Học viện Báo chí ra nội quy mới: Muộn 5 phút coi như nghỉ học, dùng điện thoại trong lớp 4 lần bị đình chỉ 1 năm

Nguyễn Hà |

Sinh viên đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do, sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học 4 lần bị đình chỉ học 1 năm… đây là những nội quy mới mà Học viện Báo chí Tuyên truyền đưa ra tạo nên những ý kiến trái chiều.

Kỷ luật mới của Học viện Báo chí Tuyên truyền

Học viện Báo chí Tuyên truyền vừa ra thông báo về việc thực hiện quy chế đối với giảng viên, sinh viên các lớp đào tạo đại học chính quy.

Về nội quy trên lớp, giảng viên lên lớp muộn 10 phút thì buổi học đó bị tính là giảng viên bỏ giờ không lý do.

Sinh viên đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do. Giờ giải lao, sinh viên vào muộn sẽ bị tính một buổi nghỉ học không phép.

Nội quy mới của Học viện Báo chí Tuyên truyền. Ảnh: Welcome to AJC 2018
Nội quy mới của Học viện Báo chí Tuyên truyền. Ảnh: Welcome to AJC 2018

Trong giờ học, giảng viên và sinh viên tuyệt đối không được sử dụng điện thoại di động. Những buổi học có sự tương tác và truy cập tài liệu mà phải dùng điện thoại, giảng viên phải báo trước với Ban quản lý đào tạo.

Khi các bộ phận chức năng đi kiểm tra, phát hiện có sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học thì giảng viên và sinh viên phải cùng chịu trách nhiệm trước nhà trường. Sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học 1 lần sẽ bị khiển trách, 3 lần sẽ cảnh cáo trước toàn trường và 4 lần thì sẽ bị đình chỉ 1 năm học.

Từ ngày 4.9.2018, trừ ngày thứ 7 và Chủ nhật, Học viện sẽ đóng tất cả các cổng phụ trong thời gian như sau: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h; buổi chiều từ 13h30 đến 17h. Trong thời gian này, cán bộ công chức, người lao động và sinh viên đến trường đi qua cổng chính.

Nhiều ý kiến trái chiều

Chia sẻ về những nội quy mới mà nhà trường đưa ra, nhiều sinh viên không khỏi “choáng váng”, đặc biệt là những quy định vô cùng khắt khe về thời gian và còn bị cấm đi cổng sau. Một số sinh viên cho rằng vào giờ sáng sớm, cổng trước bãi xe của Học viện rất đông, luôn trong tình trạng tắc đường khiến việc lên lớp đúng giờ là rất khó.

Q.H – sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền - chia sẻ, đối với sinh viên trường Báo thì quy định về thời gian như thế là hơi gắt, nhiều bạn ở xa nên chuyện đi muộn là rất có thể xảy ra. Việc cấm sử dụng điện thoại cũng vô lý vì khi học cần thêm rất nhiều thông tin, ví dụ chỉ cần search (tìm kiếm) một số điều trên mạng thôi mà giảng viên cũng phải xin phép thì không hợp lý.

Một sinh viên khác cho biết, giờ là bậc đại học nên thoáng quy định hơn bậc phổ thông. Việc sử dụng điện thoại di động vào việc riêng là không tốt nhưng với nhiều môn học rất cần sự hỗ trợ của Internet ở những tình huống không cố định, nếu mỗi lần muốn sử dụng lại phải xin phép ban quản lý đào tạo quả thật là rất khó khăn cho sinh viên.

Trong khi đó, nhiều ý kiến lên tiếng đồng tình ủng hộ với nội quy mới này, cho rằng nội quy mới ban hành của Học viện Báo chí Tuyên truyền có thể nói rất nghiêm khắc, nhưng cần thiết. 

Phạt để răn đe, có khổ lần sau mới nhớ và không tái phạm. Những nội quy được cho là khắc nghiệt của Học viện Báo chí Tuyên truyền mục đích muốn sinh viên chú tâm và nghiêm túc trong học tập.

Chấn chỉnh kiểu học đại học “nhàn nhã”

Lý giải về nội quy mới có phần khắt khe với sinh viên, PGS.TS Trương Ngọc Nam - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, nội quy, quy chế được đưa ra xuất phát từ thực tế, thái độ học tập của sinh viên, đi học muộn, bỏ giờ, bỏ lớp khá nhiều, nhà trường đã có cơ chế, chế tài xử lý nhưng vẫn không giảm.

Theo PGS.TS Trương Ngọc Nam, trường đặt quy định khắt khe về việc sử dụng điện thoại di động trong giờ học do hiện nay nhiều sinh viên sử dụng điện thoại di động không phải vì mục đích học tập.

“Tôi đã trực tiếp đi kiểm tra 3 buổi và thấy tình hình rất nghiêm trọng, tôi đã phê bình một số giáo viên quản lý giờ học không tốt. 1/3 sinh viên (nhất là ở cuối lớp) sử dụng điện thoại mà cô vẫn cứ giảng” – PGS.TS Trương Ngọc Nam cho biết.

Thực chất việc sử dụng mạng Internet phục vụ cho học tập nhà trường rất khuyến khích, có những môn học đòi hỏi sinh viên phải truy cập ngay.

Tuy nhiên, các môn nhiều lý thuyết nhiều nhất cũng chỉ chiếm 75% số giờ lên lớp, đa số thời gian cho sinh viên tự học và nghiên cứu. Nhà trường có wifi khắp nơi, học sinh có thể truy cập bằng máy của nhà trường hay bằng máy của các em ngoài giờ giảng, còn trong giờ giảng phải tập trung nghe giảng và trao đổi với thầy cô chứ không phải thầy đang giảng mà sinh viên lại cắm cúi tra tài liệu.

Về phương pháp giáo dục thì không được phép như thế, trừ khi có yêu cầu của giảng viên trong giờ học là các em phải truy cập để trao đổi thảo luận và đó là trách nhiệm của các thầy.

Siết chặt kỷ luật nhà trường

Theo PGS.TS Trương Ngọc Nam, một thực tế cho thấy, nhiều em ở cấp phổ thông học tập rất vất vả để vào được đại học, “nhưng khi vào đại học rồi thì rất nhàn nhã, từ “nhàn nhã” này rất đau lòng” – ông Nam chia sẻ.

Nhà trường hàng năm vẫn tổ chức đối thoại với sinh viên, đối thoại cán bộ quản lý, lớp trưởng lớp phó quán triệt tinh thần là phải thực hiện đúng quy chế, mục tiêu làm việc là vì các em.

“Mục tiêu nhà trường không phải là bao nhiêu % tốt nghiệp mà là bao nhiêu % có việc làm sau tốt nghiệp.

Làm gì cũng phải siết chặt kỷ luật nhà trường, nghiêm minh để đảm bảo môi trường sinh thái tốt nhất cho sinh viên học tập để đảm bảo chất lượng. Rất nhiều phụ huynh cũng tán thành. Một ngôi trường nhênh nhang, vớ vẩn, muốn học thì học muốn chơi thì chơi thì họ sẽ không bao giờ chấp nhận cho con vào học" - PGS.TS Trương Ngọc Nam khẳng định.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Những nội quy “lạ”, làm khó học sinh: Like facebook có trách nhiệm, nam-nữ không ngồi gần nhau

Bích Hà |

Mỗi trường học ở Việt Nam đều có những bản nội quy để điều chỉnh hành vi của người học, rèn giũa tính kỷ luật cho học sinh. Việc ban hành nội quy là cần thiết, tuy nhiên, cũng có những quy định làm khó người học.

Nội quy “thép” của trường Lương Thế Vinh: Thêm một “kẽ hở” quản lý?

QUANG ĐẠI |

Dư luận tiếp tục “sốc” với những quy định của trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) mới ban hành: Học sinh đi học muộn quá 5 phút sẽ không được vào lớp và phải phạt lao động công ích. Vậy, Bộ GDĐT quy định vấn đề này như thế nào?

Bật mí bản nội quy nghiêm khắc của trường Lương Thế Vinh

HUYÊN NGUYỄN |

Các quy định “cứng” của nhà trường có thể kể đến như không nhuộm tóc, đi học muộn quá 5 phút phải lao động công ích suốt thời gian một tiết, học sinh có biểu hiện gian dối khi mời phụ huynh đến trường sẽ bị đình chỉ...

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Những nội quy “lạ”, làm khó học sinh: Like facebook có trách nhiệm, nam-nữ không ngồi gần nhau

Bích Hà |

Mỗi trường học ở Việt Nam đều có những bản nội quy để điều chỉnh hành vi của người học, rèn giũa tính kỷ luật cho học sinh. Việc ban hành nội quy là cần thiết, tuy nhiên, cũng có những quy định làm khó người học.

Nội quy “thép” của trường Lương Thế Vinh: Thêm một “kẽ hở” quản lý?

QUANG ĐẠI |

Dư luận tiếp tục “sốc” với những quy định của trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) mới ban hành: Học sinh đi học muộn quá 5 phút sẽ không được vào lớp và phải phạt lao động công ích. Vậy, Bộ GDĐT quy định vấn đề này như thế nào?

Bật mí bản nội quy nghiêm khắc của trường Lương Thế Vinh

HUYÊN NGUYỄN |

Các quy định “cứng” của nhà trường có thể kể đến như không nhuộm tóc, đi học muộn quá 5 phút phải lao động công ích suốt thời gian một tiết, học sinh có biểu hiện gian dối khi mời phụ huynh đến trường sẽ bị đình chỉ...