Hé lộ mức hoa hồng khủng chi cho các nhà trường từ dạy thêm

Nhóm Phóng viên |

“Gia đình xin đăng kí cho con học…”; “Tôi đồng ý cho con tôi đăng kí tham gia...."... những lá đơn được đánh máy sẵn, phụ huynh chỉ cần ký vào là quy trình “thoả thuận” đã được hoàn tất. Hoạt động dạy thêm ngang nhiên được đưa vào trường học.

Phản đối rồi sau đó vẫn ký đơn "tự nguyện xin học"

Không đành lòng nhìn con phải bơ vơ, di chuyển sang phòng học khác, sợ bị cô lập với phần đông các bạn trong lớp, lo sợ con bị trù dập… Đấy là lí do chung rất nhiều phụ huynh tại Hà Nội dù không có nhu cầu và không hề muốn cho con tham gia, nhưng đành “cắn răng” chi tiền, từ vài trăm đến cả triệu mỗi tháng để đăng kí các lớp học thêm dưới mác “tự nguyện”.

Những mẫu đơn được các trường học in sẵn, phụ huynh chỉ cần kí là quy trình “tự nguyện” đăng kí đã hoàn tất. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Những mẫu đơn được các trường học in sẵn, phụ huynh chỉ cần kí là quy trình “tự nguyện” đăng kí đã hoàn tất. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Những mẫu đơn được các trường học in sẵn, phụ huynh chỉ cần kí là quy trình “tự nguyện” đăng kí học thêm đã hoàn tất. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Các tiết học ngoại khoá được Trường Tiểu học Văn Khê (Hà Đông, Hà Nội) lồng ghép giữa các tiết học chính khoá khiến phụ huynh khó lòng từ chối tham gia. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Các tiết học ngoại khoá, dạy thêm, học thêm được lồng ghép giữa các tiết học chính khoá khiến phụ huynh khó lòng từ chối tham gia. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Những nội dung dạy thêm, dạy kỹ năng sống lại được các trường xếp chèn vào thời khóa biểu trong buổi học chính khoá. Những học sinh không đăng kí sẽ phải di chuyển sang phòng học khác. Chính vì lẽ đó, không phụ huynh nào đành lòng không đăng kí cho con.

Anh L.V.L - phụ huynh có con học lớp 2 tại quận Cầu Giấy, Hà Nội - cùng đại đa số phụ huynh trong lớp kiên quyết không đăng kí các lớp học thêm, học tăng cường tiếng Anh vì thấy không cần thiết. Tuy nhiên sau đó, vì nhiều lí do, cả 48 gia đình trong lớp đều đồng loạt “tự nguyện” làm đơn đăng kí học cho con.

“Giáo viên nhiều lần liên hệ phụ huynh, động viên cho các con theo học với lí do tích lũy thêm kiến thức. Những phụ huynh không đồng ý cho con học sẽ bị coi là “chống đối”. Thẳng thắn mà nói, trường đưa ra lí do học tốt cho các con nhưng thực chất là "moi" tiền phụ huynh và ăn phần trăm với các trung tâm ngoài. Càng nhiều học sinh thì lợi nhuận càng tăng lên” - anh V.L bức xúc nói.

Chị P.T.L (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng tỏ ra ngán ngẩm: “Các lớp học liên kết đều được đưa vào tiết chính khoá. Như vậy đương nhiên khi các bạn học, con mình không đăng kí sẽ phải sang phòng học khác ngồi tạm. Không phụ huynh nào đành lòng nhìn con mình như vậy”.

Tình trạng trên cũng diễn ra tại hầu hết các trường học ở quận Hà Đông, huyện Thanh Trì....

Tiết học Tiếng Anh - Khoa học (chương trình học liên kết) được nhà trường ngang nhiên xếp xen vào các tiết học chính khoá. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Tiết học Tiếng Anh - Khoa học (chương trình học liên kết) được trường học ngang nhiên xếp xen vào các tiết học chính khoá. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Mức hoa hồng lên đến 20%

Liên tục được giáo viên thúc giục đăng kí cho con học thêm, mỗi phụ huynh đều ngầm hiểu rằng, đằng sau “lá đơn tự nguyện đăng kí” là câu chuyện phần trăm hoa hồng giữa các công ty liên kết và nhà trường.

Trong văn bản thoả thuận với phụ huynh, Trường Tiểu học ở Hoàng Mai ghi, số tiền học phí thanh toán theo tháng, 100% chi trả cho các đơn vị tư nhân: TT Ngoại ngữ Bình Minh (lớp học Tiếng Anh BME- KIDs); Công ty cổ phần Giáo dục Gmaths (lớp học Tiếng Anh Toán và lớp Bổ trợ tiếng Anh thông qua Bộ môn Khoa học STEM). Nhưng thực tế, nhà trường sẽ được các đơn vị liên kết hoàn lại 20% mức thu của tổng số học sinh.

“80% Trung tâm giữ lại, chi trả theo đề án, giáo viên trực tiếp giảng; 20% chi trả lại cho nhà trường, để chi vào các khoản: Thuế thu nhập doanh nghiệp (2%); chi cơ sở vật chất, điện nước, hỗ trợ các hoạt động chuyên môn (8%); chi cải cách tiền lương….” – Hiệu trưởng nhà trường, nói.

Mức hoa hồng 20% về cho các trường là mức phổ biến được các công ty tư nhân liên kết với các trường công lập hiện nay. Con số này sẽ có sự tăng giảm, tuỳ thuộc vào số lượng học sinh đăng kí học.

Văn bản thoả thuận giữa Trường Tiểu học Tân Định (Hoàng Mai, Hà Nội) và phụ huynh học sinh. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Văn bản thoả thuận giữa Trường Tiểu học Tân Định (Hoàng Mai, Hà Nội) và phụ huynh học sinh. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Con số này tưởng chừng rất nhỏ, nhưng khi nhìn vào tổng số học sinh đăng kí từ vài trăm đến vài nghìn em thì đây lại là nguồn thu khổng lồ.

Trong khi đó, mức thu của các khoá học từ khoảng 100.000 - hơn 400.000 đồng/tháng/học sinh có thể không là gì với 1 gia đình có điều kiện. Song, với những gia đình công nhân, gia đình có 2,3 con trong độ tuổi đến trường, đây là gánh nặng hàng tháng cho phụ huynh.

Đấy là chưa bàn đến câu chuyện chất lượng những đơn vị liên kết được đưa vào trường học như thế nào; học sinh tiểu học phải học thêm quá nhiều, khiến các em không còn thời gian tham gia các hoạt động kỹ năng.

Phụ huynh rất ủng hộ việc cho con tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, lớp học tăng cường, nhưng với điều kiện, việc triển khai phải công khai minh bạch, rõ ràng, trên tinh thần tự nguyện, sắp xếp phù hợp không lấn vào thời gian học chính khóa của học sinh.

"Rõ ràng những phần trăm hoa hồng từ các các công ty, các nhà cung cấp dịch vụ đã thôi thúc giáo viên, hiệu trưởng, thậm chí những nhà quản lí giáo dục đưa nhiều trung tâm, đơn vị tư nhân vào trường học, làm mất đi niềm tin của phụ huynh, toàn xã hội về ngành giáo dục" - chị Dương Thuỳ Linh, phụ huynh sinh sống tại quận Ba Đình, Hà Nội, bày tỏ quan điểm.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt lớp học thêm gắn mác tự nguyện, phụ huynh phải đóng phí chồng phí

Nhóm Phóng viên |

Lớp học tiếng Anh tăng cường, lớp học Toán tiếng Anh, lớp học tiếng Anh khoa học… ngay đầu năm học, hàng loạt chương trình liên kết được đưa vào trường học, được gắn mác "tự nguyện kiểu ép buộc", khiến phụ huynh đau đầu lo gánh nặng phí chồng phí.

Phụ huynh phản đối việc thu tiền dạy thêm kỹ năng sống trong trường tiểu học

QUANG ĐẠI |

Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư cấm dạy thêm đối với học sinh tiểu học. Tuy nhiên, đến nay, hoạt động dạy thêm vẫn diễn ra trong nhà trường tiểu học dưới những hình thức khác nhau như dạy kỹ năng sống.

Phụ huynh bức xúc vì hoạt động dạy thêm trong trường tiểu học

QUANG ĐẠI |

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cấm dạy thêm ở bậc tiểu học, tuy nhiên, vẫn có nhiều hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường có thu phí, tạo gánh nặng đóng góp cho người dân.

Cấm dạy thêm, học thêm - vẫn lại là chuyện "cấm" hay "quản"

Hoàng Lâm |

Chuyện dạy thêm, học thêm dịp hè không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý mà còn gây nỗi bức xúc trong phụ huynh.

Dự báo đường đi và vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới

AN AN |

Cơ quan khí tượng của Việt Nam nhận định áp thấp nhiệt đới sắp tiến vào vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. Ngoài tác động mạnh trên biển, khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ sẽ có gió mạnh kèm mưa lớn trong những ngày tới.

Học viên kêu khổ về quy định thời gian, quãng đường học lái xe

Xuyên Đông |

Nhiều học viên, giáo viên dạy lái xe đang than trời về số lượng bài học đường trường. Theo quy định, số giờ học lái xe thực hành trên đường giao thông là khá cao. Tiếp đến, quy định bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát thực hành cũng thường xuyên xảy ra sự cố...

Tiền ảo và nguy cơ rửa tiền, đầu tư trái phép

TRÍ MINH |

Những quy định pháp lý rõ ràng cho tiền ảo, tiền mã hoá vẫn chưa được hoàn thiện. Đây hiện vẫn đang là lỗ hổng tạo ra nguy cơ của các hành vi phạm tội, lôi kéo người dân vào các hoạt động đầu tư trái phép.

Thiếu gần 200.000 kỹ sư, ngành IT vẫn tiếp tục tăng độ “hot” cuối năm 2023

LƯƠNG HẠNH - HOÀNG XUYẾN |

IT - Công nghệ thông tin là một trong những ngành tiếp tục được đánh giá là có nhu cầu tuyển dụng cao trong những tháng cuối năm 2023. Dự báo từ nay đến năm 2024, Việt Nam thiếu hụt khoảng 150.000 đến 200.000 kỹ sư IT mỗi năm.

Hàng loạt lớp học thêm gắn mác tự nguyện, phụ huynh phải đóng phí chồng phí

Nhóm Phóng viên |

Lớp học tiếng Anh tăng cường, lớp học Toán tiếng Anh, lớp học tiếng Anh khoa học… ngay đầu năm học, hàng loạt chương trình liên kết được đưa vào trường học, được gắn mác "tự nguyện kiểu ép buộc", khiến phụ huynh đau đầu lo gánh nặng phí chồng phí.

Phụ huynh phản đối việc thu tiền dạy thêm kỹ năng sống trong trường tiểu học

QUANG ĐẠI |

Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư cấm dạy thêm đối với học sinh tiểu học. Tuy nhiên, đến nay, hoạt động dạy thêm vẫn diễn ra trong nhà trường tiểu học dưới những hình thức khác nhau như dạy kỹ năng sống.

Phụ huynh bức xúc vì hoạt động dạy thêm trong trường tiểu học

QUANG ĐẠI |

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cấm dạy thêm ở bậc tiểu học, tuy nhiên, vẫn có nhiều hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường có thu phí, tạo gánh nặng đóng góp cho người dân.

Cấm dạy thêm, học thêm - vẫn lại là chuyện "cấm" hay "quản"

Hoàng Lâm |

Chuyện dạy thêm, học thêm dịp hè không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý mà còn gây nỗi bức xúc trong phụ huynh.