Ám ảnh ách tắc cửa ngõ thành phố: Mở đường mới thôi là chưa đủ

Đặng Tiến |

Từ chiều 29 và sáng 30.4, tại các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô Hà Nội và TPHCM xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng kéo dài. Các chuyên gia cho rằng, ngoài việc xây dựng các tuyến đường xuyên tâm nối các đường vành đai để phân luồng từ xa, cần làm tốt vai trò điều tiết giao thông mới có thể giải quyết triệt để tình trạng ách tắc tại các cửa ngõ thành phố, nhất là vào các dịp lễ Tết.

Vai trò điều tiết giao thông ở đâu?

Năm nay, dịp nghỉ lễ 30.4-1.5 lưu lượng phương tiện giao thông tăng cao, dẫn tới tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài tại các tuyến đường cửa ngõ và tại các bến xe, nhà ga, sân bay, đặc biệt là tại các trạm thu phí trên các tuyến cao tốc ra, vào cửa ngõ của hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM.

Trên các tuyến, lực lượng CSGT đã chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, tăng cường phối hợp hướng dẫn phân luồng, chỉ huy điều khiển giao thông đảm bảo di chuyển an toàn.

Theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, từ 15h ngày 29.4, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao đột biến tại các cửa ngõ phía Nam và phía Đông Hà Nội khiến tình trạng ách tắc xảy ra tại hàng loạt các tuyến vành đai và trục xuyên tâm Thủ đô như: Vành đai 3 trên cao, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Thanh Xuân, Nguyễn Trãi, QL6, Đại lộ Thăng Long…

Đại diện Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, lượng xe đi trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thường cao gấp 3 lần ngày thường, chủ yếu là xe cá nhân từ 9 chỗ trở xuống dẫn đến tình trạng ùn ứ.

Từ thực tế trong khi đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình quá đông, đường tránh Phủ Lý và đường tránh phía tây Ninh Bình lại vắng xe, cơ quan chức năng cần điều tiết xe thay vì để người dân tập trung quá vào đường lớn.

Đại diện Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), đơn vị quản lý tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cũng khuyến cáo, chủ phương tiện nên dán thẻ thu phí không dừng để lưu thông qua trạm nhanh hơn. Trường hợp chủ phương tiện chưa dán thẻ có thể lựa chọn các tuyến đường chưa thu phí để tránh ùn tắc.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam - ông Nguyễn Văn Quyền - mặc dù lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn giao thông trong dịp lễ. Nhưng thực tế các năm qua, trong dịp nghỉ lễ Tết lưu lượng xe tăng đột biến đã xảy ra ùn tắc tại một số tuyến đường.

Do đó, người dân nên nắm tình hình giao thông trước chuyến đi qua phương tiện truyền thông, điều chỉnh khung giờ đi lại để tránh đi vào đường đông, không tập trung đi vào một thời điểm.

Cũng theo ông Quyền, ngoài những giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường thông tin về tình hình lưu lượng giao thông trên các tuyến đường; dự báo trước tình hình giao thông trong dịp lễ, Tết.

Đồng thời thông tin về quy luật đi lại, lưu lượng phương tiện để đưa ra các khuyến cáo cho người tham gia giao thông biết điều chỉnh hành trình di chuyển, tránh tập trung vào khung giờ nhất định.

Phân luồng từ xa, mở thêm tuyến xuyên tâm

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - ông Nguyễn Xuân Cường - cho biết, để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong kỳ nghỉ lễ 30.4-1.5, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, có phương án tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt.

Có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn, đặc biệt là trên các tuyến giao thông trọng điểm, các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao.

Đồng thời chỉ đạo các trạm thu phí phối hợp với các lực lượng TTGT, CSGT túc trực 24/24 tại các trạm thu phí yêu cầu xả trạm khi xảy ra ùn tắc không di chuyển được theo quy định.

“Người dân nên lựa chọn thời điểm đi lại phù hợp, không tập trung đi vào một khung giờ. Trên đường cần tuân thủ luật lệ, không vượt ẩu, chen lấn để không cản trở lưu thông, tránh va chạm, tai nạn gây ùn tắc” - ông Cường khuyến cáo.

Trao đổi với Báo Lao Động, PGS-TS Nguyễn Hồng Thái - Phó Trưởng khoa Vận tải Kinh tế - Trường Đại học GTVT - cho hay, việc ách tắc tại các cửa ngõ Hà Nội những ngày qua là do mật độ phương tiện quá cao dồn vào cùng một thời điểm. Do đó, phải phân luồng từ xa, ngoài việc xây dựng các đường vành đai chúng ta cần phải có các đường trục xuyên tâm, nối giữa các đường vành đai với nhau sẽ giải quyết được vấn đề ách tắc.

Hiện chúng ta có rất ít cửa ngõ, sự dồn ứ thường xảy ra nhất là vào các dịp lễ Tết. Cho nên cần phải có các tuyến kết nối vành đai với nhau (trục xuyên tâm) với nhau thì mới giải quyết được việc ách tắc.

Nhằm giảm thiểu ách tắc khu vực nội đô, vừa qua UBND TP.Hà Nội đã trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội với mục đích phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tăng cường khả năng kết nối.

Việc sớm hoàn thành tuyến đường vành đai 4 - vùng Thủ đô không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, phát triển kinh tế đô thị và nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường mà còn tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Ùn tắc giao thông trước trường học ở Cần Thơ: Xử lý xong, đâu lại vào đấy

Thành Nhân - Yến Phương |

Cần Thơ - Nhiều giải pháp của cơ quan chức năng đã được đưa ra nhưng vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của người dân trong việc giải quyết ùn tắc giao thông trước trường học.

Giảm ùn tắc giao thông tại đô thị: Ôtô cá nhân đang được “ưu ái”?

Minh Bằng |

Nghị định 48 về việc tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025, trong đó yêu cầu 5 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030. Trong khi đó, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, nếu chỉ hạn chế xe máy mà “thả nổi” ôtô cá nhân thì mục tiêu chống ùn tắc giao thông sẽ không thực hiện được, thậm chí còn ở mức độ cao hơn. Phải chăng ôtô cá nhân đang được “ưu ái” phát triển?

Cận cảnh 5 điểm nóng ùn tắc giao thông ở Cần Thơ cần nghìn tỉ “giải cứu”

Tạ Quang |

Cần Thơ -  5 nút giao thông trọng điểm Mậu Thân - 3/2 - Trần Hưng Đạo; Mậu Thân - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt; Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ; Nguyễn Văn Linh - 3/2 và Nguyễn Văn Linh - 30/4 thường xuyên bị ùn tắc nghiêm trọng giờ cao điểm.

Gần 1.200 tỉ đồng cải tạo 5 “điểm nóng” ùn tắc giao thông ở Cần Thơ

Tạ Quang - Phong Linh |

Cần Thơ – Cải tạo 5 nút giao thông trọng điểm bao gồm: Nút giao Mậu Thân - Ba Tháng Hai - Trần Hưng Đạo; Mậu Thân - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt; Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ; Nguyễn Văn Linh - Ba Tháng Hai và Nguyễn Văn Linh - 30 Tháng 4 với tổng mức đầu tư gần 1.200 tỉ đồng.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Ùn tắc giao thông trước trường học ở Cần Thơ: Xử lý xong, đâu lại vào đấy

Thành Nhân - Yến Phương |

Cần Thơ - Nhiều giải pháp của cơ quan chức năng đã được đưa ra nhưng vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của người dân trong việc giải quyết ùn tắc giao thông trước trường học.

Giảm ùn tắc giao thông tại đô thị: Ôtô cá nhân đang được “ưu ái”?

Minh Bằng |

Nghị định 48 về việc tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025, trong đó yêu cầu 5 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030. Trong khi đó, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, nếu chỉ hạn chế xe máy mà “thả nổi” ôtô cá nhân thì mục tiêu chống ùn tắc giao thông sẽ không thực hiện được, thậm chí còn ở mức độ cao hơn. Phải chăng ôtô cá nhân đang được “ưu ái” phát triển?

Cận cảnh 5 điểm nóng ùn tắc giao thông ở Cần Thơ cần nghìn tỉ “giải cứu”

Tạ Quang |

Cần Thơ -  5 nút giao thông trọng điểm Mậu Thân - 3/2 - Trần Hưng Đạo; Mậu Thân - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt; Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ; Nguyễn Văn Linh - 3/2 và Nguyễn Văn Linh - 30/4 thường xuyên bị ùn tắc nghiêm trọng giờ cao điểm.

Gần 1.200 tỉ đồng cải tạo 5 “điểm nóng” ùn tắc giao thông ở Cần Thơ

Tạ Quang - Phong Linh |

Cần Thơ – Cải tạo 5 nút giao thông trọng điểm bao gồm: Nút giao Mậu Thân - Ba Tháng Hai - Trần Hưng Đạo; Mậu Thân - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt; Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ; Nguyễn Văn Linh - Ba Tháng Hai và Nguyễn Văn Linh - 30 Tháng 4 với tổng mức đầu tư gần 1.200 tỉ đồng.