Sinh viên gặp áp lực khi học trực tuyến, lo học phí, mâu thuẫn gia đình

Huyên Nguyễn |

Dịch COVID-19 khiến sinh viên chịu áp lực tâm lí về học trực tuyến, nỗi lo lắng khả năng đóng học phí. Ngoài ra còn có mâu thuẫn với gia đình, làm việc quá sức. Đáng chú ý, 48% sinh viên cảm thấy bản thân nhiều thiếu sót, tự ti và mơ hồ về mục đích sống của bản thân trong thời gian dịch bệnh.

Sinh viên chịu áp lực học tập trực tuyến cao nhất

Đại học Quốc gia TPHCM đã công bố kết quả nghiên cứu về sự tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên trong hệ thống. Nghiên cứu do Trường ĐH Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM thực hiện, khảo sát với tất cả 37.150 sinh viên.

Thời gian tiến hành từ ngày 18.10 đến ngày 25.10 trên nền tảng trực tuyến bao gồm 6 nội dung: Việc giảng dạy và đánh giá sinh viên trực tuyến; Tâm thần và sức khỏe của sinh viên trong giai đoạn COVID-19; COVID-19 và quan điểm của sinh viên về nghề nghiệp; COVID-19 và tài chính cá nhân, gia đình; Ý kiến về các chính sách hỗ trợ người học.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài - Thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, có có 17.969 nữ (48,4%) và 19.181 nam (51,6%) tham gia khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy, trong các áp lực tâm lí mà sinh viên phải chịu thì vấn đề áp lực học tập trực tuyến được ghi nhận cao nhất (65,1%). Sinh viên có xu hướng lo lắng về việc này, cả vì lí do trang thiết bị và căng thẳng liên quan đến đại dịch.

Ngoài ra còn vì sự mất đi nề nếp của trường học cùng những khoản hỗ trợ chính thức hoặc không chính thức, cũng như đặc biệt lo lắng về sự an toàn khi phải sống trong môi trường, hoàn cảnh khó khăn hoặc nguy hiểm. Ngoài ra, còn có áp lực tâm thần đáng kể khác lên sinh viên là nỗi lo lắng khả năng đóng học phí (58,9%); có mâu thuẫn với gia đình trong vấn đề thấu hiểu (27,7%) hay làm việc quá sức (27,1%).

 

Khảo sát đã ghi nhận sự thiếu tập trung hoặc không có hứng thú trong học tập, sinh hoạt là vấn đề mà đa số các sinh viên mắc phải (chiếm 56,8%). Bên cạnh đó là tỉ lệ sinh viên mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều (chiếm 56,2%).

Đáng chú ý, 48% sinh viên được khảo sát thừa nhận đã cảm thấy bản thân nhiều thiếu sót, tự ti và mơ hồ về mục đích sống của bản thân trong thời gian dịch bệnh.

Ngoài ra cũng xảy ra các vấn đề như mất nhận thức thoáng qua, có những hành vi vô thức, hay quên cũng như sự thay đổi tính tình trở nên cáu gắt, buồn rầu, lo lắng không rõ lý do, tương ứng là 36,5% và 35,7%.

Vấn đề ngại tiếp xúc với người khác (kể cả người thân) cũng tồn tại trong 26,7% sinh viên được khảo sát bên cạnh các vấn đề về tiêu hóa chiếm 26,3%.

 

Từ số liệu thu được, cuộc khảo sát đã cho thấy rối loạn giấc ngủ và thiếu định hướng trong học tập và cuộc sống chính là vấn đề phổ biến ở một bộ phận sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM trong thời gian dịch bệnh bên cạnh những vấn đề về hành vi và sức khỏe khác.

Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, COVID-19 đã làm trầm trọng hơn những vấn đề và áp lực tâm thần ở sinh viên. Những biện pháp hỗ trợ đặc biệt là các hoạt động giao lưu và các hoạt động tương tác là cần thiết, đặc biệt trong thời gian sinh viên học trực tuyến. Ngoài ra, những sinh viên nữ, sinh viên gặp khó khăn về tài chính hay những sinh viên có cha mẹ mất vì COVID-19 là những đối tượng cần được trợ giúp nhất về mặt tâm thần.

Chỉ ra một số vấn đề lưu tâm về sức khỏe tâm thần của sinh viên trong giai đoạn dịch COVID-19, nhóm nghiên cứu cho rằng Đại học Quốc gia TPHCM nói chung và các cơ sở giáo dục thành viên nói riêng nên có những biện pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có một cuộc sống tâm thần tốt để tiếp cận chương trình học một cách tối ưu. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 4 biện pháp giúp tăng cường sức khỏe tinh thần cho sinh viên.

 

Đó là cần khai thác tốt những dịch vụ chăm sóc đời sống tâm thần cho sinh viên để khắc phục những hậu quả về mặt phi vật chất do dịch bệnh gây ra. Đồng thời, cần triển khai nhanh, trên diện rộng những chính sách hỗ trợ tài chính, gia hạn và tặng học bổng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên gặp khó khăn vì COVID-19 yên tâm học tập.

Mặt khác nhóm nghiên cứu mong muốn có các chương trình giao lưu trực tuyến để sinh viên tương tác và trò chuyện cùng mọi người; mở các chương trình học thuật giúp sinh viên học tập và rèn luyện kỹ năng mềm như tập thể dục, nấu ăn, chơi nhạc cụ, để giúp sinh viên hòa nhập, giảm thiểu tác động xấu về tâm thần do COVID-19 và giãn cách gây ra.

Cuối cùng, nhóm cho rằng cần tuyên truyền rộng rãi, khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động cộng đồng để khắc phục và giảm thiểu các hậu quả tâm thần do đại dịch COVID-19 gây ra.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Những lưu ý đặc biệt cho người đã từng mắc COVID-19

Huyên Nguyễn |

Những triệu chứng hậu COVID-19 có thể kéo dài 2-4 tuần, thậm chí là 3-6 tháng hoặc lâu hơn nữa. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả khó lường.

Kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính không đồng nghĩa với khỏi bệnh

Huyên Nguyễn |

Có những bệnh nhân không thể ngủ được vì mỗi lần nhắm mắt lại nghe thấy tiếng của máy thở, tiếng báo động…, thậm chí nghĩ tới tự tử. Đây là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn lo âu, rối loạn suy nghĩ sau điều trị COVID-19 mà bệnh nhân có thể gặp phải.

Học sinh TPHCM được hỗ trợ học phí cao nhất là 200.000 đồng/tháng

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Học sinh TPHCM được hỗ trợ học phí từ 30.000 - 200.000 đồng/tháng trong học kỳ 1.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Những lưu ý đặc biệt cho người đã từng mắc COVID-19

Huyên Nguyễn |

Những triệu chứng hậu COVID-19 có thể kéo dài 2-4 tuần, thậm chí là 3-6 tháng hoặc lâu hơn nữa. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả khó lường.

Kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính không đồng nghĩa với khỏi bệnh

Huyên Nguyễn |

Có những bệnh nhân không thể ngủ được vì mỗi lần nhắm mắt lại nghe thấy tiếng của máy thở, tiếng báo động…, thậm chí nghĩ tới tự tử. Đây là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn lo âu, rối loạn suy nghĩ sau điều trị COVID-19 mà bệnh nhân có thể gặp phải.

Học sinh TPHCM được hỗ trợ học phí cao nhất là 200.000 đồng/tháng

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Học sinh TPHCM được hỗ trợ học phí từ 30.000 - 200.000 đồng/tháng trong học kỳ 1.