Hà Nội tiếp tục hoàn thiện đề án cấm xe máy vào nội đô năm 2030

Nguyễn Hà |

Hà Nội đang tiếp tục nghiên cứu đề xuất phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các Quận vào năm 2030.

Trong báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố về đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 – 2020 tầm nhìn 2030, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, giao 37 nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan.

Theo UBND thành phố Hà Nội, thời gian vừa qua phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh, người sử dụng phương tiện giao thông công cộng còn hạn chế dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường ở một số vị trí trên địa bàn Thành phố vẫn diễn biến phức tạp.

UBND thành phố cho biết đang tập trung phối hợp, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khung theo quy hoạch và các kế hoạch đã có. Đồng thời, tập trung mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ nay đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng vào năm 2020 đạt trên 20% và các điều kiện thực hiện dừng hoạt động xe máy tại các quận vào năm 2030.

Hà Nội tắc nghẽn. Ảnh: Hải Nguyễn
Hà Nội tắc nghẽn. Ảnh: Hải Nguyễn

Thành phố sẽ hoàn thiện 2 Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”; “Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các Quận vào năm 2030”.

Đối với đề xuất đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030, UBND thành phố Hà Nội xác định, đây là nhiệm vụ cần thiết, nhưng là một việc khó, phức tạp và nhạy cảm, động chạm đến tâm tư, tình cảm và cuộc sống của rất nhiều người dân trong và ngoài Thành phố. Do đó, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan trong quá trình nghiên cứu đề xuất báo cáo UBND Thành phố giai đoạn 2019-2010. Sở Giao thông vận tải có tờ trình số 569/TTr - SGTVT ngày 20.7.2018 trình UBND phê duyệt đề cương nhiệm vụ.

Trước đó trao đổi với Lao Động, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, với tốc độ tăng bình quân 10%/năm, thì đến năm 2025, Hà Nội sẽ có khoảng 11 triệu xe máy. Trong khi đó, tỉ lệ đất dành cho giao thông ở Hà Nội hiện mới đạt 10% diện tích đất xây dựng đô thị.

Đến năm 2020, dù thành phố có đạt được chỉ tiêu tổng diện tích đất dành cho giao thông khoảng 13% đất đô thị như Chương trình số 06 của Thành ủy Hà Nội đề ra, thì vẫn kém xa so với tỉ lệ yêu cầu là từ 20 - 26% trong Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Phải hình dung “cấm thì người dân đi bằng gì”?

CƯỜNG NGÔ |

Sáng 25.10, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến xây dựng 2 đề án: Phân vùng hạn chế, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030; Thu phí ôtô vào một số khu vực trên địa bàn thành phố. Đây là các đề án rất phức tạp và nhạy cảm, động chạm đến tâm tư, tình cảm, cuộc sống của rất nhiều người dân trong và ngoài thành phố, cần những phương án thích hợp và thuyết phục với người dân.

Cấm xe máy ở nội đô: "Người dân sẽ đi lại bằng phương tiện gì?"

Thế Cường |

Đánh giá việc thành phố Hà Nội đang khẩn trương đưa ra các giải pháp phân vùng hạn chế xe máy vào nội đô, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, ông đồng tình với chủ trương, tuy nhiên, hiện cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội còn yếu kém nên quá trình triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn và cần phải trả lời câu hỏi: "Cấm xe máy thì người dân đi bằng gì?"

Cấm xe máy, Hà Nội cần phải có 3.300 xe buýt

Cường Ngô - Tô Thế |

Để có thể cấm xe máy vào nội đô, chuyên gia giao thông tính toán, tỷ lệ đáp ứng hiện nay của xe buýt là khoảng 10%, như vậy, để tăng tỷ lệ đáp ứng lên mức 15% sẽ cần khoảng 2.400 phương tiện, mức 20% là khoảng 3.300 phương tiện.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Phải hình dung “cấm thì người dân đi bằng gì”?

CƯỜNG NGÔ |

Sáng 25.10, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến xây dựng 2 đề án: Phân vùng hạn chế, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030; Thu phí ôtô vào một số khu vực trên địa bàn thành phố. Đây là các đề án rất phức tạp và nhạy cảm, động chạm đến tâm tư, tình cảm, cuộc sống của rất nhiều người dân trong và ngoài thành phố, cần những phương án thích hợp và thuyết phục với người dân.

Cấm xe máy ở nội đô: "Người dân sẽ đi lại bằng phương tiện gì?"

Thế Cường |

Đánh giá việc thành phố Hà Nội đang khẩn trương đưa ra các giải pháp phân vùng hạn chế xe máy vào nội đô, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, ông đồng tình với chủ trương, tuy nhiên, hiện cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội còn yếu kém nên quá trình triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn và cần phải trả lời câu hỏi: "Cấm xe máy thì người dân đi bằng gì?"

Cấm xe máy, Hà Nội cần phải có 3.300 xe buýt

Cường Ngô - Tô Thế |

Để có thể cấm xe máy vào nội đô, chuyên gia giao thông tính toán, tỷ lệ đáp ứng hiện nay của xe buýt là khoảng 10%, như vậy, để tăng tỷ lệ đáp ứng lên mức 15% sẽ cần khoảng 2.400 phương tiện, mức 20% là khoảng 3.300 phương tiện.