Ý kiến trái chiều việc học sinh lớp 1-6 nội thành Hà Nội đi học trực tiếp

Tường Vân |

Hà Nội - Thông tin học sinh lớp 1-6 tại 12 quận nội thành Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 21.2 nhận được sự quan tâm của dư luận. Phụ huynh có ý kiến trái chiều về quyết định này.

Nhiều ý kiến trái chiều

Bắt đầu từ ngày 21.2, học sinh từ lớp 1-6 của 12 quận nội thành Hà Nội sẽ đến trường học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.

Theo quy định, các nhà trường sẽ không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân. Chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày.

Chị Nguyễn Hoài Thu (Đống Đa, Hà Nội) vốn là người rất ủng hộ mở cửa trường học. Quan điểm của chị là các con cần được đến trường để các phát triển toàn diện cả tinh thần, thể chất và văn hóa. Thế nhưng, trong bối cảnh F0 tại Hà Nội và các trường học liên tục tăng, chị không khỏi băn khoăn về việc cho con học lớp 3 đi học trở lại. 

“Người lớn chưa tiêm đủ vaccine còn chuyển biến nặng huống hồ trẻ nhỏ. Chưa kể, rất nhiều chuyên gia y tế, bác sĩ đưa ra lời cảnh báo về những di chứng để lại sau khi mắc bệnh. Do đó, tôi cảm thấy không yên tâm về việc cho con đến trường vào thời điểm này” – chị Thu bày tỏ tâm tư.

Cùng quan điểm với chị Thu, gia đình anh Nguyễn Thế Sơn (Ba Đình, Hà Nội) nói rằng, tạm thời, anh sẽ làm đơn xin cho con được học online ở nhà.

“Các cháu bậc THCS, THPT đã lớn, hoàn toàn có thể ý thức trong việc phòng, chống dịch bệnh. Ngược lại, học sinh tiểu học còn rất nhỏ, rất khó để yêu cầu các cháu ngồi trong lớp tuân thủ 5K theo quy định của Bộ Y tế nên nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất lớn” – anh Sơn bày tỏ sự lo lắng.

Với những lí do trên, anh Sơn mạnh dạn đưa ra đề nghị: “Theo tôi thì tiểu học vẫn nên học online vì lượng kiến thức không quá nhiều. Khi nào Hà Nội dưới 100 ca thì hãy cho đi học trở lại” – anh Sơn nói.

Học sinh Hà Nội háo hức đến trường học từ sáng sớm sau thời gian dài học online tại nhà. Ảnh: Hải Nguyễn.
Học sinh tiểu học các huyện ngoại thành Hà Nội háo hức đến trường học từ sáng sớm sau thời gian dài học online tại nhà. Ảnh: Hải Nguyễn.

Trái với quan điểm của anh Sơn, hay chị Thu, chị Nguyễn Thị Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) lại tỏ ra hào hứng, vui mừng trước thông tin con trai lớp 6 sẽ đi học trực tiếp vào ngày 21.2. Khi được hỏi về vấn đề có lo lắng cho an toàn của con không, khi quay trở lại trường học nhưng chưa được tiêm vaccine COVID-19, chị Hà cười và nói:

“Lo lắng cũng có, nhưng không lẽ cứ nhốt các con ở nhà học trực tuyến mãi? Nếu bố mẹ không quá lo lắng, than phiền thì con cái cũng sẽ an tâm hơn khi đến trường. Thay vì tiêm nhiễm vào đầu con trẻ những nỗi sợ hãi thì tôi cố gắng căn dặn để các con luôn nhớ tuân thủ 5K tại trường học

Con gái lớn nhà tôi học lớp 9, lớp học xuất hiện F0 ngay buổi học trực tiếp đầu tiên, chỉ vài bạn tiếp xúc gần chuyển sang học trực tuyến, các bạn còn lại vẫn học bình thường, không có gì đáng lo ngại".

"Việc cho trẻ đi học lại là vô cùng cần thiết"

Dưới góc nhìn của chuyên gia Y tế, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định, việc cho trẻ được tiêm vaccine lẫn chưa được tiêm vaccine COVID-19 đi học trở lại là vô cùng cần thiết.

Lấy dẫn chứng từ các nước trên thế giới, ông Phu chỉ rõ hiện nay, đối với trẻ chưa tiêm vaccine và không tiêm vaccine thì nhiều quốc gia đã hối thúc đi học. Theo đó, khi cho đối tượng này đi học, nhiều quốc gia đã kiểm soát bằng các biện pháp như: Nhật Bản, Singapore tăng cường kiểm tra triệu chứng; Canada, Mỹ yêu cầu nộp kết quả xét nghiệm,...

“Hậu quả và hệ lụy của việc trẻ em không được đến trường, không được tương tác giữa trẻ với trẻ, tương tác giữa trẻ với thầy cô sẽ gây ra các khiếm khuyết về tinh thần và thể chất. Thậm chí, khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm.

Chúng ta đã thực hiện thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát dịch hiệu quả, chuyển từ chiến lược Zero F0 sang chiến lược chấp nhận có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa làm kinh tế. Vì vậy, cho trẻ em đến trường cũng phải thích ứng để việc học của trẻ không bị gián đoạn” - PGS. TS Trần Đắc Phu nhận định.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Học sinh Hà Nội "thế hệ F1", mỗi nơi xử lí 1 kiểu

Tường Vân |

Hà Nội - Sau hơn 1 tuần học sinh đi học trực tiếp trở lại, số ca F0, F1 tại các trường học trên địa bàn thành phố liên tục tăng. Điều đáng nói, đều được xác định là F1 nhưng quy trình xử lí tại mỗi trường có sự khác biệt rõ rệt.

Hà Nội: Học sinh từ lớp 1 - 6 của 12 quận nội thành đến trường từ 21.2

Phạm Đông |

Hà Nội - Bắt đầu từ ngày 21.2, học sinh từ lớp 1-6 của 12 quận nội thành Hà Nội sẽ đến trường học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.

53/63 tỉnh đã có 100% học sinh đến trường

Tường Vân |

Đó là thông tin từ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh trong buổi làm việc với tỉnh Nam Định về đánh giá việc đón học sinh đến trường học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng dịch trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Học sinh Hà Nội "thế hệ F1", mỗi nơi xử lí 1 kiểu

Tường Vân |

Hà Nội - Sau hơn 1 tuần học sinh đi học trực tiếp trở lại, số ca F0, F1 tại các trường học trên địa bàn thành phố liên tục tăng. Điều đáng nói, đều được xác định là F1 nhưng quy trình xử lí tại mỗi trường có sự khác biệt rõ rệt.

Hà Nội: Học sinh từ lớp 1 - 6 của 12 quận nội thành đến trường từ 21.2

Phạm Đông |

Hà Nội - Bắt đầu từ ngày 21.2, học sinh từ lớp 1-6 của 12 quận nội thành Hà Nội sẽ đến trường học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.

53/63 tỉnh đã có 100% học sinh đến trường

Tường Vân |

Đó là thông tin từ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh trong buổi làm việc với tỉnh Nam Định về đánh giá việc đón học sinh đến trường học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng dịch trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.