Nỗi buồn mang tên "Tết của giáo viên mầm non tư thục"

Tường Vân |

Thất nghiệp liên tục nhiều tháng, năm nay, giáo viên mầm non tư thục phải đón một cái tết buồn không lương, không thưởng.

"Tay trắng về quê ăn tết"

Cô Nguyễn Thị Trang - giáo viên tại nhóm trẻ mầm non tư thục Gia Linh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhìn lại 1 năm có quá nhiều thử thách, khó khăn cho giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên mầm non tư thục.

Yêu nghề, cố bám trụ với nghề, kể từ khi trường học đóng cửa vào cuối tháng 4, cô Trang đã phải làm đủ nghề như: trông trẻ tại nhà, giúp việc, bán hàng online,…với hy vọng bám trụ tại Hà Nội cho đến khi trường học được mở cửa trở lại. Cả năm đi làm vất vả nhưng số tiền tích lũy của cô Trang không nhiều. Số tiền vài triệu đồng được cô chia làm 2 phần, 1 để về quê ăn tết cùng gia đình, phần còn lại để qua tết, quay trở lại Hà Nội tiếp tục công việc.

“Dịch bệnh, giáo viên mầm non tư thục chúng tôi đều phải nghỉ làm và kiếm việc khác cầm hơi. Thu nhập không ổn định, nhiều bạn bè đồng nghiệp phải chạy vạy vay mượn tiền sinh hoạt phí. Cuối năm, tôi thấy mình vẫn còn may mắn vì không phải nợ. Tết thì trở về với bố mẹ chứ cũng không sắm sửa được gì” – cô Trang chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Ngọc – giáo viên tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội ngậm ngùi chia sẻ, tết năm nay có lẽ là cái tết buồn tủi và đáng nhớ nhất trong quãng thời gian gần 10 năm cô lăn lộn với nghề.

Trường mầm non “cửa đóng then cài” dài ngày khiến cuộc sống nhiều giáo viên mầm non tư thục gặp vô vàn khó khăn. Ảnh: Anh Thư
Trường mầm non “cửa đóng then cài” dài ngày khiến cuộc sống nhiều giáo viên mầm non tư thục gặp vô vàn khó khăn. Ảnh: Anh Thư

“Mình bắt đầu theo nghề vì yêu trẻ. Thời điểm mới ra trường, mức lương thấp, lại phải làm 10 tiếng/ ngày nhưng mình cũng không bao giờ oán thán, kêu ca. Thế nhưng, chưa bao giờ mình tưởng tượng có ngày rơi vào cảnh bi đát như hiện nay" - cô Ngọc buồn bã nói.

Suốt thời gian nghỉ dịch, do mang bầu bé thứ hai và phải trông con lớp 2 học trực tuyến nên cô Ngọc đành chấp nhận ở nhà. Cả gia đình 4 người chỉ trông chờ vào đồng lương công nhân ít ỏi của chồng.

Tính ra, mỗi tháng, chồng cô tăng ca cũng được khoảng gần 10 triệu đồng nhưng phải chi đủ thứ: tiền nhà trọ, điện nước, ăn uống,... Chưa kể, mỗi lần con ốm đau lại phải chạy vạy mượn tiền khắp nơi.

"Tiền sinh hoạt hàng tháng còn không đủ, nhiều lúc muốn mua quần áo mới, đồ ăn ngon cho con còn phải căn ke, tính toán. Tết năm nay, phải nói là chúng tôi “tay trắng về quê”" - Cô Ngọc thở dài.

Đợi ngày học sinh được đến trường

Trong thời gian nghỉ dịch, hầu hết các giáo viên mầm non đã có công việc tạm thời khá ổn định, tuy nhiên, vì yêu nghề, các cô vẫn mong có thể quay lại trường sau Tết.

"Tết năm nay, tôi chẳng có mong ước gì ngoài việc học sinh được sớm trở lại trường, giáo viên có việc làm và có thu nhập đều hàng tháng. Hy vọng ra tết, học sinh từ khối 7-12 đi học ổn định, thành phố sẽ cho phép trường mầm non mở cửa trở lại" - cô Ngọc bày tỏ nguyện vọng.

Bà Nguyễn Thị Hậu - Chủ tịch Hội đồng Trường Liên cấp Mầm non - Tiểu học - THCS Capitole (Sóc Sơn, Hà Nội) chia sẻ rằng, năm nay, dù dịch bệnh khó khăn, nhà trường vẫn cố gắng để có chút quà động viên, chia sẻ phần nào khó khăn với các thầy cô trong dịp tết năm nay.

"Cô nào cũng có quà và một chút tiền mừng ngày tết từ nhà trường, dù khó khăn đến mấy nhà trường vẫn cố gắng huy động nguồn lực lo cho các cô, những ai khó khăn quá thì cho ứng ít lương trước, khi nào đi làm trở lại thì gửi lại sau, các cô cũng đều đi làm thêm các công việc khác để chờ được mở cửa trường học" - bà Hậu nói.

Mong ước lớn nhất lúc này của bà Hậu cũng như rất nhiều giáo viên mầm non tư thục hiện nay là sang năm mới, học sinh sẽ được đến trường và cô giáo sẽ được đi làm trở lại, ổn định thu nhập để duy trì cuộc sống. 

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Trường học xây dựng "kịch bản" đón học sinh trở lại trường sau Tết

Vân Trang |

Hà Nội - Sau Tết Nguyên đán (ngày 8.2), học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 học trực tiếp. Phương án này được nhiều phụ huynh và giáo viên đồng tình.

Dạy cho học sinh yêu hơn Tết cổ truyền

Tường Vân |

Cứ mỗi dịp tết đến, người lớn luôn trong tâm thế hoài niệm về những nét đẹp truyền thống văn hóa xưa thì trong mắt trẻ nhỏ, Tết chỉ đơn giản là thời điểm được nghỉ học, vui chơi, mặc quần áo đẹp và được nhận phong bao lì xì. Chính vì vậy, đã có nhiều trường học quan tâm đến việc giáo dục ý nghĩa ngày Tết cổ truyền cho con trẻ, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa, lan tỏa, giáo dục cho học sinh về đạo lý truyền thống tốt đẹp.

Giáo viên mầm non tư thục không hy vọng về thưởng Tết

ANH THƯ |

Trường học đóng cửa, nhiều giáo viên của trường mầm non tư thục đã phải rẽ ngang, tìm công việc khác để có nguồn thu nhập. Một năm khó khăn của ngành, các cô giáo không còn ngóng trông khoản thưởng Tết.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hà Nội: Trường học xây dựng "kịch bản" đón học sinh trở lại trường sau Tết

Vân Trang |

Hà Nội - Sau Tết Nguyên đán (ngày 8.2), học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 học trực tiếp. Phương án này được nhiều phụ huynh và giáo viên đồng tình.

Dạy cho học sinh yêu hơn Tết cổ truyền

Tường Vân |

Cứ mỗi dịp tết đến, người lớn luôn trong tâm thế hoài niệm về những nét đẹp truyền thống văn hóa xưa thì trong mắt trẻ nhỏ, Tết chỉ đơn giản là thời điểm được nghỉ học, vui chơi, mặc quần áo đẹp và được nhận phong bao lì xì. Chính vì vậy, đã có nhiều trường học quan tâm đến việc giáo dục ý nghĩa ngày Tết cổ truyền cho con trẻ, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa, lan tỏa, giáo dục cho học sinh về đạo lý truyền thống tốt đẹp.

Giáo viên mầm non tư thục không hy vọng về thưởng Tết

ANH THƯ |

Trường học đóng cửa, nhiều giáo viên của trường mầm non tư thục đã phải rẽ ngang, tìm công việc khác để có nguồn thu nhập. Một năm khó khăn của ngành, các cô giáo không còn ngóng trông khoản thưởng Tết.