Nỗi nhớ con trở thành tình cảm đặc biệt với các em học sinh vùng cao

Hoài Luân |

Vượt đường sá xa xôi, nén nỗi nhớ gia đình, đem tình yêu thương và tri thức tới các em nhỏ... nhiều năm qua, các giáo viên trẻ đã gắn bó nhiều năm với điểm trường vùng cao Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) như vậy.

Vượt đường xa, hiểm trở mang chữ đến vùng cao

Suốt 5 năm qua, dù phải lặn lội đường xa, hiểm trở, các giáo viên tại điểm trường Canh Tiến vẫn luôn vượt khó, cùng nhau mang con chữ đến với trẻ em vùng cao.

 
Giáo viên ở điểm trường Canh Tiến phải thuê xuồng để đi lại. Ảnh: Hoài Luân

Điểm trường Canh Tiến nằm trong một ngôi làng gần như biệt lập với bên ngoài, muốn đến được điểm trường này, các giáo viên phải thuê xuồng để qua, mỗi lượt có giá từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Theo người dân địa phương, muốn vào được điểm trường này thì có thể đi đường sông hoặc đường núi. Đường sông thì phải đi xuồng hơn 10km, đường núi thì phải đi bộ băng qua giữa rừng khoảng chừng 3 giờ đồng hồ.

Đã 5 năm giảng dạy tại điểm trường này, cô Võ Thị Kiều Trinh đã quen với việc phải dậy rất sớm vào mỗi sáng thứ 2 để chuẩn bị quần áo, thức ăn… cho cả 1 tuần để mang đến trường.

Cô Trinh chia sẻ: Nếu tuần nào mà gạo hay thức ăn hết sớm thì dân làng ở đây họ cho. Các em cũng quý thầy cô giáo ở đây, nhà các em có cái gì thì mang đến cho thầy cô cái đó, thường thì các em hay cho: Cá, gạo, rau củ... để giáo viên ăn đến hết tuần.

 
Cô Trinh ân cần chỉ dạy các em nắn nót viết từng nét chữ. Ảnh: Hoài Luân 

“Mùa khô thì tôi phải đi đường núi, nhiều đoạn qua suối nên phải đẩy bộ. Nữ thì đi xe yếu nên qua các đoạn đường hiểm trở rất sợ. Vào mùa mưa thì phải đi xuồng để vào trường, nhiều hôm trời gió mạnh, ngồi trên xuồng sợ lắm vì không biết bơi” – cô Trinh cho hay.

 
Cô Trinh đã bật khóc khi chia sẻ về những giây phút nhớ nhà, nhớ con. Ảnh: Hoài Luân

Cô Trinh bày tỏ: “Lúc tôi lên đây dạy, con tôi chỉ mới được 10 tháng tuổi, nhiều lúc thấy các em nhỏ trong làng chơi đùa thì rất nhớ con. Sau nhiều năm giảng dạy ở đây, tôi có một tình cảm đặc biệt với ngôi làng này”.

Vượt qua nỗi nhớ nhà   

Vừa mới nhận công tác tại điểm trường Canh Tiến được 3 hôm, cô Lâm Như Quỳnh đã có đôi lúc tuổi thân vì nhớ nhà.

“Ngày đầu tiên lên đây tôi hụt hẫng lắm, tôi cũng đã nghe được hoàn cảnh ở đây nhưng không nghĩ nơi này lại khó khăn đến thế. Cả ngày điện thoại không có sóng, không gọi được cho ba mẹ nên rất là buồn, nhiều lúc đã suýt khóc vì nhớ nhà” – cô Quỳnh chia sẻ.

 
Cô Lâm Như Quỳnh chỉ dạy cho các em học sinh. Ảnh: Hoài Luân

Cô Quỳnh cho hay, cuộc sống của người dân ở ngôi làng này rất thiếu thốn, nhất là điện và nước sạch. Hiện nay đã có hệ thống điện năng lượng mặt trời, tuy nhiên nhiều nhà không có điều kiện nên tấm pin năng lượng mặt trời rất nhỏ, không có đủ điện để sử dụng.

“Ở đây, tối đến không có điện nên các em không thể tự học ở nhà, mặt khác, nhiều phụ huynh ở làng này cũng không biết chữ nên cũng không ai chỉ dạy cho các em được. Rất thương” – cô Quỳnh chia sẻ.

 
Giây phút vui tươi, hồn nhiên của các em học sinh vùng cao. Ảnh: Hoài Luân

“Nhiều lần tôi muốn về vì điều kiện quá khó khăn, nhưng vì thấy thương các em nhỏ nên tôi quyết định ở lại để giúp đỡ. Tôi cũng còn trẻ, chưa có gia đình nên sẽ cố gắng ở lại để chỉ dạy cho các em” – cô Quỳnh nói.

Xung phong đến vùng cao giảng dạy

Đã gắn bó với nghề giáo hơn chục năm, thầy Nguyễn Kim Sơn là giáo viên tình nguyện đến điểm trường Canh Tiến để chia sẻ những khó khăn với 2 đồng nghiệp, giúp các em học sinh ở vùng cao không bị bỏ lại quá xa so với những em học sinh ở đồng bằng, thành thị.

 
Thầy Sơn tận tình chỉ dạy cho các em học sinh. Ảnh: Hoài Luân

“Ở đây xa xôi, các em không biết chữ, không có điều kiện được học tập như ở dưới xuôi. Đây cũng là động lực để tôi quyết định xin đến đây công tác, góp chút ít công sức để giúp các em nên người” – thầy Sơn chia sẻ.

Thầy Sơn cũng mong muốn, trong tương lai Nhà nước tạo điều kiện về giao thông, hệ thống điện, công nghệ thông tin để cho những học sinh ở ngôi làng khó khăn này được tiếp cận kiến thức, theo kịp những em học sinh ở đồng bằng.

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Cô giáo dạy Tin học ở vùng cao: Nhìn thấy học sinh thích thú, mọi vất vả đều tan biến

Thiên Hà |

Quảng Ninh - Dù gặp không ít khó khăn trong quá trình di chuyển nhưng hình ảnh cô giáo trẻ miệt mài mang máy tính đi “gieo” công nghệ thông tin đã quá quen thuộc với phụ huynh và học sinh tại các điểm trường của trường Tiểu học Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh).

Những vui buồn của các thầy cô vượt núi gieo chữ nơi vùng cao Bình Định

Hoài Luân |

Bình Định - Dù phải giảng dạy, sinh hoạt trong cảnh thiếu thốn gần như biệt lập với bên ngoài, giáo viên vùng cao luôn vượt khó, cùng nhau mang con chữ đến với trẻ em vùng cao.

Nối ước mơ đến trường của học sinh vùng sâu, vùng xa trên nhịp cầu mới

HỮU CHÁNH |

Tuyên Quang - Ước mơ về một cây cầu kiên cố của các em học sinh xã Vinh Quang (Chiêm Hóa) nay đã trở thành hiện thực. Giờ đây, các em có thể vững tâm đến trường tiếp cận tri thức, hướng đến tương lai tươi sáng hơn.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cô giáo dạy Tin học ở vùng cao: Nhìn thấy học sinh thích thú, mọi vất vả đều tan biến

Thiên Hà |

Quảng Ninh - Dù gặp không ít khó khăn trong quá trình di chuyển nhưng hình ảnh cô giáo trẻ miệt mài mang máy tính đi “gieo” công nghệ thông tin đã quá quen thuộc với phụ huynh và học sinh tại các điểm trường của trường Tiểu học Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh).

Những vui buồn của các thầy cô vượt núi gieo chữ nơi vùng cao Bình Định

Hoài Luân |

Bình Định - Dù phải giảng dạy, sinh hoạt trong cảnh thiếu thốn gần như biệt lập với bên ngoài, giáo viên vùng cao luôn vượt khó, cùng nhau mang con chữ đến với trẻ em vùng cao.

Nối ước mơ đến trường của học sinh vùng sâu, vùng xa trên nhịp cầu mới

HỮU CHÁNH |

Tuyên Quang - Ước mơ về một cây cầu kiên cố của các em học sinh xã Vinh Quang (Chiêm Hóa) nay đã trở thành hiện thực. Giờ đây, các em có thể vững tâm đến trường tiếp cận tri thức, hướng đến tương lai tươi sáng hơn.