"Tranh cãi giáo viên không được gọi học sinh là con, bề nổi và cực đoan"

Hào Hoa (thực hiện) |

Xung quanh những tranh cãi “Giáo viên không được gọi học sinh là con”, phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ. Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ đã có 17 năm công tác tại Viện Ngôn ngữ học.

Dư luận đang tranh cãi quanh đề xuất “Giáo viên không được gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân. Ông Ân cho rằng đây là cách xưng hô trong mối quan hệ gia đình, không nên sử dụng trong các mối quan hệ xã hội như giáo viên – học sinh. Quan điểm và góc nhìn của ông về việc này?

- Cách xưng hô của người Việt bắt nguồn sâu xa từ văn hóa. Thế hệ chúng tôi đi học, xưng em với thầy cô. Cách xưng hô này giúp khu biệt mối quan hệ thầy trò với những mỗi quan hệ khác, và thể hiện sự tôn kính đặc biệt.

Như tôi được biết, cách học sinh xưng “con” với thầy cô giáo bắt nguồn từ miền Nam, sau này được mang ra Bắc.

Cá nhân tôi không nhìn thấy sự nghiêm trọng nào trong việc xưng hô này. Ở cấp mầm non, tiểu học, cách học sinh xưng con với thầy cô – còn cho thấy sự dễ thương, đáng yêu của lứa tuổi.

Nhiều năm trở lại đây, học sinh cấp 2 (trung học cơ sở) cũng xưng con với thầy cô giáo, đó có thể là sự tiếp nối, là thói quen từ mầm non, tiểu học lên cấp 2.

Cách thức xưng hô chỉ là lớp vỏ của ngôn ngữ. Thẳm sâu bên trong của lớp vỏ ngôn ngữ là tình cảm, sắc thái, cảm xúc của các đối tượng giao tiếp dành cho nhau, và cá nhân tôi cho rằng, chiều sâu bên trong lớp vỏ ngôn ngữ mới là điều quan trọng.

Tiến sĩ ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ. Ảnh: NVCC
Tiến sĩ ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ. Ảnh: NVCC

Nhiều ý kiến cho rằng, ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, cách giáo viên gọi học sinh là “con” vừa sai tiếng Việt, vừa không mang tính trung lập cần có của mối quan hệ này. Theo nhà nghiên cứu, mối quan hệ thầy – trò cần một đại từ nhân xưng trung lập, thể hiện sự bình đẳng trong giáo dục, vì nền giáo dục ở Việt Nam vốn đang biến học sinh trở thành “bề dưới” thụ động. Ông có nghĩ như vậy?

- Như tôi đã nói ở trên, cách thức xưng hô của người Việt có sự đặc biệt là, được kết nối và gắn chặt với văn hóa. Người Việt có truyền thống trọng nghĩa, trọng tình và trọng tuổi. Với giáo dục, từ nhiều thế hệ trước, chúng ta đã có câu, “Tôn sư trọng đạo”, “Tiên học lễ hậu học văn”...

Ở bối cảnh nhà trường, tôi cho rằng, cách thức xưng hô không thể ảnh hưởng đến giáo dục, hay chất lượng giáo dục.

Việc dạy học, và giúp học sinh không trở nên thụ động, hẳn nhiên không phụ thuộc vào cách xưng hô. Cách xưng “con”, xưng “em” với thầy cô giáo chỉ thể hiện tình cảm, sự trân trọng của người học sinh dành cho những ai dưỡng dục mình.

Và tất nhiên, việc các thầy cô gọi học sinh là “con”, sẽ chẳng thể tác động hay ảnh hưởng xấu gì đến đạo đức của nhà giáo.

Chất lượng và sự phát triển giáo dục phải đến từ tư duy. Cách để giúp học sinh trở nên sáng tạo, tự tin, hết thụ động cũng phải đến từ phương pháp giáo dục, chứ không nằm ở việc xưng hô.

Hay nếu nói thầy cô gọi học sinh là con, sẽ “cướp” đi công sinh thành của cha mẹ còn rất cực đoan, chỉ thấy bề nổi. Học sinh gọi “thầy, cô” xưng con, có học sinh nào gọi thầy, cô là bố, mẹ đâu?

Trong giáo dục hay trong mọi mối quan hệ xã hội, việc xưng hô thế nào – là câu chuyện của các bên đối tác tham gia giao tiếp. Các bên cảm thấy thoải mái, tạo được hiệu quả trong giao tiếp là được. Có gì để phải tranh cãi trong việc này nhỉ?

Quan điểm của tôi là, các thầy cô giáo – những người “Trồng Người” xứng đáng có được một đại từ nhân xưng thể hiện sự trân trọng, cao quý và có khoảng cách nhất định với học trò.

Trong cách phân tích phản biện ở quan điểm “Giáo viên không được gọi học sinh là con” cho thấy, chúng ta đang lẫn lộn, sử dụng suồng sã các ngôi đại từ nhân xưng từ gia đình đến xã hội. Điều này có thể cho thấy sự hỗn loạn trong cách dùng các ngôi nhân xưng – nhất là khi, mối quan hệ đó cần sự rõ ràng, trung lập?

- Người đi tranh cãi gọi đó là sự hỗn loạn, còn tôi, tôi nhìn thấy ở đó sự linh hoạt, mềm mại của tiếng Việt. Tiếng Việt có thể biến mọi mối quan hệ từ xa lạ trở nên gần gũi, từ không quen biết trở thành người một nhà.

Người Việt có văn hóa khác biệt với các quốc gia khác, bởi vậy, không thể mang ngôn ngữ của người Việt để so sánh và cho rằng chúng ta “hỗn loạn” các ngôi nhân xưng.

Văn hóa từ ngàn đời của chúng ta là trọng tình, trọng nghĩa. Từ truyền thuyết “Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng” đã gắn bó với mỗi chúng ta từ khi sinh ra rằng, tất cả anh em dân tộc trên đất nước này đều từ một mẹ sinh ra, đều là người một nhà.

Tiếng Việt bắt rễ và khơi nguồn sâu xa trong văn hóa, từ truyền thuyết về nguồn cội đã thể hiện rất rõ. Tiếng Anh chỉ có 6-7 ngôi nhân xưng, đôi khi bị cứng nhắc.

Tiếng Việt rõ ràng linh hoạt hơn rất nhiều. Một sinh viên ở trường gọi thầy giáo bằng “thầy”, nhưng nếu người thầy đó là bạn của bố mẹ, khi rời khỏi giảng đường, sinh viên đó sẽ gọi thầy là chú, là bác.

Các đại từ nhân xưng của tiếng Việt hay đến như vậy, có thể sử dụng là “nhân xưng tạm thời” trong rất nhiều bối cảnh khác nhau.

Ở công sở, có thể xưng hô “chú - cháu”, “anh - em”, “chị-em”... đó là cách biến những mối quan hệ xã hội trở nên gần gũi, thân thiết hơn, như người một nhà.

Hơn tất cả, đó không chỉ đơn giản là ngôn ngữ, nhân xưng, đó chính là văn hóa, là nếp sống trọng tình của người Việt.

Tiến sĩ ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ cho rằng, thầy cô giáo có thể gọi học sinh là em, là con. “Cách xưng hô không khiến đạo đức nhà giáo suy đồi và không thể khiến học sinh trở nên thụ động” - ông Vũ nói. Ảnh: LĐ
Tiến sĩ ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ cho rằng, thầy cô giáo có thể gọi học sinh là em, là con. “Cách xưng hô không khiến đạo đức nhà giáo suy đồi và không thể khiến học sinh trở nên thụ động” - ông Vũ nói. Ảnh: LĐ

Nếp sống trọng tình ấy, cùng với cách xưng hô trộn lẫn giữa gia đình và xã hội, cũng có những mặt trái nhất định, tiêu biểu trong đó là, chúng ta rất khó để "công – tư phân minh", trong nhiều việc?

- Tôi thấy cuộc tranh cãi đang nghiêm trọng hóa, và kéo sự việc đi rất xa. Hãy nhìn nhận đơn giản thế này, thế trẻ từng nghĩ ra hệ thống ngôn ngữ riêng của “tuổi teen” – và cả xã hội cũng lo lắng, bình luận, rằng ngôn ngữ đó sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Nhìn vào thực tế xem, thời gian sẽ xóa bỏ, đào thải những gì không phù hợp, và giữ lại những gì có giá trị.

Cách xưng hô giữa thầy cô và học trò đã trụ vững qua thời gian, gắn bó mật thiết với tinh thần “tôn sư trọng đạo” của người Việt.

Điều quan trọng nhất trong cách xưng hô là cảm xúc, là tình cảm trân quý của 2 bên đối tượng giao tiếp dành cho nhau. Cách học trò xưng em, xưng con với thầy cô còn giúp người học sinh được giáo dục về đạo đức, biết trên dưới, tôn ti trật tự, biết trân quý người đã dưỡng dục mình.

Không thể để học sinh xưng tôi với giáo viên, chữ “tôi” luôn đi kèm sắc thái thiếu lễ phép, thậm chí “lợi bất cập hại”. Trong một vài trường hợp đặc biệt, sinh viên có thể xưng tôi, nếu họ bảo vệ luận văn, bảo vệ một đề án khoa học... khi cử tọa của họ là số đông, không chỉ thầy cô.

Nghĩa là cuộc tranh cãi sẽ không đi đến đâu?

Tôi nghĩ là không cần thiết. Những gì có giá trị sẽ được thời gian bảo tồn và gìn giữ. Tiếng Việt bắt rễ sâu từ văn hóa và mang theo muôn vàn sắc thái, tình cảm, phong tục tập quán của người Việt.

Đơn cử như ở các ngôi nhân xưng trong Tiếng Việt, trên bề mặt là sự đa dạng, ở bề sâu là cội rễ văn hóa.

Bạn có thể thấy, trong cách chúng ta xưng hô, cách chúng ta dùng “ngôi thứ” với người đối diện, đã ẩn chứa, mang theo biết bao tình cảm, cảm xúc dành cho họ.

Hào Hoa (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh nói gì về đề xuất “giáo viên không gọi học sinh là con"?

Lan Anh |

Khi được hỏi về đề xuất “giáo viên không được gọi học sinh là con”, phụ huynh đưa những góc nhìn và quan điểm đối lập nhau.

Tranh cãi dữ dội về đề xuất “giáo viên không được gọi học sinh là con"

Lan Anh |

Đề xuất “Giáo viên không được gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân hiện gây tranh cãi dữ dội.

Vì sao giáo viên không được gọi học sinh là “con”?

Hào Hoa |

Trước những tranh cãi, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nói rõ hơn về quan điểm, “trong những mối quan hệ xã hội như thầy cô giáo – học sinh, cần có cách xưng hô khách quan, trung tính”.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Phụ huynh nói gì về đề xuất “giáo viên không gọi học sinh là con"?

Lan Anh |

Khi được hỏi về đề xuất “giáo viên không được gọi học sinh là con”, phụ huynh đưa những góc nhìn và quan điểm đối lập nhau.

Tranh cãi dữ dội về đề xuất “giáo viên không được gọi học sinh là con"

Lan Anh |

Đề xuất “Giáo viên không được gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân hiện gây tranh cãi dữ dội.

Vì sao giáo viên không được gọi học sinh là “con”?

Hào Hoa |

Trước những tranh cãi, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nói rõ hơn về quan điểm, “trong những mối quan hệ xã hội như thầy cô giáo – học sinh, cần có cách xưng hô khách quan, trung tính”.