Phụ huynh "cắn răng" chi tiền cho con học thêm những giờ học không chất lượng

Trà My - Vân Trang |

Dù bỏ tiền hàng tháng để con học thêm tại trường, nhiều phụ huynh cho rằng, những giờ học đó không hề hiệu quả.

Sau loạt bài của Báo Lao Động đăng tải phản ánh về tình trạng các lớp học thêm gắn mác “tự nguyện” diễn ra tại các trường học, trên khắp các tỉnh thành, nhiều phụ huynh đã tỏ ra bức xúc, họ cho rằng đây là “vấn nạn” cần chấm dứt triệt để.

Trao đổi với Báo Lao Động về việc các trường học tổ chức các lớp học liên kết với các trung tâm bên ngoài, anh Nguyễn Đức Ngọc – phụ huynh tại Long Biên (Hà Nội) tâm sự:

“Việc thầy cô chèn giờ học thêm vào các buổi chính khóa sẽ làm nhiều phụ huynh lo lắng. Họ sợ rằng nếu không cho con đi học thì thầy cô sẽ không quan tâm. Các cấp trên thì cho hoạt động như kiểu kinh doanh dịch vụ. Kết quả học sinh nhận lại thì chẳng ai dám khẳng định là có hiệu quả. Thiết nghĩ quy định nên thay đổi, phải cấm hoàn toàn việc dạy thêm học sinh dù ở bất kì hình thức nào”.

Chị Lê Thuý Minh - phụ huynh có 2 con trong độ tuổi tiểu học tại quận Cầu Giấy, Hà Nội nói rằng, việc học thêm các chương trình liên kết trên trường không hiệu quả.

"Các con phản ánh, lên lớp chỉ được chơi một số trò chơi là hết tiết. Cũng có giáo viên nước ngoài, nhưng thời gian học chỉ khoảng 45 phút, lớp 40, 50 cháu nên gần như không có hiệu quả. Tôi vẫn phải đăng kí cho con học thêm bên ngoài" - chị Minh nói.

Dù không có nhu cầu cho con học liên kết, tăng cường trên trường, nhưng chị Minh vẫn chấp nhận chi vào trăm nghìn đồng mỗi tháng để con không bị khác biệt so với bạn bè.

Chị Tạ Phương Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) nói rằng, khi các nhà trường đã đưa ra các chương trình liên kết, "gợi ý" đăng kí thì hiếm có phụ huynh nào dũng cảm từ chối cho con học.

Đánh giá về hiệu quả các chương trình liên kết, chị Mai nói rằng: "Chương trình của các trung tâm, đơn vị liên kết chưa hẳn đã phù hợp với đại đa số học sinh, đặc biệt là những học sinh kém. Bởi vậy, chất lượng các buổi học thường không đảm bảo. Chưa kể, giáo viên là của trung tâm bên ngoài, phụ huynh hoàn toàn không nắm được, chỉ nghe qua lời giới thiệu".

Thực tế, với mỗi đơn vị liên kết, sau khi thu tiền của phụ huynh, học sinh, đều có một khoản gọi là hoa hồng trả lại phía nhà trường. Khoản chi phí này được các hiệu trưởng giải thích là chi phí "cơ sở vật chất, quản lí". Mức hoa hồng này phổ biến từ 20 - 30%, thậm chí có nơi còn cao hơn nữa, tuỳ vào số lượng học sinh đăng kí.

Dưới góc nhìn của nhà giáo, thầy Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà cho rằng, việc dạy thêm đem lại nguồn thu nhập khá cao cho giáo viên (hơn tiền lương). Đồng thời, đem lại cho nhà trường một khoản thu nên nhiều trường liên kết hoặc tổ chức dạy thêm trong trường. Tuy nhiên, điều này lại trái với Thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thầy Lực ví, việc liên kết với các doanh nghiệp, ăn chia hoa hồng trong trường học như chiếc "vòi bạch tuộc", bám sâu vào trường học, từng tỉnh thành.

"Cần tách dạy thêm ra khỏi nhà trường mới hy vọng chấm dứt sự liên kết với các trung tâm trong việc dạy thêm học thêm ở các trường hiện nay" - thầy Lực đề xuất.

Trà My - Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia: Cần thanh tra dấu hiệu chia hoa hồng với đơn vị liên kết dạy thêm

Tường Vân |

Tình trạng các nhà trường liên kết với trung tâm, tổ chức dạy thêm học thêm diễn ra phổ biến tại nhiều tỉnh thành. Với mỗi đơn vị liên kết, trường được chia hoa hồng từ 20 - 30%.

Phụ huynh bức xúc khi biết mức "hoa hồng" trường học thu về từ dạy thêm lên tới 20%

trà my |

Với những lá đơn “tự nguyện” được đánh máy sẵn, hoạt động dạy thêm, dạy tăng cường, liên kết ngang nhiên đưa vào nhiều trường học.

Hàng loạt lớp học thêm gắn mác tự nguyện, phụ huynh phải đóng phí chồng phí

Nhóm Phóng viên |

Lớp học tiếng Anh tăng cường, lớp học Toán tiếng Anh, lớp học tiếng Anh khoa học… ngay đầu năm học, hàng loạt chương trình liên kết được đưa vào trường học, được gắn mác "tự nguyện kiểu ép buộc", khiến phụ huynh đau đầu lo gánh nặng phí chồng phí.

Tin 20h: 3 điểm mới trong phương án cải cách tiền lương

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Sốt xuất huyết ở Hà Nội lập đỉnh, có bệnh nhân nguy kịch phải thở máy; Những điểm mới trong phương án cải cách tiền lương; Dạy thêm học thêm nên biến mất khỏi môi trường học đường...

Tập đoàn Đất Xanh bị bán giải chấp gần 10 tỉ đồng cổ phiếu DXS

Anh Kiệt |

CTCP Tập đoàn Đất Xanh liên tục bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu DXS trong bối cảnh mã này vừa bị cắt margin.

Người phụ nữ đi xe máy chở 3 cháu nhỏ va chạm với xe tải, 2 người tử vong

Giang Đăng |

Lào Cai - Người phụ nữ điều khiển xe máy chở 3 cháu nhỏ bất ngờ xảy ra va chạm với xe tải khiến 2 nạn nhân tử vong.

Sân vận động Mỹ Đình sẵn sàng cho trận Hà Nội FC và Pohang Steelers

MINH DÂN - HOÀNG HUÊ |

Sân vận động Mỹ Đình sẽ là sân nhà của Hà Nội FC tại AFC Champions League 2023-2024.

HLV Hoàng Anh Tuấn giận dữ vì cầu thủ Olympic Việt Nam nhận thẻ

MINH PHONG |

Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn tỏ ra tức giận sau những sai lầm của tuyển Olympic Việt Nam trong trận thắng Mông Cổ 4-2 tại ASIAD 19.

Chuyên gia: Cần thanh tra dấu hiệu chia hoa hồng với đơn vị liên kết dạy thêm

Tường Vân |

Tình trạng các nhà trường liên kết với trung tâm, tổ chức dạy thêm học thêm diễn ra phổ biến tại nhiều tỉnh thành. Với mỗi đơn vị liên kết, trường được chia hoa hồng từ 20 - 30%.

Phụ huynh bức xúc khi biết mức "hoa hồng" trường học thu về từ dạy thêm lên tới 20%

trà my |

Với những lá đơn “tự nguyện” được đánh máy sẵn, hoạt động dạy thêm, dạy tăng cường, liên kết ngang nhiên đưa vào nhiều trường học.

Hàng loạt lớp học thêm gắn mác tự nguyện, phụ huynh phải đóng phí chồng phí

Nhóm Phóng viên |

Lớp học tiếng Anh tăng cường, lớp học Toán tiếng Anh, lớp học tiếng Anh khoa học… ngay đầu năm học, hàng loạt chương trình liên kết được đưa vào trường học, được gắn mác "tự nguyện kiểu ép buộc", khiến phụ huynh đau đầu lo gánh nặng phí chồng phí.