Áp lực kìm giữ lạm phát những tháng cuối năm 2022 và 2023

Khánh Vũ (thực hiện) |

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ với Lao Động về những khó khăn, thách thức kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

- Trong 8 tháng năm 2022, thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị, trong đó nổi lên là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina kéo dài, chính sách phong tỏa phòng, chống dịch COVID-19 của Trung Quốc cùng tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và nguy cơ lạm phát đình trệ đang kìm hãm tăng trưởng.

Trong nước, mặc dù chịu nhiều sức ép lớn và khó khăn bủa vây của bối cảnh thế giới, nhưng các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi tốt. Nhiều giải pháp đồng bộ được Chính phủ triển khai quyết liệt để giảm giá xăng dầu, ổn định giá điện, nước sinh hoạt, học phí, duy trì mặt bằng tỉ giá, lãi suất hợp lý... nhờ đó mà lạm phát 8 tháng năm 2022 được kiểm soát ở mức 2,58%, áp lực các chi phí đầu vào giảm đáng kể.

- Thưa bà, giá xăng dầu vẫn ở mức cao, dù đã được điều chỉnh giảm sẽ tác động đến CPI trong những tháng cuối năm và năm 2023 như thế nào?

- Giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao trong khi Việt Nam là nước phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên, tạo áp lực cho lạm phát của nền kinh tế.

Hiện nay, giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm trong ngắn hạn nhưng rủi ro tăng trở lại là khá cao do xung đột giữa Nga - Ukraine chưa chấm dứt và khi kinh tế Trung Quốc phục hồi có thể kéo nhu cầu năng lượng gia tăng.

- Từ đầu năm đến nay, giá lương thực, thực phẩm luôn ở nhóm đẩy CPI 8 tháng tăng. Dự báo nhóm hàng này có tiếp tục tăng trong thời gian cuối năm ảnh hưởng đến kìm chế lạm phát không, thưa bà?

- Bên cạnh đó, giá lương thực, thực phẩm có khả năng tăng trong các tháng cuối năm, nhất là khi dịch đã được kiểm soát và nhu cầu tiêu dùng của người dân đang trở lại như thời gian trước khi đại dịch diễn ra. Mặc dù là quốc gia có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào nhưng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng từ giá thế giới khi nguồn cung phân bón và ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi sụt giảm mạnh.

- Thưa bà, kinh tế trong nước đang trong giai đoạn phục hồi rõ nét và cùng với các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các dịch vụ gia tăng sẽ thu hút tiêu dùng, điều này có tác động đến CPI những tháng cuối năm và đầu năm 2023 không?

- Thực tế là nền kinh tế đang phục hồi và có khả năng sẽ còn phục hồi mạnh mẽ hơn trong các tháng cuối năm. Các dịch vụ gia tăng, khi đó cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân sẽ tăng mạnh, các hoạt động dịch vụ cũng sẽ tăng cao như các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình, từ đó sẽ đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao và tạo áp lực lên lạm phát.

- Như vậy, việc kìm giữ lạm phát dưới 4% theo mục tiêu mà Quốc hội đề ra gặp rất nhiều áp lực. Theo bà, cần những giải pháp nào trong công tác điều hành giá để giảm bớt những khó khăn, thách thức?

- Các bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Đối với mặt hàng thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chú trọng công tác bảo đảm nguồn cung, nhất là giai đoạn cuối năm. Bộ Công Thương và các địa phương phải tăng cường kiểm soát các khâu trung gian, lưu thông trên thị trường nhằm ổn định giá của mặt hàng này.

Đối với mặt hàng xăng dầu, cần phải đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, không để xảy ra gián đoạn nguồn cung. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cần được sử dụng hợp lý với liều lượng thích hợp, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân. Đồng thời, xem xét giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhóm mặt hàng xăng dầu trong trường hợp giá thế giới tiếp tục tăng cao.

Đối với các nguyên liệu đầu vào quan trọng khác như sắt thép, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi cần thúc đẩy tăng năng lực sản xuất trong nước, ưu tiên cung ứng cho thị trường trong nước hơn thị trường xuất khẩu.

Đồng thời chủ động các biện pháp bình ổn giá các mặt hàng, không để xảy ra các trường hợp tăng giá bất hợp lý.

Cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đặc biệt cần đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

- Xin cảm ơn bà!

Khánh Vũ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Lạm phát tại Mỹ, Châu Âu đang tác động lớn đến ngành dệt may trong nước

Vũ Long |

Tình trạng lạm phát tại một số nền kinh tế khổng lồ như Mỹ, Châu Âu tăng cao đang ảnh hưởng đến xuất khẩu nhiều mặt hàng, trong đó có dệt may.

Kiểm soát giá để hoá giải áp lực lạm phát cuối năm

MINH HOÀ |

Mặc dù giá xăng dầu đã giảm mạnh nhưng nhiều mặt hàng nhập khẩu vẫn chịu sức ép do nguyên liệu đầu vào tăng cao. Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ lạm phát diễn ra những tháng cuối năm 2022 vẫn còn nên việc kiểm soát giá là yếu tố then chốt, quan trọng để bình ổn thị trường.

Xuất khẩu gặp khó vì lạm phát toàn cầu

THU GIANG |

Tình hình lạm phát trên thế giới đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp ngành gỗ, ngành dệt may, da giày... khiến đơn hàng xuất khẩu những ngành này của Việt Nam giảm sút nghiêm trọng.

Giải tỏa áp lực lạm phát

HIẾU ANH |

Kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro từ căng thẳng giữa Nga - Ukraina và dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc. Hiện giá hàng hóa, đặc biệt là lương thực, năng lượng bị đẩy lên cao tạo nên áp lực lạm phát rất lớn. Trong guồng quay đó, Việt Nam đang có nhiều giải pháp để giải tỏa áp lực này.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Lạm phát tại Mỹ, Châu Âu đang tác động lớn đến ngành dệt may trong nước

Vũ Long |

Tình trạng lạm phát tại một số nền kinh tế khổng lồ như Mỹ, Châu Âu tăng cao đang ảnh hưởng đến xuất khẩu nhiều mặt hàng, trong đó có dệt may.

Kiểm soát giá để hoá giải áp lực lạm phát cuối năm

MINH HOÀ |

Mặc dù giá xăng dầu đã giảm mạnh nhưng nhiều mặt hàng nhập khẩu vẫn chịu sức ép do nguyên liệu đầu vào tăng cao. Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ lạm phát diễn ra những tháng cuối năm 2022 vẫn còn nên việc kiểm soát giá là yếu tố then chốt, quan trọng để bình ổn thị trường.

Xuất khẩu gặp khó vì lạm phát toàn cầu

THU GIANG |

Tình hình lạm phát trên thế giới đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp ngành gỗ, ngành dệt may, da giày... khiến đơn hàng xuất khẩu những ngành này của Việt Nam giảm sút nghiêm trọng.

Giải tỏa áp lực lạm phát

HIẾU ANH |

Kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro từ căng thẳng giữa Nga - Ukraina và dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc. Hiện giá hàng hóa, đặc biệt là lương thực, năng lượng bị đẩy lên cao tạo nên áp lực lạm phát rất lớn. Trong guồng quay đó, Việt Nam đang có nhiều giải pháp để giải tỏa áp lực này.