Tâm lý học đường ở Việt Nam đang căng thẳng và khủng hoảng

Chân Phúc |

ThS.BS Phạm Văn Giào cho biết, tâm lý học đường ở Việt Nam đang rất căng thẳng và khủng hoảng, gây áp lực lớn cho nhà trường, nhà chức trách và phụ huynh.

Thông tin trên được ThS.BS Phạm Văn Giào - Viện trưởng Viện ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục nêu ra tại chương trình tập huấn Nâng cao năng lực hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường tại TPHCM ngày 3.8.

Tham gia chương trình tập huấn là các cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên đang học tập và công tác tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đào tạo có nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn tại TPHCM.

adsf
ThS.BS Phạm Văn Giào - Viện trưởng Viện ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục tại chương trình tập huấn. Ảnh: Chân Phúc

ThS.BS Phạm Văn Giào cho biết, ngày nay xã hội phát triển với tốc độ không ngừng, việc tiếp xúc với Internet và công nghệ hiện đại đã khiến các thành viên trong gia đình ít có thời gian quan tâm và chăm sóc lẫn nhau.

Nhiều bậc phụ huynh vì kinh tế gia đình mà không có thời gian tâm sự, lắng nghe và thấu hiểu con mình. Con cái cũng chạy theo sự thay đổi và phát triển của xã hội.

Áp lực cuộc sống, áp lực gia đình, áp lực học tập... dần đẩy con cái ra xa cha mẹ. Từ đó, nhận thức tiêu cực của giới trẻ hiện nay không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, dẫn đến việc ngày càng có nhiều điều kiện để phát triển và bộc lộ những hành động tiêu cực, gây ra các hậu quả đáng tiếc.

"Ba thập kỷ trước, mối đe dọa lớn nhất với các em là rượu, thuốc lá, mang thai, các chất gây nghiện... nhưng ngày nay là sự lo lắng, trầm cảm, tự hại bản thân và các rối loạn tâm thần khác. Hiện tượng trầm cảm của học sinh ngày càng có diễn biến phức tạp, thậm chí, có những em vì vượt quá sức chịu đựng của bản thân đã dẫn tới nhiều hệ lụy đáng tiếc khác", ThS.BS Phạm Văn Giào nói.

Các đại biểu tham dự buổi tập huấn chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Chân Phúc
Các đại biểu tham dự chương trình tập huấn Nâng cao năng lực hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường. Ảnh: Chân Phúc

Theo ThS.BS Phạm Văn Giào, tình trạng bạo lực học đường đang trở nên khá phổ biến. Việc giới trẻ sống thử, quan hệ tình dục không an toàn, có thai ngoài ý muốn, phá thai trở thành một vòng tròn khép kín giống nhau ở khá nhiều người.

Ông cho rằng, một trong số những nguyên nhân gây ra thực trạng này là do phụ huynh bận rộn với công việc, không có thời gian quan tâm con cái, nên cho phép trẻ tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm. Mặc dù phụ huynh có thể kiểm soát thời gian trẻ truy cập internet nhưng không thể đảm bảo trẻ không xem các trang web không phù hợp.

"Trẻ em luôn có tính tò mò rất cao, nhất là ở lứa tuổi dậy thì, vị thành niên, càng cấm thì chúng càng muốn làm. Chỉ cần trẻ tiếp xúc với các nội dung tiêu cực trong thời gian ngắn cũng có thể hình thành nên một tâm lý tiêu cực, các hành vi bất ổn. Ngoài ra, các áp lực đến từ việc học tập, thi cử cũng là một trong các lý do làm gia tăng những vấn đề tâm lý học đường", ông Giào chia sẻ.

Ông cho rằng, quá trình tham vấn tâm lý học đường không chỉ giúp các em có thể giải quyết tốt các vấn đề vướng mắc mà còn hỗ trợ cải thiện tốt các mối quan hệ với thầy cô, cha mẹ, bạn bè…

Tham vấn sẽ giúp cho học sinh, sinh viên mau chóng giải quyết các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống. Đồng thời, các em cũng có được đời sống lành mạnh, thoải mái, giảm bớt các áp lực, căng thẳng để học tập và sinh hoạt vui vẻ, hiệu quả hơn.

Chân Phúc
TIN LIÊN QUAN

Tâm lý trọng bằng cấp khiến nhiều học sinh Hà Nội không muốn đi học nghề

LÊ PHƯƠNG - KHÁNH AN |

Tâm lý trọng bằng cấp vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của một số người dân khiến đa số học sinh ở Hà Nội sau khi tốt nghiệp cấp THPT đều đặt mục tiêu vào đại học, không muốn đi học nghề.

Nhà tâm lý giáo dục Bùi Thị Hải Yến hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh trung học

Anh Sơn |

Với kinh nghiệm 16 năm làm giảng viên, hơn 10 năm nghiên cứu về con người, đã hỗ trợ và trị liệu tâm lý cho hàng ngàn khách hàng, nhà tâm lý giáo dục Bùi Thị Hải Yến, Founder - CEO của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã triển khai chuỗi hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường tại các trường trung học.

Nên tạo tâm lý thoải mái hơn là gây thêm áp lực mùa thi cho thí sinh

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Còn hơn một tháng nữa đến kỳ thi THPT năm 2024, hiện nay các em học sinh lớp 12 đang tất bật ôn thi. Để đạt được kết quả tốt nhất, hầu hết các địa phương đều tổ chức kỳ thi thử THPT. Điều này tốt, nhưng nếu đặt quá nặng sẽ tạo thêm áp lực cho học sinh, phụ huynh có con em đang chuẩn bị đối mặt với kỳ thi sắp tới.

Bức xúc vì không mua được vé xem bóng chuyền nữ Việt Nam

HOÀNG HUÊ - CHI TRẦN |

Sáng 4.8, người dân bày tỏ sự bức xúc khi phải xếp hàng nhiều giờ nhưng không mua được vé xem trận tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam gặp Thái Lan ở SEA V.League.

Chính sách nhà ở xã hội có hiệu lực từ 1.8.2024

Nhóm PV |

Nghị định 100 có hiệu lực từ ngày 1.8 đã được Chính phủ ban hành, nới điều kiện về thu nhập với người có nhu cầu thuê, mua loại hình nhà ở xã hội.

Miss Grand Vietnam Quế Anh: Từ lợi thế đến bất lợi

La Huế |

Tối 3.8, thí sinh Võ Lê Quế Anh chính thức đăng quang Miss Grand Vietnam 2024. Tuy nhiên, sau đó cô gặp rất nhiều tranh cãi trên các diễn đàn sắc đẹp.

BRICS có thể được Venezuela trao quyền khai thác dầu khí

Song Minh |

Venezuela cho biết có thể sẽ chuyển giao quyền khai thác các mỏ dầu khí cho các đồng minh trong BRICS.

Giải pháp nào cho người dân miền núi Quảng Bình thiếu điện?

CÔNG SÁNG |

Huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) vẫn đang khó khăn trong quá trình mang điện lưới quốc gia đến với gần 200 hộ dân miền núi xã Trường Sơn.

Tâm lý trọng bằng cấp khiến nhiều học sinh Hà Nội không muốn đi học nghề

LÊ PHƯƠNG - KHÁNH AN |

Tâm lý trọng bằng cấp vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của một số người dân khiến đa số học sinh ở Hà Nội sau khi tốt nghiệp cấp THPT đều đặt mục tiêu vào đại học, không muốn đi học nghề.

Nhà tâm lý giáo dục Bùi Thị Hải Yến hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh trung học

Anh Sơn |

Với kinh nghiệm 16 năm làm giảng viên, hơn 10 năm nghiên cứu về con người, đã hỗ trợ và trị liệu tâm lý cho hàng ngàn khách hàng, nhà tâm lý giáo dục Bùi Thị Hải Yến, Founder - CEO của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã triển khai chuỗi hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường tại các trường trung học.

Nên tạo tâm lý thoải mái hơn là gây thêm áp lực mùa thi cho thí sinh

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Còn hơn một tháng nữa đến kỳ thi THPT năm 2024, hiện nay các em học sinh lớp 12 đang tất bật ôn thi. Để đạt được kết quả tốt nhất, hầu hết các địa phương đều tổ chức kỳ thi thử THPT. Điều này tốt, nhưng nếu đặt quá nặng sẽ tạo thêm áp lực cho học sinh, phụ huynh có con em đang chuẩn bị đối mặt với kỳ thi sắp tới.