Nguy cơ từ áp lực học hành và sự rời rạc trong các mối quan hệ

Hoa Quý |

Chỉ trong thời gian ngắn, liên tục xảy ra các vụ tự tử thương tâm ở trẻ vị thành niên mà nguyên nhân được cho là áp lực học hành, mâu thuẫn trong các mối quan hệ,... gây bàng hoàng, ám ảnh cho tất cả chúng ta. Đó là câu chuyện đau lòng không một ai muốn nhắc lại, muốn nghĩ tới. Nhưng chúng ta không nên né tránh, mà cần nhìn nhận đúng để không phải đón nhận một lần nào nữa những nỗi đau tương tự.

Áp lực học hành là một nguyên nhân. Vẫn biết áp lực sẽ tạo nên kim cương nhưng trước hết phải giáo dục và trang bị cho trẻ bản lĩnh đón nhận và ứng xử trước áp lực.

Ưu tú là điều hướng tới, có thể là khát khao cháy bỏng của một số học sinh, thậm chí phụ huynh. Tuy nhiên, được có mặt trên đời mới là món quà quý giá, là đặc ân mỗi chúng ta được ban tặng một lần duy nhất. Phải biết giữ lấy đặc ân và hướng tới khát khao. Nếu nhầm lẫn, đảo lộn giữa hai giá trị này tất yếu sẽ xảy ra điều đáng tiếc.

Vậy thì, trường học, thầy cô, cha mẹ cần tinh tế, tỉ mỉ để để đặt con vào áp lực của sự trưởng thành từ từ và phù hợp thay vì tạo nên một áp lực cực đoan vô cảm. Chúng ta sẽ phải trả giá.

Sự rời rạc trong các mối quan hệ, đặc biệt là với người thân, cha mẹ, bạn bè, thầy cô cũng là một nguy cơ tiềm tàng nhiều bất trắc. Khi trẻ không được lắng nghe, không được sẻ chia, không được cảm thông, chúng sẽ rất cô đơn. Và khi đơn độc lựa chọn thái độ và cách phản ứng, hành xử, sự non nớt, bồng bột, yếu đuối, tuyệt vọng sẽ điều khiển chúng. Non nớt thì dại dột.

Trẻ cần một sinh quyển an toàn bằng cuộc sống cân bằng và đầy đủ yêu thương, quan tâm. Trẻ cần nhận thức được giá trị cốt lõi của cuộc sống. Trẻ cần lấy thái độ biết ơn làm gốc cho mọi hành xử và lựa chọn.

Cha mẹ đừng mải mê mong ước nào mà quên đi việc con được sống bình thường trên đời, bên mình mỗi ngày là điều quan trọng nhất và hạnh phúc nhất. Trường học phải là ngôi nhà thứ hai tin cậy và ấm áp của con. Những năm tháng trẻ thơ là để con được ngắm nhìn và tận hưởng cuộc đời đẹp như cổ tích với những tiếng cười trong veo không ẩn ức, muộn phiền. Chúng ta hãy luôn luôn nghĩ về và ưu tiên cho điều đó.

Trẻ cần những ngôi trường thấu hiểu và nâng niu từng cá tính. Trường học không chỉ để dạy kiến thức mà còn là nơi trẻ được trang bị những kỹ năng sinh tồn, kỹ năng mềm, kỹ năng quản trị, lãnh đạo bản thân, làm chủ cảm xúc; được trải nghiệm và cảm nhận vẻ đẹp muôn màu và phong phú của cuộc sống, được hạnh phúc và cảm nhận sự an toàn trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh, bè bạn, thầy cô…

Ở chiều ngược lại, điều quan trọng nhất; con cần hiểu "biết ơn" là thái độ con phải ghi nhớ mỗi ban mai tỉnh giấc, mở mắt nhìn cuộc đời. Trong số vô vàn những điều con cần phải biết ơn thì tối thiểu nhất là biết ơn cha mẹ đã cho con được có mặt trên đời. Không điều gì có thể sánh với sự vĩ đại của tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái.

Và mỗi người cha, người mẹ thì có một ngôn ngữ yêu thương, một cách yêu thương và thể hiện tình yêu thương khác nhau. Khi nỗi đau xé da xẻ thịt để sinh thành một hình hài làm nên hạnh phúc của người mẹ; thì những kì vọng, nhắc nhở, bảo ban thậm chí là mắng nhiếc cũng chỉ là muốn những điều tốt đẹp nhất cho con.

Cha mẹ cũng có thể sai và khi đó cũng cần được tha thứ. Những chia sẻ thẳng thắn, chân thành sẽ là chìa khóa giải tỏa mọi khúc mắc, cô đơn; biết lắng nghe sẽ nhìn ra giải pháp. Đủ yêu sẽ hiểu, đủ hiểu sẽ bao dung, bao dung được sẽ luôn thấy mình thanh thản, bình yên, hài lòng, hạnh phúc. Hãy chọn là một đứa trẻ hạnh phúc - đừng là kẻ phán xét mẹ cha cực đoan, một chiều - sẽ chỉ là biểu hiện của sự đòi hỏi và ích kỷ.

Tất cả chúng ta hãy cùng nhau tìm đến đến điểm đồng quy bằng tình yêu thương, lòng biết ơn, sự vị tha và tấm chân tình. Bất kỳ ai, dù người lớn hay trẻ thơ đều cần sự bình yên và niềm vui sống bằng những thấu hiểu, cố kết và gắn bó.

Hoa Quý
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội cho học sinh lớp 1-6 đi học trực tiếp từ ngày 6.4

Tường Vân |

Hà Nội cho học sinh tiểu học và lớp 6 đến trường học trực tiếp thuộc 30 quận huyện thị xã đi học trực tiếp từ ngày 6.4.

Đặt áp lực học hành cho con: Tạo động lực hay tác dụng ngược?

Dương Anh |

Phải học thật tốt, thành tích thật giỏi, thi đỗ trường chuyên, lớp chọn là những điều cha mẹ luôn mong muốn con mình phải đạt được. Thế nhưng những áp lực đó đôi khi có thể đem lại tác dụng ngược.

GS Ngô Bảo Châu: “Có một thời gian tôi bị khủng hoảng chuyện học hành”

Huyên Nguyễn |

GS Ngô Bảo Châu cho biết đã có những lúc ông bị khủng hoảng chuyện học hành hay muốn đi ngủ thay vì làm việc. Tuy nhiên, cần tìm cách vượt qua những khó khăn đó để có những cơ hội mới.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hà Nội cho học sinh lớp 1-6 đi học trực tiếp từ ngày 6.4

Tường Vân |

Hà Nội cho học sinh tiểu học và lớp 6 đến trường học trực tiếp thuộc 30 quận huyện thị xã đi học trực tiếp từ ngày 6.4.

Đặt áp lực học hành cho con: Tạo động lực hay tác dụng ngược?

Dương Anh |

Phải học thật tốt, thành tích thật giỏi, thi đỗ trường chuyên, lớp chọn là những điều cha mẹ luôn mong muốn con mình phải đạt được. Thế nhưng những áp lực đó đôi khi có thể đem lại tác dụng ngược.

GS Ngô Bảo Châu: “Có một thời gian tôi bị khủng hoảng chuyện học hành”

Huyên Nguyễn |

GS Ngô Bảo Châu cho biết đã có những lúc ông bị khủng hoảng chuyện học hành hay muốn đi ngủ thay vì làm việc. Tuy nhiên, cần tìm cách vượt qua những khó khăn đó để có những cơ hội mới.