Nội quy bị kêu khắt khe: Học viện Báo chí Tuyên truyền cho thu hồi để điều chỉnh

Nguyễn Hà |

Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, đã thu hồi văn bản nội quy mới để điều chỉnh.

Theo PGS.TS Trương Ngọc Nam - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, xuất phát từ thái độ học tập của sinh viên, đi học muộn, bỏ giờ, bỏ lớp khá nhiều, nhà trường đã có cơ chế, chế tài xử lý nhưng vẫn không giảm nên học viện đã cho ra một thông báo nội quy mới.

Tuy nhiên Giám đốc Học viện cho rằng, những nội dung quy định có phần ngặt nghèo, gây ra những ý kiến khác nhau trong sinh viên và kể cả các thầy cô giáo.

“Tôi đã cho thu hồi thông báo này (mới là thông báo thôi). Thực chất thông báo là quy chế rèn luyện sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mình cũng vận dụng một cách mềm dẻo. Ví dụ như sinh viên vào muộn một chút thì có nhiều lý do, điều này sẽ do giáo viên tự nhận thức và quyết định. Nhà trường có bộ phận thanh tra và kiểm tra thường xuyên dạy và học - việc chấp hành nội quy dạy và học của giảng viên.

Thầy dạy không chỉ trên lớp, truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, tổ chức các hoạt động để thực hiện nôi dung bài giảng mà còn chức năng quản lý lớp, quản lý giáo dục nữa. Thầy cô cũng không được vào muộn, ra sớm, giải lao không được ngồi lâu. Bởi đó là quyền lợi của chính người học” – PGS.TS Trương Ngọc Nam cho biết.

Bên cạnh đó, chuyện đóng cổng phụ ở văn bản đưa ra cũng có sự hiểu nhầm, cả 2 cổng 36 Xuân Thủy và 45 Nguyễn Phong Sắc đều là cổng chính. Do đó, nhà trường cho rút lại văn bản để chỉnh sửa để mềm dẻo hơn nhưng trên tinh thần giữ vững sự nghiêm minh, kỷ luật, đúng quy chế.

“Quan điểm của tôi là phải tạo ra được môi trường sinh thái giảng dạy, học tập tốt nhất cho thầy và trò để đảm bảo chất lượng đào tạo, thể hiện trách nhiệm với xã hội” - PGS.TS Trương Ngọc Nam cho biết.

Không nên vội vã thu hồi

Nói về quyết định thu hồi nội quy này, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng thông thường, bất kể một nội quy mới nào đưa ra tạo nên cảm giác gò bó thì dư luận lập tức phản ứng ngay. Do đó cần thiết phải tuyên truyền vận động để sinh viên hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chấp hành kỉ luật, không thể thấy phản ứng là lại không làm. Đã làm quản lý thì đôi khi không thể mang lại sự nhẹ nhàng cho người khác được. 

“Phải có biện pháp chứ không nên thu hồi, nhà trường đang làm đúng nhưng thu hồi có khi lại thành sai. Để các quy định đi vào cuộc sống, có rất nhiều biên pháp, phải vận động sao cho sinh viên hiểu thực sự chứ không được qua loa. Nếu ban hành kỉ luật thì phải có áp dụng, trước đó đã có đánh giá rồi và phải giải thích cho sinh viên hiểu, chứ không nên vội vã thu hồi.

Việc thu hồi cho thấy nhà trường không tự tin với chính quy định của mình, về mặt nguyên tắc, muộn 1 phút cũng bị xử lý” – ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

Nhà trường là nền móng cơ bản để rèn luyện kỉ luật

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng khẳng định, học hành phải có kỉ luật. Nhà trường là môi trường học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học nên nếu không có kỉ luật sẽ trở nên “vô chính phủ” ngay trong trường. Đây là một khuôn thức, khuôn mẫu để cho môi trường học tập của sinh viên, đồng thời cũng là môi trường để dạy dỗ của những người thầy có tâm huyết muốn có hiệu quả học tập nghiên cứu.

“Việc đúng giờ vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa giúp nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian ấy. Ngoài ra còn liên quan đến ý thức chấp hành kỉ luật, vậy nên càng phải được để cao. Không thể là một cái chợ, thích vào thì vào thích ra thì ra, mà bản thân chợ cũng có những kỉ luật của chợ” – ông Nhưỡng bình luận.

Cùng quan điểm, PGS.TS Bùi Thị An – nguyên Đại biểu Quốc hội cho rằng tính kỉ luật, nghiêm minh trong nhà trường là điều vô cùng cần thiết, kỉ luật rèn luyện con người khi vào đời. Trường học là nền móng cơ bản để rèn luyện kỉ luật, tạo nên thói quen và thể hiện văn hóa của con người.

Nếu đã đặt ra thì phải thực hiện, không có ai ngoài lề, không được đánh trống bỏ dùi. Song song với đó phải tuyên truyền giáo dục cho học sinh tự giác duy trì tính kỉ luật.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Nội quy bị kêu khắt khe: Lãnh đạo Học viện Báo chí muốn chấn chỉnh kiểu học đại học “nhàn nhã”

Nguyễn Hà |

Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền cho rằng, nội quy mới nhằm chấn chỉnh tình trạng 1/3 sinh viên trong lớp dùng điện thoại di động vào mục đích riêng và quan điểm cứ lên đại học là "nhàn nhã".

Học viện Báo chí ra nội quy mới: Muộn 5 phút coi như nghỉ học, dùng điện thoại trong lớp 4 lần bị đình chỉ 1 năm

Nguyễn Hà |

Sinh viên đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do, sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học 4 lần bị đình chỉ học 1 năm… đây là những nội quy mới mà Học viện Báo chí Tuyên truyền đưa ra tạo nên những ý kiến trái chiều.

Tranh luận về phương án thi vào lớp 10 ở Hà Nội: “Thi 2 môn đã học bạc mặt, xin đừng thêm nữa..."

Đặng Chung |

Những năm trước chỉ thi 2 môn Ngữ văn và Toán, kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội đã được ví là “căng thẳng hơn thi đại học”. Nếu từ những năm sau kỳ thi được đổi mới theo hướng thi từ 4-6 môn, nhiều phụ huynh không đồng tình vì lo lắng con sẽ phải “bạc mặt” với công cuộc “học để thi”.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Nội quy bị kêu khắt khe: Lãnh đạo Học viện Báo chí muốn chấn chỉnh kiểu học đại học “nhàn nhã”

Nguyễn Hà |

Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền cho rằng, nội quy mới nhằm chấn chỉnh tình trạng 1/3 sinh viên trong lớp dùng điện thoại di động vào mục đích riêng và quan điểm cứ lên đại học là "nhàn nhã".

Học viện Báo chí ra nội quy mới: Muộn 5 phút coi như nghỉ học, dùng điện thoại trong lớp 4 lần bị đình chỉ 1 năm

Nguyễn Hà |

Sinh viên đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do, sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học 4 lần bị đình chỉ học 1 năm… đây là những nội quy mới mà Học viện Báo chí Tuyên truyền đưa ra tạo nên những ý kiến trái chiều.

Tranh luận về phương án thi vào lớp 10 ở Hà Nội: “Thi 2 môn đã học bạc mặt, xin đừng thêm nữa..."

Đặng Chung |

Những năm trước chỉ thi 2 môn Ngữ văn và Toán, kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội đã được ví là “căng thẳng hơn thi đại học”. Nếu từ những năm sau kỳ thi được đổi mới theo hướng thi từ 4-6 môn, nhiều phụ huynh không đồng tình vì lo lắng con sẽ phải “bạc mặt” với công cuộc “học để thi”.