Thi hay xét tuyển vào 10, áp lực không giảm mà chuyển chỗ này sang chỗ khác

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, với việc thi hay xét tuyển vào lớp 10, áp lực không hề giảm mà chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, thời gian này sang thời gian khác.

Chiều 3.3, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ, báo chí đã đặt câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển sinh vào 10, với những lo ngại của dư luận về tính công bằng khi nhiều địa phương tổ chức thi 3 môn, trong khi có địa phương thực hiện xét tuyển.

Trả lời câu hỏi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, từ năm 2014, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư về quy chế thi THCS, THPT liên quan đến việc thi, thực hiện xét tuyển hay tích hợp thi tuyển và xét tuyển.

Bộ GDĐT đã giao quyền chủ động cho các địa phương. Theo đó, dựa trên đặc điểm, tình hình cụ thể của các địa phương, Sở GDĐT tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố để phê duyệt kế hoạch, cũng như quyết định môn thi, hình thức thi, hệ số bài thi và điểm cộng...

"Vấn đề được quan tâm là tại sao tổ chức thi hay tiến hành xét tuyển. Tuỳ từng địa phương, căn cứ vào số lượng thí sinh dự thi và số lượng các trường THPT ở địa bàn đó, để quyết định xét tuyển hay thi tuyển. Với địa phương có nhiều trường THPT để tiếp nhận học sinh thì việc tổ chức xét tuyển không căng thẳng, không áp lực. Nhưng càng ở các thành phố lớn, tại các trường chuyên, trường có tiếng thì việc tổ chức thi hay xét tuyển sẽ căng thẳng hơn. Tuy nhiên, nếu đã lập kỳ thi hay tổ chức xét tuyển thì phải đảm bảo tính công bằng, tin cậy trước tiên. Sau đó, mới nói đến áp lực", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Theo đại diện Bộ GDĐT, với vấn đề cung - cầu, khi số lượng thí sinh và số lượng trường tiếp nhận có sự chênh lệch thì tổ chức thi hay xét tuyển đều áp lực.

"Áp lực không hề giảm mà chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, thời gian này sang thời gian khác. Nếu tổ chức thi thì áp lực ở thời gian ôn và thi. Nếu dựa vào xét tuyển học bạ, thì áp lực rải qua các năm học. Với vấn đề công bằng, việc địa phương thi 3 môn hay địa phương thi 4 môn thì không liên quan đến nhau. Vì nó chỉ áp dụng với từng địa phương. Chúng ta lưu ý công bằng cho các thí sinh trong địa phương", ông Sơn cho biết thêm.

Trả lời câu hỏi về việc nhân đôi hệ số Văn, Toán có còn phù hợp? - Thứ trưởng Bộ GDĐT cho rằng: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng vào phát triển toàn diện năng lực toàn diện năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, phát triển toàn diện chú trọng vào phát triển năng lực song không có nghĩa là coi nhẹ kiến thức cơ bản và các môn văn hoá, cụ thể là Văn, Toán. 

Thứ trưởng Sơn cho biết, Bộ GDĐT đã quy định, chương trình mới không còn tính điểm trung bình và không còn hệ số các môn học để ghi vào học bạ. Do vậy, các kỳ thi chuyển cấp, các địa phương phải tính toán kỹ theo tình hình thực tế để quy định nhân đôi, nhân ba hệ số các môn.

Vương Trần - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Năm 2023, thí sinh chỉ cần đăng kí xét tuyển đại học theo mã ngành

Vân Hà |

Để giảm thiểu sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh khi xét tuyển đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) dự kiến từ mùa tuyển sinh năm 2023, thí sinh chỉ cần đăng kí xét tuyển theo mã ngành, không cần đăng kí theo phương thức xét tuyển.

Hơn 200 lượt phương thức xét tuyển không có thí sinh nhập học

Vân Hà |

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đánh giá, trong mùa tuyển sinh năm 2022, nhiều phương thức xét tuyển không hiệu quả, không có thí sinh nhập học, gây nhiễu loạn thông tin cho thí sinh.

Quá tải với hàng loạt phương thức xét tuyển đại học

KHÁNH AN |

Dự định xét tuyển đại học bằng nhiều phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển, nhiều học sinh lớp 12 đang rơi vào tình trạng quá tải.

Bất ngờ với khoản doanh thu tượng trưng tại Linh Quang Điện

NHÓM PV |

Sau 3 năm thành lập, Công ty Cổ phần Linh Quang Điện của người tự xưng mình là thầy Cao Anh đã tăng vốn từ 2,5 tỉ đồng lên 99 tỉ đồng, đi kèm với đó là sự tăng trưởng ấn tượng của tài sản. Thế nhưng, doanh thu trong năm 2020 tại doanh nghiệp chỉ khoảng 500 triệu đồng và hơn 1 tỉ đồng năm 2021.

Tin tức 24h: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh vào cuối tuần

Thế Kỷ |

Tin tức 24h: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh vào cuối tuần; Xử lý người chuyển tiếp cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng Bộ Công an; "Siêu lừa gặp siêu lầy" đạt top 1 doanh thu với hơn 360.000 vé bán ra...

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo khẩn sau vụ 2 cô giáo đánh trẻ 17 tháng tử vong

Vân Trang |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội đề nghị địa phương tăng cường quản lý giáo dục trên địa bàn, đặc biệt đối với giáo dục mầm non ngoài công lập sau vụ 2 cô giáo đánh bé trai 17 tháng tử vong.

Cảnh báo khẩn về nạn lừa đảo phụ huynh chuyển tiền gấp vì con bị cấp cứu

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Chỉ vài ngày qua, nhiều phụ huynh tại TPHCM đã chuyển hàng trăm triệu đồng cho những đối tượng lừa đảo với cùng 1 chiêu thức con đi cấp cứu, cần chuyển tiền gấp.

Dự kiến chi hơn 256 tỉ đồng bảo tồn, tôn tạo di tích nhà tù Côn Đảo

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Chiều 6.3, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã biểu quyết thống nhất thông qua Tờ trình Dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Nhà tù Côn Đảo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Năm 2023, thí sinh chỉ cần đăng kí xét tuyển đại học theo mã ngành

Vân Hà |

Để giảm thiểu sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh khi xét tuyển đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) dự kiến từ mùa tuyển sinh năm 2023, thí sinh chỉ cần đăng kí xét tuyển theo mã ngành, không cần đăng kí theo phương thức xét tuyển.

Hơn 200 lượt phương thức xét tuyển không có thí sinh nhập học

Vân Hà |

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đánh giá, trong mùa tuyển sinh năm 2022, nhiều phương thức xét tuyển không hiệu quả, không có thí sinh nhập học, gây nhiễu loạn thông tin cho thí sinh.

Quá tải với hàng loạt phương thức xét tuyển đại học

KHÁNH AN |

Dự định xét tuyển đại học bằng nhiều phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển, nhiều học sinh lớp 12 đang rơi vào tình trạng quá tải.