Bộ Tài chính trả lời trường hợp bán ôtô trả nợ có phải đóng thuế VAT

Xuyên Đông |

Nhiều doanh nghiệp thắc mắc, họ đã phải bán ôtô là giao dịch đảm bảo với ngân hàng. Trường hợp này có phải đóng thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) không?

Một doanh nghiệp ở Hưng Yên phản ánh: Doanh nghiệp của tôi đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ôtô.

Các khoản nợ của chúng tôi tại ngân hàng đang quá hạn. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là lô xe ôtô tải thành phẩm, chưa qua sử dụng (tài sản đã được đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định).

Trường hợp chúng tôi được ngân hàng ủy quyền cho phép bán tài sản để lấy nguồn trả nợ cho ngân hàng thì các xe ôtô có thuộc đối tượng chịu thuế VAT không? Doanh nghiệp cần hoàn thiện các thủ tục gì để có thể xuất hóa đơn đúng quy định của pháp luật.

Trả lời vấn đề này ngày 3.11, Bộ Tài chính cho biết, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27.2.2015 của Bộ Tài chính dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18.12.2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định đối tượng không chịu thuế VAT (giá trị gia tăng) như sau:

Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm, cụ thể.

Tài sản bảo đảm tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Trường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật, các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật thì không phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng.

Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định.

Khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế VAT (giá trị gia tăng) thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Ví dụ tháng 3.2015, doanh nghiệp A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để vay vốn tại ngân hàng B, thời gian vay là 1 năm (hạn trả nợ là ngày 31.3.2016).

Đến ngày 31.3.2016, doanh nghiệp A không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho ngân hàng B thì khi bàn giao tài sản, doanh nghiệp A không phải lập hóa đơn. Ngân hàng B bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thì tài sản bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp các xe ôtô là tài sản đảm bảo của các khoản nợ đã hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật, các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm thì không phải xuất hóa đơn GTGT.

Tuy nhiên, nếu trường hợp doanh nghiệp của độc giả được ngân hàng ủy quyền cho phép bán xe ôtô là tài sản đảm bảo của khoản tiền vay để trả nợ cho ngân hàng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27.2.2015 của Bộ Tài chính nêu trên thì phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT đầu ra theo quy định.

Xuyên Đông
TIN LIÊN QUAN

Có nên giảm 2% thuế VAT cho tất cả lĩnh vực?

Minh Ánh |

Doanh nghiệp cho rằng, cần áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho tất cả các mặt hàng để “gỡ khó” cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh... Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, có nhiều lý do không nên áp dụng tràn lan chính sách này.

Doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc với giảm thuế VAT

TRÍ MINH |

Vẫn có nhiều câu hỏi được gửi đến cơ quan thuế liên quan đến vướng mắc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Để gỡ khó cho doanh nghiệp, người nộp thuế, mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có đề xuất cơ quan quản lý cân nhắc phương án giảm thuế giá trị gia tăng cho tất cả hàng hoá, dịch vụ từ mức 10% xuống mức 8% trong 6 tháng đầu năm 2024.

Giới hạn đối tượng được giảm thuế VAT trong năm sau là phù hợp và công bằng

Đức Mạnh (thực hiện) |

Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng đầu năm 2024. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với bà Lăng Trịnh Mai Hương - chuyên gia về thuế, kế toán, kiểm toán - đại diện Việt Nam tại Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) - về những tác động của chính sách này.

Phía sau việc khai thác khoáng sản trái phép có bóng dáng cán bộ địa phương

Thùy Linh- Ngô Cường |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, phía sau các vụ khai thác khoáng sản trái phép có vấn đề liên quan đến cán bộ địa phương...

Tin 20h: Giải pháp thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ từ 1.7.2024

NHÓM PV |

Tin 20h ngày 6.11: Nguyên nhân các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh cắt giảm lao động; Thực hư thông tin 11 trẻ mầm non bị nhồi nhét vào cốp xe khi đi dã ngoại; Bộ Nội vụ nêu 5 giải pháp thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ từ 1.7.2024…

Chặn hàng loạt nhóm dạy bùng nợ, hướng dẫn tự tử trên Facebook

KHÁNH AN |

Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TTTT) đã phối hợp với Facebook chặn hàng loạt các nhóm dạy bùng nợ, hướng dẫn tự tử trên Facebook.

Thực hư việc nhóm học sinh tiểu học viết phần mềm luyện thi lớp 9

QUANG ĐẠI |

Phần mềm luyện thi lớp 9 lên lớp 10 của những học sinh lớp 4 và lớp 5 tại TP Vinh đạt giải trong cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc" gây xôn xao dư luận.

588 ứng viên được công nhận đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023

Vân Trang |

Ngày 6.11, Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023.

Có nên giảm 2% thuế VAT cho tất cả lĩnh vực?

Minh Ánh |

Doanh nghiệp cho rằng, cần áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho tất cả các mặt hàng để “gỡ khó” cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh... Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, có nhiều lý do không nên áp dụng tràn lan chính sách này.

Doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc với giảm thuế VAT

TRÍ MINH |

Vẫn có nhiều câu hỏi được gửi đến cơ quan thuế liên quan đến vướng mắc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Để gỡ khó cho doanh nghiệp, người nộp thuế, mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có đề xuất cơ quan quản lý cân nhắc phương án giảm thuế giá trị gia tăng cho tất cả hàng hoá, dịch vụ từ mức 10% xuống mức 8% trong 6 tháng đầu năm 2024.

Giới hạn đối tượng được giảm thuế VAT trong năm sau là phù hợp và công bằng

Đức Mạnh (thực hiện) |

Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng đầu năm 2024. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với bà Lăng Trịnh Mai Hương - chuyên gia về thuế, kế toán, kiểm toán - đại diện Việt Nam tại Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) - về những tác động của chính sách này.