, tình hình tài chính của EVN và đề xuất các giải pháp hỗ trợ EVN, trong đó có giải pháp cốt lõi, lâu dài là tăng giá điện.

Ngành điện lỗ nặng

Thông tin tại Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 21.12, ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng Giám đốc EVN cho hay, năm 2022, các biến động lớn trên thế giới đã tác động, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất điện của EVN.

Trong đó, mặc dù chi phí đầu vào tăng cao, nhưng giá bán lẻ điện không được điều chỉnh gần 4 năm và hiện đang thấp hơn nhiều so với chi phí giá thành. Tuy nhiên, EVN vẫn đảm bảo cung ứng điện, góp phần quan trọng cho phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời tiết giảm các chi phí thường xuyên của ngành.

"Chúng tôi tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên, cắt giảm từ 20-30% chi phí sửa chữa lớn. Đồng thời thực hiện các giải pháp tối ưu hóa dòng tiền. Tổng các khoản EVN đã triển khai thực hiện để tiết giảm chi phí nêu trên là 33.445 tỉ đồng.

Với các giải pháp trong nội tại mà EVN đã thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện do giá nhiên liệu tăng cao đột biến nên kết quả năm 2022 dự kiến sẽ lỗ khoảng 31.360 tỉ đồng", ông Tài Anh cho hay.

Ông Nguyễn Đức Ninh - Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cũng khẳng định năm 2022 là năm rất khó khăn ngành điện, từ nguyên liệu đầu vào tăng cao, đến tình hình thuỷ văn có những diễn biến bất thường.

Thứ nhất, về tình hình thuỷ văn, ông Ninh cho biết, trong 2022 là năm mà ngành điện khai thác được sản lượng thuỷ điện ở mức kỷ lục trong 10 năm trở lại đây, lên tới 95-96 tỉ kWh, vượt 12,5 tỉ kWh so với kế hoạch.

Song, xét trong bối cảnh tình hình thuỷ văn diễn biến thất thường, các tháng đầu năm thuỷ văn tốt, nhưng giai đoạn từ tháng 7 trở đi, thuỷ văn rất kém. Trong khi đó, EVN và A0 vẫn phải xả 10 tỉ m3 để cung cấp nước cho hạ du và đảm bảo vận hành liên hồ.

Thứ hai, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng đột biến, ông Ninh cho rằng, đầu năm 2022, giá than trung bình 140 USD/tấn than nhập và đến thời điểm này tăng lên 400 USD/tấn. Giá bán lẻ hiện nay là 1.864 đồng/kWh nhưng giá nhiên liệu dẫn đến giá biến đổi của các nhà máy đều cao hơn 1.800 đồng, thậm chí là 1.900 đồng.

"Điều này khiến các nhà máy than nhập trong giai đoạn vừa qua không được vận hành do chi phí quá đắt, lượng công suất không được huy động trên hệ thống lên đến 3.000-4.000M. Nhiều thời điểm, A0 phải huy động tổ máy chạy dầu DO, việc này cũng khiến tăng chi phí cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam", ông nói.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Cường Ngô
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Cường Ngô

Bà Đỗ Nguyệt Ánh - Chủ tịch Tổng công ty Điện lực miền Bắc cũng cho biết, ngay từ đầu năm, đơn vị đã lường trước những thách thức của ngành, nhưng thực tế những khó khăn đã vượt xa so với dự tính.

Những khó khăn đó không chỉ cung ứng điện, mà còn xuất phát từ những yếu tố khách quan như giá nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất điện tăng cao. So với đơn giá trong kế hoạch EVN giao, giá mua đã tăng 685 đồng/kWh, chi phí bỏ ra tăng thêm là 3.700 tỉ đồng.

Ngoài ra tăng trưởng phẩm điện cũng thấp kỷ lục. Theo bà, chỉ duy nhất 2020 do chịu ảnh hưởng COVID-19, tăng trưởng thương phẩm chỉ đạt 6,67 %, còn lại là đều tăng trưởng từ 11% -16%. Nhưng năm nay, tăng trưởng thương phẩm điện thấp nhất trong vòng 15 năm, chỉ đạt 5,42%.

Giải pháp cốt lõi, lâu dài là tăng giá điện

Trước những khó khăn nêu trên, ông Nguyễn Tài Anh kiến nghị Bộ Công Thương chấp thuận và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo quy định tại Quyết định 24 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ để giảm bớt khó khăn và đảm bảo cân bằng tài chính năm 2023 và các năm tiếp theo do giá nhiên liệu tăng cao.

Đồng thời, kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ áp dụng cơ chế thị trường đối với hoạt động điện lực, kịp thời điều chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào thay đổi.

Và chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam TKV, Tổng công ty than Đông Bắc tăng cường khai thác than trong nước và có giải pháp để giảm giá than bán cho sản xuất điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho hay, trước những khó khăn của ngành điện, ủy ban đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc EVN rà soát, cập nhật lại số liệu kế hoạch, khuyến nghị nhiều biện pháp để EVN kịp thời ứng biến với tình hình thực tế;

Chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các khó khăn, tình hình tài chính của EVN và đề xuất các giải pháp hỗ trợ EVN trong đó có giải pháp cốt lõi, lâu dài là tăng giá điện để đảm bảo cân bằng tài chính năm 2022 và các năm tiếp theo cho EVN.

Nói về nhiệm vụ trong năm 2023, ông Hoàng Anh cho rằng, EVN phải tiếp tục khẳng định vai trò là tập đoàn nhà nước đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân;

Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tiết giảm chi phí, tăng doanh thu, đảm bảo khả năng cân đối tài chính, phát triển bền vững và hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cần được đặt lên hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Việc điều hành giá điện theo cơ chế giá thị trường phải được lựa chọn

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng trong bối cảnh hiện nay, đề xuất của EVN về điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường là hợp lý, tuy nhiên doanh nghiệp phải công khai, minh bạch các chi phí.

Đề xuất tăng giá điện: Gánh nặng chi phí đè nặng lên vai người lao động

NHÓM PV |

Trong bối cảnh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân hiện nay với mức tăng trên 5% (mức đề xuất vượt quá thẩm quyền Bộ Công Thương), nhiều người lao động lo lắng giá điện tăng sẽ kéo theo gánh nặng chi phí sinh hoạt tăng cao, đặc biệt trong thời gian giáp Tết Nguyên đán 2023.

Tăng giá điện nhưng cần hài hòa lợi ích

Ngô Cường |

Các chuyên gia cho rằng, tăng giá điện ở mức phù hợp trong năm tới cũng là bước đi cần thiết để một mặt đảm bảo hài hoà lợi ích, thứ hai là tăng tính hấp dẫn để thu hút đầu tư vào ngành điện và cuối cùng là để giảm áp lực tài chính quá lớn cho doanh nghiệp.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Việc điều hành giá điện theo cơ chế giá thị trường phải được lựa chọn

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng trong bối cảnh hiện nay, đề xuất của EVN về điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường là hợp lý, tuy nhiên doanh nghiệp phải công khai, minh bạch các chi phí.

Đề xuất tăng giá điện: Gánh nặng chi phí đè nặng lên vai người lao động

NHÓM PV |

Trong bối cảnh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân hiện nay với mức tăng trên 5% (mức đề xuất vượt quá thẩm quyền Bộ Công Thương), nhiều người lao động lo lắng giá điện tăng sẽ kéo theo gánh nặng chi phí sinh hoạt tăng cao, đặc biệt trong thời gian giáp Tết Nguyên đán 2023.

Tăng giá điện nhưng cần hài hòa lợi ích

Ngô Cường |

Các chuyên gia cho rằng, tăng giá điện ở mức phù hợp trong năm tới cũng là bước đi cần thiết để một mặt đảm bảo hài hoà lợi ích, thứ hai là tăng tính hấp dẫn để thu hút đầu tư vào ngành điện và cuối cùng là để giảm áp lực tài chính quá lớn cho doanh nghiệp.