Bến cóc hoành hành, bến xe khách đầu tư 60 tỉ đồng vắng như Chùa Bà Đanh

NHÓM PV |

Bến xe khách TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được đầu tư 60 tỉ đồng, tuy nhiên lại luôn trong tình trạng vắng như Chùa Bà Đanh bởi hàng chục bến cóc ngang nhiên hoạt động.

Bến xe khách 60 tỉ vắng như Chùa Bà Đanh

Từ khi Bến xe khách TP Điện Biên Phủ đi vào hoạt động (tháng 1.2022) đến nay vẫn luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng vẻ. Điều đáng nói đây cũng là bến xe chính của tỉnh Điện Biên được đầu tư lên đến 60 tỉ đồng để thay thế cho bến xe cũ chật hẹp.

Trước đó, khi bến xe cũ còn được sử dụng thì các xe khách chỉ được phép vào bến đón khách trước giờ xuất phát 1 khoảng thời gian nhất định vì phải dành chỗ cho các xe xuất bến sớm hơn.

Thế nhưng từ khi chuyển sang bến xe khách mới rộng rãi, khang trang, hiện đại và áp dụng nhiều công nghệ tự động thì lại chỉ lèo tèo vài chiếc xe ở bến, kể cả giờ cao điểm.

Bến xe khách TP Điện Biên Phủ được đầu tư 60 tỉ đồng và đi vào hoạt động từ tháng 1.2022. Ảnh: PV
Bến xe khách TP Điện Biên Phủ được đầu tư 60 tỉ đồng và đi vào hoạt động từ tháng 1.2022. Ảnh: PV

Nguyên nhân chính của thực trạng này được cho là do các nhà xe tự lập "bến cóc" và tận dụng những khu vực đất trống của thành phố để làm nơi đón trả khách và bốc xếp hàng hóa.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Hoài Nam - Giám đốc Ban quản lý Bến xe khách tỉnh Điện Biên - cho biết, Bến xe khách TP Điện Biên Phủ được xây dựng đạt tiêu chuẩn bến xe loại 1, đáp ứng khoảng 1.000 chuyến xe/ngày, đêm. Tuy nhiên, hiện nay, tại bến xe này mỗi ngày chỉ có gần 200 chuyến xe đăng ký khai thác các tuyến trong tỉnh, ngoài tỉnh và một số tuyến đi Lào.

Các bến cóc tại TP Điện Biên Phủ ngang nhiên hoạt động.

Giải thích về việc hầu hết xe khách không vào bến mà lại đón trả khách và bốc xếp hàng hóa tại các bến cóc, ông Nguyễn Hoài Nam cho hay, trước khi các xe vào bến và sau khi các xe xuất bến là rất khó kiểm soát.

"Hiện nay, hầu hết hành khách mua vé trực tiếp với nhà xe và thống nhất với nhà xe địa điểm đón khách, vì vậy hành khách cũng không vào bến. Chỉ có những dịp lễ, Tết, hành khách sợ lỡ chuyến thì mới mua vé tại bến" - ông Nam cho biết thêm.

Theo ông Nam, việc các xe không vào bến đón trả khách khiến các dịch vụ tại bến không thể duy trì, như dịch vụ cho thuê kho bãi, thu phí xe ra vào bến và các dịch vụ phục vụ hành khách khác.

Hàng chục bến cóc ngang nhiên hoạt động

Theo ghi nhận của phóng viên trong những ngày cuối tháng 11, chỉ riêng trên đoạn Quốc lộ 12 qua TP Điện Biên Phủ khoảng 2 km đã có gần chục bến cóc ngang nhiên hoạt động đón khách và bốc xếp hàng hóa gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Người và hàng hóa được tập kết tại các bến cóc - văn phòng của các nhà xe. Ảnh: PV
Người và hàng hóa được tập kết tại các bến cóc - văn phòng của các nhà xe. Ảnh: PV

Ngoài ra, còn nhiều điểm đón trả trả khách tự phát tại nhiều tuyến phố khác. Thậm chí, xe khách còn có thể tự ý dừng đỗ tại bất kỳ điểm nào khi có khách đứng đợi hoặc gửi hàng hóa.

Điều đáng nói là trước và sau các điểm được coi là bến cóc này đều có biển cấm dừng đỗ theo giờ. Thế nhưng, hầu hết xe khách lại dừng đỗ trong khung giờ cấm mà không gặp trở ngại nào từ cơ quan chức năng.

Trả lời phóng viên Báo Lao Động về vấn đề này, ông Phạm Văn Sỹ - Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Điện Biên - cho biết, sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông, phối hợp với Công an TP Điện Biên Phủ và chính quyền địa phương xử lý vấn đề này nhưng còn có những bất cập.

Hàng chục tấm biển cấm dừng đỗ hầu như không có hiệu lực. Ảnh: PV
Hàng chục tấm biển cấm dừng đỗ hầu như không có hiệu lực. Ảnh: PV

Giải thích về tình trạng các bến cóc tự phát, ông Sỹ cho hay, trước đây, các nhà xe cho rằng, vị trí bến xe mới xa trung tâm (cách bến cũ khoảng 2 km - PV) nên khách ngại vào bến. Do đó, Sở GTVT cũng đã cắm biển cho phép đón trả khách tại 2 điểm ở đầu thành phố, thế nhưng các bến cóc vẫn mọc lên.

"Theo quy định, việc dừng, đỗ xe tại nơi có biến cấm dừng đỗ chỉ bị phạt cao nhất là 500 nghìn đồng. Ngoài ra, không thể áp dụng các hình thức phạt bổ sung khác nên rất khó xử lý triệt để" - ông Sỹ nói.

Cũng theo ông Phạm Văn Sỹ, hiện nay, Sở Giao thông Vận tải đang xây dựng kế hoạch mở tháng cao điểm xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải. "Tiếp nhận thông tin từ báo chí, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo để sớm giải quyết dứt điểm vấn đề này" - ông Sỹ khẳng định.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Hơn 100 người tìm kiếm cháu bé 3 tuổi bị lạc

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Hơn 100 người gồm các lực lượng đã chia thành 5 mũi để tìm kiếm cháu bé 3 tuổi nghi bị lạc trong rừng. Sau gần 20 giờ, cháu bé đã được tìm thấy trên nương.

Cháu bé 3 tuổi bị lạc suốt 20 giờ trong rừng Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Lực lượng gồm hơn 100 người đã xuyên đêm tìm kiếm cháu bé 3 tuổi bị lạc trong rừng. Sau gần 20 giờ đã thấy cháu bé ở vạt nương giữa rừng.

Cử tri mong chấn chỉnh tình trạng “xe dù, bến cóc” ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV với chủ đề: “Thực hiện chính sách pháp luật về Đường bộ và Trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Tin tưởng Ban Chấp hành có đủ kỹ năng và trình độ để đảm đương nhiệm vụ

Minh Hạnh |

Sau khi có kết quả bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2023-2028), trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Quý Tuấn Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Viglacera cho rằng, Đại hội đã chọn ra được những người đủ đức, đủ tài đảm đương nhiệm vụ mới.

Tin tưởng giải pháp đột phá chăm lo người lao động từ Ban chấp hành mới

Ngô Hữu Lễ (Chủ tịch LĐLĐ huyện Chợ Mới – An Giang) |

Là cán bộ Công đoàn chuyên trách, tôi tin tưởng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII đề ra nhiều giải pháp đột phá về chăm lo người lao động.

75.000 đoàn viên, người lao động hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi

PHƯƠNG ANH |

Những năm qua, các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh ký kết thỏa thuận hợp tác, thực hiện nhiều chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Qua đó, đã góp phần trực tiếp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.

Trắc nghiệm: Những kỳ Đại hội Công Đoàn Việt Nam trong lịch sử

Nhóm PV |

Trải qua 94 năm (1929 - 2023) với 12 kỳ đại hội, Công đoàn Việt Nam luôn giữ vững mục tiêu đồng hành, sát cánh và là điểm tựa vững chắc của đoàn viên công đoàn.

Những công trình chắp cánh ước mơ an cư của người lao động

MỸ LY |

Chương trình Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Cần Thơ triển khai thời gian qua đã chắp cánh ước mơ an cư lạc nghiệp cho rất nhiều đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.

Hơn 100 người tìm kiếm cháu bé 3 tuổi bị lạc

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Hơn 100 người gồm các lực lượng đã chia thành 5 mũi để tìm kiếm cháu bé 3 tuổi nghi bị lạc trong rừng. Sau gần 20 giờ, cháu bé đã được tìm thấy trên nương.

Cháu bé 3 tuổi bị lạc suốt 20 giờ trong rừng Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Lực lượng gồm hơn 100 người đã xuyên đêm tìm kiếm cháu bé 3 tuổi bị lạc trong rừng. Sau gần 20 giờ đã thấy cháu bé ở vạt nương giữa rừng.

Cử tri mong chấn chỉnh tình trạng “xe dù, bến cóc” ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV với chủ đề: “Thực hiện chính sách pháp luật về Đường bộ và Trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.