Sinh viên Luật đề xuất 77 nghiên cứu khoa học về động vật hoang dã

Phan Liên |

Với mong muốn đóng góp thiết thực vì cộng đồng, sinh viên đến từ 4 trường đại học Luật trên cả nước đã đề xuất 77 nghiên cứu khoa học về động vật hoang dã.

Tiếp nối thành công của chuỗi hoạt động tìm hiểu về những vấn đề pháp lý liên quan đến động vật hoang dã, từ tháng 1.2023, cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học với chủ đề "Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã" đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các sinh viên tại 4 trường đại học Luật trên cả nước.

Đã có 77 đề tài đăng ký tại vòng 1, sau đó ban tổ chức đã chọn được 20 bài nghiên cứu bước vào vòng 2 để tiếp tục hoàn thành sản phẩm.

Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, các nhóm nghiên cứu đã nỗ lực cùng nhau hoàn thiện để có sản phẩm nghiên cứu tốt nhất.

Chủ đề nghiên cứu được khai thác sâu ở nhiều nội dung khác nhau, liên quan những vấn đề bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật bảo vệ động vật hoang dã như: “Các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã”; “Xử lý vật chứng là động vật rừng còn sống”; “Cứu hộ động vật hoang dã, gây nuôi thương mại động vật hoang dã”;…

Ngoài ra, sinh viên các trường còn đề xuất các giải pháp tương trợ tư pháp về hình sự trong giải quyết vụ án liên quan đến động vật hoang dã và thực hiện pháp luật về quản lý dịch bệnh trên động vật hoang dã.

Vòng chung kết của cuộc thi diễn ra tại Thung Nham – Ninh Bình thông qua hình thức Hội thảo khoa học sinh viên trong 2 ngày. 6 đội thi có đề tài xuất sắc nhất sẽ trình bày và trả lời phản biện từ ban giám khảo. Ảnh: Ban tổ chức
Vòng chung kết của cuộc thi diễn ra tại Thung Nham – Ninh Bình thông qua hình thức hội thảo khoa học sinh viên trong 2 ngày. 6 đội thi có đề tài xuất sắc nhất sẽ trình bày và trả lời phản biện từ ban giám khảo. Ảnh: Ban tổ chức
Lựa chọn đề tài “Xử lý vật chứng là động vật rừng còn sống thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trong nước theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Nguyễn Việt Anh - sinh viên Trường  Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ:

“Từ vụ việc 8 cá thể hổ bị chết sau khi giải cứu ở Nghệ An, nhóm em quyết định lựa chọn vấn đề xử lý vật chứng để nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện bộ pháp luật liên quan.

Đồng thời mong muốn về việc thành lập tòa án môi trường chuyên về động vật hoang dã để nâng cao hiệu quả xử lý các hành vi vi phạm”.

Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về quản lý dịch bệnh trên động vật hoang dã ở Việt Nam” của nhóm sinh viên Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đạt giải Nhất tại vòng chung kết cuộc thi khoa học sinh viên. Ảnh: Ban tổ chức
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về quản lý dịch bệnh trên động vật hoang dã ở Việt Nam” của nhóm sinh viên Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đạt giải Nhất tại vòng chung kết cuộc thi khoa học sinh viên. Ảnh: Ban tổ chức
Những văn bản pháp luật quốc tế như Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) cũng được các sinh viên đưa vào nghiên cứu.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, việc nghiên cứu về Công ước CITES và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ động vật hoang dã được Hội đồng đánh giá cao về tính bám sát tình hình thực tế.

Nguyễn Đào Mai Khánh - sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế - thành viên trong nhóm được giải 3 tại vòng chung kết cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học với chủ đề "Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã" vui mừng nói:

"Đây là cuộc thi nghiên cứu khoa học về động vật hoang dã đầu tiên em biết đến. Vì kiến thức không phổ biến và mang tính học thuật nên nhóm đã phải đầu tư nhiều chất xám, thời gian để thực sự hiểu được mình đang phải viết những gì và mình cần viết những gì.

Em mong những nghiên cứu được đánh giáo cao trong cuộc thi sẽ có ý nghĩa thiết thực, thực sự thúc đẩy sự thay đổi chính sách pháp lý, đóng góp ý tưởng vì một cộng đồng bảo vệ động vật hoang dã".

Phan Liên
TIN LIÊN QUAN

Thí sinh cần cân nhắc kỹ khi chọn ngành đào tạo mới

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh đại học năm 2023 sẽ xuất hiện thêm nhiều ngành học mới ở các trường đại học. Điều thí sinh băn khoăn là có nên lựa chọn các ngành mới này.

Nhiều ngành nghề dự báo sẽ biến mất trong tương lai, thí sinh có nên học?

Vân Trang |

Trước sự thay đổi của công nghệ, nhiều ngành nghề dự đoán sẽ biết mất trong tương lai. Nhiều thí sinh băn khoăn, liệu có nên theo học những ngành này.

Tuyển sinh 2023: Tìm cách thu hút sinh viên cho các ngành khoa học cơ bản

Vân Trang |

Thí sinh đổ xô vào học các ngành "hot" và kém mặn mà với một số ngành khoa học cơ bản là thực tế trong tuyển sinh đại học nhiều năm qua.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ thanh tra việc đào tạo lái xe ở trường Đại học Đông Đô

Nhóm PV |

Sau loạt bài của Lao Động về những vấn đề bất cập tại Trung tâm đào tạo lái xe ở Trường đại học Đông Đô, đại diện Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội khẳng định những sai phạm tại đây như tự ý cho học viên vào tập lái, sân tập tràn lan xe bồn, xe đầu kéo... sẽ được Sở nhanh chóng thanh tra, xử lý.

Thủ phủ hàng xách tay buôn bán nhộn nhịp, giá rẻ bằng nửa thị trường

KHÁNH AN |

Tại phố Nguyễn Sơn (Long Biên, Hà Nội), hoạt động mua, bán hàng xách tay diễn ra vô cùng nhộn nhịp.

Nhà vệ sinh nhiều “không” tại bệnh viện, bệnh nhân ngán ngẩm

Bích Ngọc |

Cần Thơ – Không nước xả, không giấy vệ sinh, không xà bông, không người lau dọn,… là thực trạng của một số nhà vệ sinh ở Cần Thơ khiến bệnh nhân cũng như người thăm khám cảm thấy khó chịu.

Nhà máy xử lý rác 10,5 tỉ đồng, mới chạy thử nghiệm đã hỏng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Trong khi hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi vẫn phải tập kết lộ thiên, thì Nhà máy Xử lý chất thải rắn tại huyện Sơn Hà dù đã hoàn thành 1 năm nhưng chưa thể đưa vào hoạt động chính thức vì hư hỏng.

Cuộc sống người dân trong khu tập thể G6A Thành Công sau khi rào tôn

Kim Sơn - Việt Dũng |

Hà Nội - Trong số 49 hộ dân tại tòa G6A Thành Công (quận Ba Đình), đã có 28 hộ chấp nhận di dời, tuy vậy, vẫn còn 21 hộ tiếp tục bám trụ trong khu tập thể này.

Thí sinh cần cân nhắc kỹ khi chọn ngành đào tạo mới

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh đại học năm 2023 sẽ xuất hiện thêm nhiều ngành học mới ở các trường đại học. Điều thí sinh băn khoăn là có nên lựa chọn các ngành mới này.

Nhiều ngành nghề dự báo sẽ biến mất trong tương lai, thí sinh có nên học?

Vân Trang |

Trước sự thay đổi của công nghệ, nhiều ngành nghề dự đoán sẽ biết mất trong tương lai. Nhiều thí sinh băn khoăn, liệu có nên theo học những ngành này.

Tuyển sinh 2023: Tìm cách thu hút sinh viên cho các ngành khoa học cơ bản

Vân Trang |

Thí sinh đổ xô vào học các ngành "hot" và kém mặn mà với một số ngành khoa học cơ bản là thực tế trong tuyển sinh đại học nhiều năm qua.