Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Bỏ biên chế giáo dục mới là đề xuất của Bộ GD&ĐT

Lê Phương |

Chiều 15.6, trả lời chất vấn đại biểu tại nghị trường về vấn đề chuyển biên chế giáo viên đang được dư luận quan tâm, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, đây mới là đề xuất của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Chính phủ chưa quyết bỏ biên chế

ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) mặc dù Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã có giải trình về vấn đề chuyển biên chế giáo viên thành hợp đồng nhưng cử tri ngành giáo dục vẫn hoang mang, vậy quan điểm chỉ đạo của Chính phủ như thế nào?

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho biết, đề xuất nghiên cứu bỏ biên chế và thực hiện hợp đồng nhằm thực hiện cơ chế tự chủ, tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao dịch vụ. Đây là vấn đề liên quan đến chủ trương, đồng thời liên quan tới quy định pháp luật và chính sách, đó là Luật Cán bộ công chức, Luật viên chức, chính sách với viên chức, người lao động, nhất là lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. 

"Chúng ta muốn làm thế nào để công chức trở thành người tác nghiệp chuyên nghiệp trong bộ máy công quyền, còn tại đơn vị sự nghiệp là viên chức thực hiện chế độ hợp đồng. Vấn đề này cần nghiên cứu kỹ, còn đề xuất của Bộ GD-ĐT cũng chỉ mới là đề xuất thôi chứ chưa phải quyết định”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Chính phủ giao Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính xây dựng đề án đổi mới cơ chế tài chính, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập để trình Hội nghị Trung ương 6 khi xem xét về xây dựng bộ máy hiệu lực hiệu quả, trong đó có sắp xếp lại đội ngũ công chức, viên chức.

Vẫn còn dự án thua lỗ ngoài 12 dự án "đắp chiếu"

ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đặt câu hỏi, ngoài 12 dự án thua lỗ, thất thoát lớn nhiều nghìn tỉ đồng đã được báo cáo Quốc hội, đến nay còn bao nhiêu dự án rơi vào tình trạng tương tự? Chính phủ có giải pháp gì để phát hiện và giải quyết kịp thời những dự án có dấu hiệu để hạn chế thất thoát, lãng phí? Để xảy ra tình trạng những dự án như vậy thì trách nhiệm thuộc về ai?

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho biết, Chính phủ đã rất công khai minh bạch thông tin, báo chí cũng đã đăng tải cơ bản về 12 dự án thua lỗ, thất thoát lớn. Việc này, chính phủ cũng đã báo cáo Quốc hội. Những dự án này sẽ được cơ cấu, sắp xếp lại trên tinh thần không dùng ngân sách trả nợ, xử lý theo cơ chế thị trường và xử lý nghiêm vi phạm của tổ chức, cá nhân. Thủ tướng cũng thành lập ban chỉ đạo do một Phó Thủ tướng làm trưởng ban để khắc phục hậu quả này.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cũng thẳng thắn thừa nhận, vẫn còn dự án thua lỗ ngoài 12 dự án của Bộ Công Thương. Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát báo cáo để Chính phủ có giải pháp xử lý như với 12 dự án “đắp chiếu”. "Nhưng giải pháp cơ bản là làm sao không còn những dự án thua lỗ, thất thoát. Trách nhiệm các ngành, các cấp là chấp hành đúng nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp lại doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, cơ cấu lại ngành nghề, tăng cường thực hiện các chỉ đạo về cơ chế phòng ngừa tham nhũng, lãng phí và xử lý nghiêm vi phạm” - Phó Thủ tướng Thường trực nói.

Lê Phương
TIN LIÊN QUAN

Bỏ biên chế giáo viên cắm bản: Không nên, không được

Nhà báo Trần Đăng Tuấn |

Nhà báo Trần Đăng Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ trò nghèo vùng cao đã có những góp ý về chủ trương thí điểm bỏ biên chế, viên chức trong giáo viên của Bộ GDĐT. Lao Động xin đăng tải quan điểm của ông về vấn đề đang được dư luận quan tâm này.

Bỏ biên chế giáo viên: Đã là “luật chơi”, nên áp dụng từ Bộ trưởng đến Hiệu trưởng!

Đặng Chung |

Giáo viên có lý do khi lo lắng, hoang mang trước thông tin sẽ bỏ biên chế trong ngành giáo dục. Bởi đâu đó vẫn có hiện tượng, hiệu trưởng lộng quyền như những “ông vua con”. Để tránh tình trạng này, nhiều chuyên gia “hiến kế”: Trước khi bỏ biên chế giáo viên hãy áp dụng với hiệu trưởng, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, có như vậy mới đảm bảo công bằng, minh bạch.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Bỏ biên chế giáo viên cắm bản: Không nên, không được

Nhà báo Trần Đăng Tuấn |

Nhà báo Trần Đăng Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ trò nghèo vùng cao đã có những góp ý về chủ trương thí điểm bỏ biên chế, viên chức trong giáo viên của Bộ GDĐT. Lao Động xin đăng tải quan điểm của ông về vấn đề đang được dư luận quan tâm này.

Bỏ biên chế giáo viên: Đã là “luật chơi”, nên áp dụng từ Bộ trưởng đến Hiệu trưởng!

Đặng Chung |

Giáo viên có lý do khi lo lắng, hoang mang trước thông tin sẽ bỏ biên chế trong ngành giáo dục. Bởi đâu đó vẫn có hiện tượng, hiệu trưởng lộng quyền như những “ông vua con”. Để tránh tình trạng này, nhiều chuyên gia “hiến kế”: Trước khi bỏ biên chế giáo viên hãy áp dụng với hiệu trưởng, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, có như vậy mới đảm bảo công bằng, minh bạch.